“Kim chỉ nam” cho tín dụng chính sách
Ưu tiên dành nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội Huy động nguồn lực cho tín dụng chính sách Tín dụng chính sách tăng 5,6% trong quý 1/2024 |
Quang cảnh hội thảo. |
Để phục vụ xây dựng Đề án tổng kết Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 2/7, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Ngân hàng chính sách xã hội (CSXH) tổ chức Hội thảo khoa học “Định hướng, nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng CSXH trong bối cảnh mới mới".
Theo Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn, tín dụng CSXH là một giải pháp sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc và phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, góp phần đạt mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực...
Tuy nhiên, bối cảnh, tình hình quốc tế tiếp tục diễn biến nhanh, mạnh, phức tạp và khó lường với nhiều xu hướng mới xuất hiện như kinh tế số, kinh tế xanh... đang tác động nhiều chiều đến nền kinh tế. Vì thế, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, những vấn đề này đặt ra những yêu cầu mới đối với hoạt động của tín dụng CSXH về việc cần phải có những quan điểm mới, giải pháp mới nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tín dụng CSXH.
Tại hội thảo, tham luận của Ban cán sự đảng Bộ Tài chính cho hay, từ nguồn vốn chỉ 7.105 tỷ đồng nhận bàn giao từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Công thương Việt Nam và Kho bạc Nhà nước, đến nay sau hơn 21 năm (tính đến ngày 30/4/2024), tổng nguồn vốn của Ngân hàng CSXH đạt 373.101 tỷ đồng, gấp hơn 52,5 lần so với thời điểm thành lập; tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 346.198 tỷ đồng, chiếm 93% tổng nguồn vốn.
Từ khi thành lập đến nay, nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng CSXH đã hỗ trợ cho gần 6,8 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho hơn 6,9 triệu lao động, gần 4 triệu học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng hơn 19 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn; gần 610 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách...
Để đảm bảo có đủ nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và chính quyền địa phương các cấp luôn quan tâm đến việc huy động và tập trung các nguồn lực giúp Ngân hàng CSXH nâng cao năng lực tài chính, năng lực hoạt động... dưới các hình thức như bố trí ngân sách nhà nước cấp vốn điều lệ, cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý, cấp vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách theo các Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; quy định các tổ chức tín dụng nhà nước duy trì số dư tiền gửi bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam tại thời điểm ngày 31/12 năm trước; có cơ chế cho phép phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; tạo điều kiện cho Ngân hàng CSXH được vay một số nguồn vốn ưu đãi...
Ông Dương Quyết Thắng, Ủy viên HĐQT Ngân hàng CSXH, Tổng giám đốc Ngân hàng CSXH nhấn mạnh, mô hình tín dụng CSXH là mô hình chỉ có tại Việt Nam. Bởi Ngân hàng còn thực hiện cho vay lãi suất “âm”, khi có thời điểm huy động lãi suất 12%/năm nhưng cho vay chỉ 6%/năm. Cùng với đó là triển khai mô hình gần dân, sát dân, vì dân, tiết kiệm chi phí tối đa cho người dân, giúp gói hỗ trợ chính sách được triển khai nhanh chóng.
Nhưng theo các chuyên gia, vẫn còn một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc như một số cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động tín dụng CSXH. Một số chính sách tín dụng có mức vay còn thấp, chậm được điều chỉnh, chưa phù hợp với nhu cầu đầu tư, thực tế diễn biến của giá cả thị trường. Chất lượng tín dụng chưa đồng đều giữa các vùng, địa phương. Nguồn lực thực hiện các chương trình tín dụng CSXH chưa đáp ứng được nhu cầu; cơ cấu nguồn vốn chưa thực sự hợp lý và đảm bảo tính bền vững. Việc lồng ghép, phối hợp giữa các chương trình, dự án kinh tế - xã hội với tín dụng CSXH chưa hiệu quả...
Do vậy, PGS.TS. Lê Thị Thanh Tâm, Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế quốc dân kiến nghị, để nâng cao năng lực hoạt động thì Ngân hàng CSXH cần tăng cường về chuyển đổi số, để tiếp cận khách hàng nhanh chóng với chi phí rẻ hơn đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ.
Cũng về vấn đề này, TS. Nguyễn Tú Anh, Giám đốc Trung tâm Thông tin, Phân tích và Dự báo kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, trong thời gian tới, mạng lưới cho vay phải mở rộng hơn để có thể tiếp cận được những người dân thuộc nhóm “lõi” nghèo, đồng thời cần chú trọng thúc đẩy nhóm người dân đang cận nghèo, vươn lên để thực sự thoát nghèo bền vững. Vì thế, sự lãnh đạo của Đảng cần được tăng cường, để huy động toàn bộ sức mạnh của tất cả các bên.
Tin liên quan
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics