Kinh doanh phim: Cần sân chơi công bằng!
Mới đây, Netflix tuyên bố ra mắt giao diện tiếng Việt nhằm phục vụ tốt hơn cho khán giả Việt. Nhiều nhà sản xuất phim Việt nhận định đây là tín hiệu mừng vì sẽ có thêm thị trường phát hành và nguồn đầu tư lớn cho phim Việt trong tương lai. Tuy nhiên, nhiều nỗi lo hiện hữu vì sẽ có sự thiếu công bằng giữa phát hành phim truyền thống với phim nền tảng số, nếu việc thẩm định nội dung và cấp phép công chiếu chỉ áp dụng cho phim lên sóng truyền hình và ra rạp.
Chiếm thị phần tiềm năng
Netflix tuyên bố ra mắt giao diện tiếng Việt với kho nội dung phong phú từ chương trình thiếu nhi, truyền hình, phim có phụ đề hoặc lồng tiếng bản ngữ. Dù đây chỉ là bước đầu, các bản dịch vẫn còn theo hình thức "word-by-word" (từ sang từ) nhưng động thái này của Netflix vẫn khiến nhà sản xuất Việt phấn khởi. Ra mắt tại Việt Nam từ năm 2016 nhưng suốt thời gian dài qua, hãng này chỉ tập trung vào thị phần tiềm năng lân cận mà chưa dồn nguồn lực vào Việt Nam. Lần này cho thấy Netflix chính thức khai thác thị trường giàu tiềm năng này. Hiện ở Việt Nam, hệ thống rạp chiếu phim chỉ mới có ở các thành phố lớn, các tỉnh còn lại hầu như chưa có hệ thống rạp chiếu đáp ứng yêu cầu chiếu phim kỹ thuật mới nên đây là thị phần lớn tiềm năng hứa hẹn mang lại cho Netflix doanh số bất ngờ trong tương lai gần, nhất là khi các doanh nghiệp Việt kinh doanh nền tảng số này vẫn còn nhỏ lẻ, yếu ớt, thị phần chưa đáng kể.
Netflix chính thức khai thác thị trường Việt Nam bằng việc công bố giao diện tiếng Việt. (Ảnh cắt từ màn hình).
"Tôi thấy Netflix ra mắt giao diện tiếng Việt và bước đầu chú tâm đến thị trường Việt là điều rất đáng mừng. Càng nhiều nguồn phát hành, nhà sản xuất như chúng tôi càng có nhiều sự lựa chọn, cơ hội hoàn vốn cũng cao hơn so với trước. Nó phá vỡ thế độc quyền, có lợi cho những người làm nghề, thúc đẩy sáng tạo và khán giả được phục vụ tốt hơn" - nhà sản xuất phim Bích Thủy nhận định.
Phim "Hai Phượng" do Ngô Thanh Vân sản xuất, đóng vai chính được phía Netflix mua khá sớm, tạo thêm nguồn doanh thu cho nhà sản xuất. Ngô Thanh Vân cũng đã tuyên bố trên trang cá nhân Facebook của mình: "Chào mừng Netflix đến Việt Nam. Những dự án sắp đến và còn nhiều cái bắt tay hay ho cho điện ảnh Việt".
Phim Việt về đề tài gia đình: Thành công nhưng chớ vội mừng! | |
‘Vợ ba’ ra mắt tại Việt Nam sau những cuộc ‘chinh chiến’ ở nước ngoài | |
Kiều nữ phim Việt tung hứng trong "Cua lại vợ bầu" |
Cần hành lang pháp lý
Bà Vũ Thị Bích Liên, Giám đốc điều hành Tổ hợp giải trí và Truyền thông Mega GS, tuyên bố không sợ cạnh tranh nếu Netflix đầu tư sản xuất phim nhiều tập ở thị trường Việt. Theo bà, đây là nền tảng trực tuyến nhưng có thu phí nên nếu phim không tốt, thiếu sức hút hoặc phản cảm, không được lòng khán giả thì cũng khó trụ vững. Vì vậy, họ buộc lòng phải tạo ra sản phẩm chất lượng, hợp pháp, phục vụ khán giả nhiệt tình nếu không muốn vướng rắc rối. Nhiều dịch vụ xem phim, truyền hình trên các nền tảng trực tuyến Việt khác như Danet, FPT… cũng không ngại cạnh tranh với Netflix vì cho rằng mỗi đơn vị có thế mạnh riêng. Đáng ngại nhất đối với các trang phim có thu phí hoạt động hợp pháp vẫn là các trang lậu, hoạt động bất hợp pháp, phát hành miễn phí.
Việc Netflix xuất hiện hứa hẹn sẽ dẫn đầu thị trường ngoài rạp chiếu và cũng tạo sự sôi động, tăng cạnh tranh cho thị trường này. Nhưng một khi Netflix chính thức bước vào khai thác thị trường tại Việt Nam đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước cần phải tạo hành lang pháp lý để mang lại sự công bằng cho các bên tham gia. Lâu nay, phim chiếu rạp và truyền hình đều phải qua các khâu duyệt nội dung theo quy định từ phía cơ quan quản lý. Tuy nhiên, phim Việt chiếu trên mạng (còn gọi là web-drama) thông qua các nền tảng YouTube, nền tảng mạng khác đều không qua khâu duyệt cấp phép. Các phim được mua bản quyền của các nước đưa lên nền tảng mạng cũng chưa có quy định cụ thể nào để bảo đảm được duyệt nội dung. Đây là vấn đề trăn trở của người làm nghề lẫn cơ quan quản lý bởi nếu chỉ cấp phép phim chiếu rạp, phim phát sóng truyền hình mà không quản nội dung phim phát trên mạng, đang bùng nổ dữ dội, thu hút lượng lớn người xem thì khó tạo sự công bằng và kiểm soát nội dung sai phạm. Nhiều nhà làm phim sẽ chọn lựa kênh phát hành là mạng xã hội, các nền tảng trực tuyến hơn là ra rạp hoặc lên truyền hình để sản phẩm của họ trọn vẹn, đúng với những gì họ muốn thể hiện.
Trong các hội nghị - hội thảo lấy ý kiến góp ý xây dựng Luật Điện ảnh (sửa đổi) vừa qua, vấn đề quản lý khai thác, phổ biến phim trên môi trường mạng cũng được nhiều người quan tâm. Theo bà Nguyễn Thị Thu Hà, quyền Cục trưởng Cục Điện ảnh, vấn đề khai thác, phổ biến phim trên môi trường mạng, xem phim trên các thiết bị di động cá nhân là những nội dung mới chưa được đề cập đầy đủ. Theo tiến sĩ Ngô Phương Lan, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến và Phát triển điện ảnh Việt Nam, chúng ta cũng cần quan tâm đến hành lang pháp lý cho phim trên mạng. Luật Điện ảnh bổ sung cần nghiên cứu để có chính sách quản lý không chỉ đối với việc phát hành - phổ biến phim theo cách truyền thống mà còn các hình thức phi truyền thống như qua mạng, qua các nền tảng trực tuyến khác. Kiện toàn luật để tạo sân chơi công bằng về pháp lý là cấp thiết nhưng với tốc độ phát triển hiện tại, việc dự báo để các quy định đưa ra có thể đối phó cơ bản với những tình huống phát sinh trong tương lai cũng cần thiết không kém.
Chưa có quy định cụ thể điều chỉnh
Các đơn vị kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền ở Việt Nam đang được quản lý theo Nghị định 06/2016/NĐ-CP của Bộ Thông tin và Truyền thông. Tuy nhiên, nghị định này chưa có quy định cụ thể điều chỉnh đối với các dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam nên đang được điều chỉnh, sửa đổi chờ xem xét, ban hành. Được biết, dự thảo sửa đổi Luật Điện ảnh cũng sẽ thêm các quy định quản lý dịch vụ nội dung cung cấp qua mạng, thiết bị di động. |
Tin liên quan
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí cũng là một phần của môi trường kinh doanh
14:30 | 24/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thực chất cắt giảm giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp
08:59 | 23/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
HLV Trương Việt Hoàng: “Mourinho Việt Nam” và thử thách cực đại trong năm 2021
10:23 | 31/12/2020 Giải trí
2020 – một năm nhiều mất mát của showbiz Việt
08:28 | 31/12/2020 Giải trí
Thời trang thế giới 2020: Thoát khỏi lối mòn để vượt qua khủng hoảng hậu Covid-19
09:08 | 30/12/2020 Giải trí
Top 10 cầu thủ săn bàn tốt nhất năm 2020: Ibrahimovic và Messi “hít khói” Ronaldo
09:07 | 30/12/2020 Giải trí
Ronaldo vượt qua Messi để giật giải “Cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ”
12:23 | 28/12/2020 Giải trí
Thu Hà phía "Hướng dương ngược nắng"
08:15 | 28/12/2020 Giải trí
Dư âm ĐT Việt Nam 2-2 U22 Việt Nam: Điểm sáng Quang Hải, nỗi lo hàng phòng ngự
08:03 | 28/12/2020 Giải trí
Những sự kiện thể thao nổi bật của năm 2020
07:41 | 28/12/2020 Giải trí
Nhiều nghệ sỹ hàng đầu tham gia đêm nhạc "Quy Nhơn Ngày xanh nắng"
21:46 | 27/12/2020 Giải trí
Top 10 thương vụ chuyển nhượng gây ấn tượng nhất năm 2020
15:21 | 26/12/2020 Giải trí
FIFA phân bổ suất dự World Cup nữ 2023: Thử thách cực lớn cho ĐT nữ Việt Nam
15:56 | 25/12/2020 Giải trí
Tiềm năng phát triển thể thao điện tử tại Việt Nam còn rất lớn
15:47 | 25/12/2020 Giải trí
Chuyển đổi số trong thể thao: Xu hướng phát triển tất yếu
13:17 | 24/12/2020 Giải trí
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK