Kinh tế ASEAN phục hồi, tăng cơ hội xuất khẩu hàng Việt
Sản xuất, kinh doanh hồi phục tích cực | |
Thủ tướng: Huy động mọi nguồn lực phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội | |
Đề xuất 5 nhóm giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội |
Nông, thuỷ sản là nhóm ngành hàng điển hình có nhiều tiềm năng thúc đẩy XK vào thị trường ASEAN thời gian tới. Ảnh: ST |
Xuất nhập khẩu tăng hơn 30%
Theo ông Nguyễn Phúc Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương), ASEAN là thị trường XK đứng thứ 4 của Việt Nam sau Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU). Năm 2020, do tác động từ dịch Covid-19, XNK hàng hoá giữa Việt Nam-ASEAN có giảm nhẹ 6,8% so với năm 2019, đạt 53,6 tỷ USD. Tuy nhiên, năm 2021, thương mại Việt Nam-ASEAN đã phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam-ASEAN trong 10 tháng năm 2021 đạt 56,6 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2020, cao hơn mức tăng trưởng XNK trung bình của Việt Nam với thế giới là 22,6%.
Bà Trần Lê Dung, Tham tán thương mại Việt Nam tại Malaysia cho rằng, hàng Việt XK vào thị trường Malaysia nói riêng, ASEAN nói chung vẫn còn nhiều thách thức về vấn đề chất lượng sản phẩm. Thời gian tới, DN phải thay đổi tư duy, nâng cao chất lượng sản phẩm, quan tâm nhiều hơn tới các sản phẩm hữu cơ nhằm khai thác tầng lớp khách hàng trung lưu. DN Việt cũng nên học hỏi cách đóng gói, hình thức bao bì… từ các DN Trung Quốc, Thái Lan, Australia… |
ASEAN có lợi thế là thị trường gần gũi giúp DN tiết kiệm chi phí vận chuyển, lưu kho bãi. DN cũng được chọn phương thức vận chuyển hàng hóa như vận tải đường biển, đường bộ, hàng không. “Tới đây, các nước ASEAN đẩy nhanh triển khai các biện pháp phục hồi kinh tế sau đại dịch như các cam kết về mở cửa thị trường, đảm bảo các chuỗi cung ứng, thuận lợi hóa thương mại sẽ là điều kiện hết sức thuận lợi để các DN Việt Nam khai thác hơn nữa tiềm năng khu vực thị trường này, trong đó điển hình là các thị trường Thái Lan và Singapore”, lãnh đạo Vụ Thị trường châu Á-châu Phi đánh giá.
Thái Lan là đối tác thương mại lới nhất của Việt Nam tại khu vực ASEAN. Bà Trần Thị Thanh Mỹ, Tham tán thương mại Việt Nam tại Thái Lan cho biết: 10 tháng năm 2021, theo Cơ quan Hải quan Thái Lan, tổng kim ngạch XNK của quốc gia này đạt trên 443 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước, trong đó NK đạt trên 221 tỷ USD, tăng 31,3%. Mặt hàng NK chủ yếu của Thái Lan là nguyên liệu đầu vào, nhiên liệu phục vụ sản xuất trong nước. Đây là dấu hiệu cho thấy ngành sản xuất Thái Lan phục hồi mạnh sau ảnh hưởng dịch Covid-19.
“Hiện nay, Việt Nam là đối thác thương mại lớn thứ 2 của Thái Lan trong khu vực ASEAN và thứ 5 trên thế giới. Thương mại song phương phát triển mạnh. 10 tháng năm 2021, Việt Nam XK sang Thái Lan đạt 49,6 tỷ USD, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm trước. Mặt hàng tăng trưởng cao là dầu thô, xăng dầu, quặng, than đá, kim loại, thuỷ sản… Việt Nam và Thái Lan còn nhiều tiềm năng đẩy mạnh hợp tác thương mại. Mặt hàng có nhiều tiềm năng nhất là thực phẩm, thuỷ sản, một số sản phẩm nông sản thế mạnh của Việt Nam như hạt điều, cà phê, tiêu, rau củ…”, bà Trần Thị Thanh Mỹ nói.
Ngoài Thái Lan, trong ASEAN, Singapore cũng là thị trường hàng hoá Việt Nam có nhiều cơ hội đẩy mạnh XK thời gian tới. Bà Trần Thu Quỳnh, Tham tán thương mại Việt Nam tại Singapore cho biết, Singapore NK đa dạng, không muốn phụ thuộc NK quá nhiều vào Malaysia, Trung Quốc nên nhu cầu tìm kiếm nhà XK mới từ Việt Nam ngày càng gia tăng. “Hiện nay, Singapore rất quan tâm tới vấn đề hợp tác sản xuất lương thực, thực phẩm tại Việt Nam để XK sang Singapore bởi nước này đặt mục tiêu tự chủ 30% lương thực vào năm 2030”, bà Trần Thu Quỳnh cho biết.
Dành sự quan tâm đúng mức cho thị trường
Nhận định việc XK sang ASEAN là bước đầu để hàng hóa Việt Nam tiếp tục thâm nhập các thị trường khác yêu cầu cao hơn và “khó tính” hơn, ông Nguyễn Phúc Nam cũng cho rằng, đến nay vẫn còn nhiều DN chưa dành sự quan tâm đúng mức cho thị trường này hoặc chưa nắm bắt được thông tin về thị trường cụ thể, nhất là từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Nhằm ứng phó với dịch bệnh cũng như phục hồi kinh tế, hỗ trợ sản xuất trong nước, các nước ASEAN đã ban hành nhiều chính sách, quy định mới liên quan đến kinh tế thương mại, XNK, thông quan, phòng dịch, ảnh hưởng đến hàng hóa XK của Việt Nam. Đáng lưu ý, một số quy định về phòng dịch có thể thay đổi rất nhanh, đột ngột, gây khó khăn cho DN nếu như không nắm bắt được thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác. Đây là những điều DN cần đặc biệt lưu ý.
Với thị trường Singapore, theo bà Trần Thu Quỳnh sản phẩm của Việt Nam còn rất kém cạnh tranh về giá so với sác sản phẩm cùng loại của Malaysia, Trung Quốc, Indonesia... DN vừa và nhỏ Việt Nam cũng ít quan tâm đến công tác giới thiệu sản phẩm.
“Bên cạnh đó, các DN Việt chưa dành nhiều quan tâm cũng như nguồn lực thích đáng cho việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường, cơ hội ngành hàng. Để tồn tại được, DN không thể bỏ qua khâu nghiên cứu thị trường. Thương vụ Việt Nam tại Singapore cũng như các thị trường khác sẵn sàng giúp DN nghiên cứu thông tin về đối thủ cạnh tranh cũng như cơ cấu thị trường”, bà Trần Thu Quỳnh nhấn mạnh.
Bà Trần Thị Thanh Mỹ đặc biệt lưu ý các DN XK vấn đề rủi ro cao trong bối cảnh dịch bệnh không thể trao đổi trực tiếp với đối tác. Thời gian gần đây, Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan nhận được kiến nghị cao gấp 2, 3 lần so với trước dịch liên quan đến tình trạng DN gặp lừa đảo cả 2 chiều XK và NK. Trong đó nhiều hơn là trường hợp DN Việt Nam bị lừa đảo khi ký đơn hàng NK nông sản, giấy A4 từ Thái Lan. “Khi nào DN có các giao dịch cảm giác không thực sự yên tâm, không xác minh được, DN có thể trao đổi với Thương vụ Việt Nam tại các nước để nhận được sự hỗ trợ kịp thời như xác minh DN, tư vấn giảm thiểu tối đa rủi ro DN có thể gặp”, bà Trần Thị Thanh Mỹ nói.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lào Cai hướng tới trung tâm logistics cửa khẩu hàng đầu cả nước
14:41 | 21/11/2024 Hải quan
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics