Kinh tế Việt Nam vững vàng trong “giông bão”
Kinh tế Việt Nam đã và đang trở lại đà tăng trưởng cao. Ảnh: S.T |
Giữ ổn định trong thế giới biến động
Ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: Doanh nghiệp thực hiện đúng quy định sẽ được hỗ trợ để phát triển bền vững Hiện nay, quy mô thị trường chứng khoán đang dần tiệm cận và cân bằng hơn với quy mô thị trường tín dụng ngân hàng, góp phần đưa thị trường tài chính ngày càng phát triển theo hướng cân bằng hơn giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, giữa thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu, góp phần quan trọng vào cơ cấu lại nợ công của Chính phủ. Quy mô của thị trường vốn tăng trưởng bình quân 28,5%/năm giai đoạn 2016-2021, đạt 134% GDP vào năm 2021, gấp 3,5 lần quy mô năm 2015, trong đó quy mô vốn hóa thị trường có nhiều tương đương 92,8% GDP năm 2021; quy mô thị trường trái phiếu 40,7% GDP. Trong đó, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu Chính phủ bảo lãnh là 22,7%, và trái phiếu doanh nghiệp là 16,4%. Tuy nhiên, hiện nay, việc phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp cũng phát sinh nhiều rủi ro, bất cập. Bộ Tài chính đã chỉ đạo thành lập một sàn giao dịch cho trái phiếu phát hành riêng lẻ, đây là điều giúp minh bạch hóa và công khai hóa lên. Những vụ việc vừa qua xảy ra đối với một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ đã bị xử lý nghiêm. Đó là những bài học cảnh tỉnh cho những doanh nghiệp, nhưng cũng nhấn mạnh là những doanh nghiệp làm tốt, chúng ta vẫn phải khuyến khích để làm sao thúc đẩy thị trường này lên. Thời gian tới, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ nghiên cứu báo cáo Bộ Tài chính để kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội rà soát tổng thể quy định tại Luật Chứng khoán, bao gồm phạm vi phát hành ra công chúng, phát hành riêng lẻ, khái niệm nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và các quy định về xử lý vi phạm trên thị trường... Trong đó, ưu tiên phát triển nhà đầu tư dài hạn như các quỹ đầu tư, quỹ hưu trí tự nguyện, doanh nghiệp bảo hiểm. Những hành vi thao túng phải được xử lý nghiêm minh. Doanh nghiệp thực hiện đúng quy định sẽ được hỗ trợ để phát triển bền vững. Ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng, Bộ Tài chính: Cần tăng cường các quy định làm rõ hơn phạm vi trách nhiệm của các bên tham gia thị trường Việc phát hiện và xử lý các sai phạm trên thị trường cổ phiếu và trái phiếu trong thời gian qua là động thái rất phù hợp, mang tính cảnh báo răn đe và tăng luận cứ để giúp cải thiện tính minh bạch thông tin. Tuy nhiên, về giải pháp lâu dài cần tăng cường các quy định làm rõ hơn phạm vi trách nhiệm của các bên tham gia thị trường, quy định rõ trách nhiệm công bố thông tin giữa các bên. Thậm chí, Bộ Tài chính cũng đang cân nhắc yêu cầu việc phát hành trái phiếu riêng lẻ cũng cần phải có xếp hạng tín nhiệm. Hiện quy định mới chỉ yêu cầu phát hành ra công chúng là cần xếp hạng tín nhiệm từ đầu năm 2023. TS.Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh: Một nền kinh tế có nội lực mạnh sẽ thúc đẩy nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, không để đứt gãy các chuỗi cung ứng… là yêu cầu đặt ra với Việt Nam và có ý nghĩa hết sức quan trọng để bảo đảm nền kinh tế không bị phụ thuộc, chi phối lớn bởi bên ngoài. Một nền kinh tế có nội lực mạnh sẽ thúc đẩy nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, trong khi hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả sẽ tạo tiền đề để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Thực tế tư duy “đi tắt, đón đầu” và những lợi ích của Cách mạng công nghiệp 4.0 nếu được tận dụng tốt cũng chính là một trong những cách thức giúp chúng ta có được độc lập, tự chủ nhờ hội nhập. Với nền kinh tế Việt Nam, cải thiện nội lực gắn với bản chất của công cuộc cải cách, đó là năng lực thể chế, bên cạnh mở rộng không gian phát triển, năng lực quản trị của doanh nghiệp, cá nhân. Quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình phát triển chính là hàm ý cải thiện năng lực nội sinh, năng lực tự chủ của nền kinh tế Việt Nam. Đó là các nỗ lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thu hút vốn FDI có chất lượng, nâng giá trị gia tăng trong quá trình xuất nhập khẩu, tham gia chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, để tăng khả năng chống chịu và cải thiện năng lực nội sinh của nền kinh tế, Việt Nam cần ổn định kinh tế vĩ mô và sự lành mạnh của hệ thống tài chính tiền tệ, cùng cải cách, giám sát, vận dụng tốt chính sách tài khóa, tiền tệ. Chính sách tài chính tiền tệ cần tạo được “tấm đệm” nguồn lực. Song song đó, cấu trúc nền kinh tế khi chuyển dịch đủ đa dạng, đủ uyển chuyển, làm sao đa dạng hoá được, vừa học hỏi kết nối được giảm thiểu rủi ro, quan tâm tới những mặt hàng chiến lược như giai đoạn vừa qua là an ninh lương thực. Ngoài ra, cần tạo dựng hệ thống an sinh xã hội kết hợp với văn hoá yêu thương chia sẻ. Muốn làm được phải chủ động được về hàng hóa cơ bản như năng lượng, lương thực, thực phẩm, thiết bị y tế, để khi cần huy động có thể thực hiện được. T.D (ghi) |
Thông tin tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 (diễn ra ngày 5/6), Ban Kinh tế Trung ương cho biết, trong hai năm qua, nền kinh tế Việt Nam phải đối diện với hàng loạt khó khăn chưa có tiền lệ do đại dịch Covid-19 gây nên. Tăng trưởng kinh tế dưới 3%, thấp nhất trong 30 năm trở lại đây; hàng triệu người lao động bị mất việc làm; hàng ngàn doanh nghiệp phải tạm dừng sản xuất để chống dịch; ngành du lịch, vận tải, nhà hàng khách sạn và nhiều ngành khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng; thị trường vốn và thị trường bất động sản có những biến động bất thường; nợ xấu trong hệ thống ngân hàng có nguy cơ tăng trở lại.
Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chuyển sang trạng thái “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đã có những kết quả đáng ghi nhận, kinh tế Việt Nam đang tiếp tục dần trở lại quỹ đạo tăng trưởng nhanh như trước đại dịch. Kinh tế quý 1/2022 đã quay trở lại đà tăng trưởng cao, đạt trên 5%. Các lĩnh vực xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng đều tăng mạnh, niềm tin của người các nhà đầu tư tăng mạnh.
Thông tin về việc điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ của Việt Nam thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, chính sách tài khóa của nước ta trong năm qua điều hành tốt, linh hoạt. Điển hình qua đợt chống dịch, bổ sung nguồn lực, kinh phí cho phòng, chống dịch, tiêm vắc xin cho tất cả người dân. Đây là một thành công lớn. Lĩnh vực tài khóa chúng ta đã thực hiện trong năm 2021, vượt thu ngân sách 16%, bội chi ngân sách giữ ở mức 3,41%...
Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, chính sách tài khóa, tiền tệ đã tạo sức mạnh cho doanh nghiệp, đảm bảo tiết kiệm chi thường xuyên để tạo thêm nguồn lực, đảm bảo chống dịch thành công. Năm 2022, Chính phủ tiếp tục duy trì linh hoạt 3 yếu tố đột phá về xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển đổi số, cải cách hành chính và tăng cường thể chế. Cùng với việc thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa như giảm thuế, phí, giãn hoãn nợ thuế, tiền thuê đất… cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và các cá nhân thuộc lĩnh vực ưu tiên đã giúp họ có thêm nguồn lực duy trì, khôi phục sản xuất sau dịch. Cùng với đó tập trung gói kích cầu 347 nghìn tỷ đồng cũng đã tạo cú huých lớn cho khôi phục và phát triển kinh tế kinh tế - xã hội của đất nước.
TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, ví von Việt Nam như "vịnh tránh bão" bởi vẫn giữ được trạng thái ổn định trong một thế giới nhiều biến động; có độ tự chủ, sự chủ động và khả năng chống chịu. Đồng quan điểm, PGS.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đánh giá, thế giới đang trải qua một giai đoạn đầy rủi ro, bất trắc, đang cấu trúc lại. Để Việt Nam trụ hạng trong bối cảnh "giông bão" vừa qua, Chính phủ đã thể hiện bản lĩnh kiên cường, năng lực điều hành "dĩ bất biến, ứng vạn biến", linh hoạt, nhạy bén, quyết đoán trong chính sách và quyết liệt hành động.
Nền kinh tế Việt Nam từng bước phục hồi và thể hiện sức chống chịu cao trước những khó khăn trong thời gian vừa qua cũng đã được các chuyên gia, tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P đã nâng hạng tín nhiệm dài hạn của Việt Nam từ BB lên BB+, ghi nhận nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi vững chắc và dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam khoảng 6,9% với xu hướng dài hạn là 6,5% - 7% từ năm 2023.
Ông Yoshiki Takeuchi - Phó Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đánh giá, nhờ các chính sách quản lý dịch bệnh rất linh hoạt, Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia trên thế giới đã duy trì được tăng trưởng dương năm 2020. Năm 2021, do biến chủng mới Delta lây lan rất nhanh, Việt Nam đã buộc phải áp dụng các biện pháp hành chính nghiêm ngặt và sau đó chuyển hướng kịp thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, nhờ chương trình tiêm chủng hết sức hiệu quả và thành công.
Xây dựng nền kinh tế bền vững
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, kinh tế Việt Nam hiện đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức bởi tác động của đại dịch vừa qua cùng với sự xuất hiện nhiều biến cố mới thuộc về bối cảnh quốc tế, điển hình là xung đột Nga - Ukraine đã và đang đặt ra yêu cầu Việt Nam cần đẩy nhanh hơn, quyết liệt hơn, thực chất và hiệu quả hơn việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả.
Do vậy, yêu cầu đặt ra trong thời gian tới là phải xây dựng nền kinh tế phát triển năng động, nhanh và bền vững, độc lập, tự chủ trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với nâng cao hiệu quả trong hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế. Trong đó, độc lập, tự chủ của nền kinh tế cần được xây dựng trên cơ sở cân bằng và củng cố nội lực, đồng thời phát huy, tận dụng được những cơ hội từ bên ngoài mang tới.
Ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, khuyến nghị Việt Nam tiếp tục đa dạng hóa thị trường; tham gia nhiều chuỗi cung ứng trên toàn cầu; số hóa các quy trình thủ tục hải quan; phát triển kinh tế xanh.
Đề cập về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để phát triển nền kinh tế bền vững, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, trước hết phải tạo môi trường hòa bình, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, ổn định chính trị - xã hội, ổn định môi trường pháp lý, tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng. Chú trọng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà đầu tư, doanh nghiệp, người dân. Đồng thời, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế (thu chi, xuất nhập khẩu, lương thực thực phẩm, năng lượng và lao động). Phối hợp đồng bộ, hiệu quả, linh hoạt các chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khác. Tăng cường năng lực phân tích, dự báo, chủ động các kịch bản, phương án ứng phó phù hợp, kịp thời với những biến động, cú sốc từ bên ngoài.
Ngoài ra, cần tập trung cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng một cách thực chất, hiệu quả hơn, thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Chú trọng xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, các ngành công nghiệp nền tảng, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; phát triển kinh tế đô thị, liên kết vùng, kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo…
Tin liên quan
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đối mặt với nhiều thách thức
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics