Kinh tế Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn
Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Việt Nam. |
Xin bà cho biết bức tranh toàn cảnh, điểm sáng về tình hình kinh tế - xã hội quý 1/2021?
Năm 2021 được xác định là năm hồi phục kinh tế Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng đề ra trong Nghị quyết số 01 của Chính phủ là 6,5%. Tiếp đà phục hồi và tăng trưởng tích cực từ quý 4/2020, kinh tế vĩ mô nước ta tiếp tục ổn định, thời tiết những tháng đầu năm tương đối thuận lợi, dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát tốt là những điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát ở một số tỉnh, thành phố cuối tháng 1 đã đặt ra không ít thách thức trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội.
Trước những thuận lợi và khó khăn đan xen, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngay từ đầu năm đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.
Kết quả tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2021 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 3,68% của quý 1/2020. Bức tranh kinh tế - xã hội trong quý 1 năm 2021 có nhiều gam màu sáng.
Theo đó, hoạt động dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý 1 tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước cho thấy cầu tiêu dùng của người dân đã tăng trở lại; hoạt động xuất, nhập khẩu hồi phục mạnh mẽ, cán cân thương mại hàng hóa quý 1/2021 ước tính xuất siêu 2,03 tỷ USD;có 11 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 76,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Đáng chú ý, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong quý 1 giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước nhưng tổng vốn đăng ký tăng 27,5% do tăng số doanh nghiệp có vốn đăng ký trên 100 tỷ đồng và giảm số doanh nghiệp có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện quý 1/2021 ước tính tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý 1/2021 tăng 0,29%, mức tăng thấp nhất trong 20 năm qua.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được ở trên, tình hình kinh tế quý 1 có những điểm nào cần lưu ý, thưa bà?
Vẫn có những điểm cần lưu ý trong bức tranh kinh tế - xã hội quý 1 như: vẫn xuất hiện những ca lây nhiễm dịch Covid-19 trong cộng đồng. Hoạt động sản xuất công nghiệp chưa thể phục hồi nhanh như trước khi có dịch bệnh.
Các hoạt động sản xuất - kinh doanh, nhất là các ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận tải và du lịch đang tiếp tục bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; Thị trường xuất khẩu chưa thể hồi phục ngay do các nền kinh tế lớn trên thế giới chưa kiểm soát được dịch Covid-19; Tình hình đăng ký doanh nghiệp cho thấy những tác động dai dẳng của dịch Covid-19, trong 3 tháng đầu năm, doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Tuy nhiên đây chủ yếu là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, chọn giải pháp tiếp tục chờ đợi, tạm ngừng hoạt động để xem xét diễn biến của thị trường, tìm kiếm những ý tưởng, hướng đi mới hoặc chờ đợi triển khai các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước rồi mới quyết định tiếp tục kinh doanh hay giải thể doanh nghiệp, chưa “đóng cửa” doanh nghiệp hoàn toàn ở thời điểm này.
Với kết quả tăng trưởng quý 1/2021, xin bà cho biết những giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới để đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2021?
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý 1/2021 đạt 4,58%, cao hơn tốc độ tăng 3,68% của quý 1/2020 và là mức tăng khá trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Dịch bệnh tuy đã cơ bản được khống chế ở Việt Nam nhưng còn diễn biến phức tạp trên thế giới làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng tới các ngành kinh tế nước ta. Trong những quý tiếp theo, kinh tế Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, việc đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% là thách thức lớn, cần sự chung sức, đồng lòng của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân và thực hiện những giải pháp đồng bộ:
Theo đó, trước mắt, cần thực hiện kiểm soát tốt dịch Covid-19, nhanh chóng triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 trên diện rộng nhằm khống chế dịch bệnh, ổn định phát triển kinh tế.
Đồng thời, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng của ngành nông nghiệp bằng việc đẩy mạnh tái đàn lợn, chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng gia cầm và gia súc lớn; tăng cường chỉ đạo sản xuất các cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp thổ nhưỡng và thị trường.
Đẩy mạnh liên kết sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch. Tập trung chỉ đạo phát triển các ngành công nghiệp chế biến sâu, chế biến sản phẩm nông sản, thủy hải sản chủ lực; công nghiệp phụ trợ, sản xuất hàng tiêu dùng, đồng thời áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình sản xuất, chế biến để đạt giá trị gia tăng cao;
Ngoài ra, theo tôi, chúng ta cần tận dụng các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đặc biệt là Hiệp định CPTPP, EVFTA và RCEPT để đẩy mạnh hoạt động xuất, nhập khẩu, nâng cao cơ hội cạnh tranh và nâng cao giá trị của hàng hóa xuất khẩu nhất là các mặt hàng Việt Nam có lợi thế; tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thực hiện các giải pháp doanh nghiệp có thể tiếp cận nhanh chóng, hiệu quả các gói hỗ trợ;
Bên cạnh đó, cần thực hiện quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa trong việc thực thi chính sách tăng tốc độ giải ngân vốn đầu tư công và tăng cường phát triển thương mại điện tử, thúc đẩy hoạt động mua, bán hàng hóa trực tuyến góp phần bảo đảm công tác phòng chống dịch bệnh; Áp dụng khoa học công nghệ 4.0 trong việc kinh doanh và cung cấp dịch vụ, hàng hóa.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
36 tỷ USD kinh tế internet
18:46 | 23/11/2024 Người quan sát
Nâng vị thế nếu Việt Nam không muốn trở thành "xưởng lắp ráp" mới
09:20 | 19/11/2024 Kinh tế
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
16:06 | 23/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics