Kiến nghị tháo gỡ nút thắt về vốn tín dụng cho nhà ở xã hội
Theo HoREA, chính sách nhà ở xã hội đã được quy định trong Luật Nhà ở 2014 và Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Trong đó, quy định nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ ngân sách nhà nước, nhưng trên thực tế cho đến nay, người mua, thuê mua nhà ở xã hội, và các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ưu đãi này.
Vừa qua, Nhà nước đã bố trí nguồn vốn ngân sách để thực hiện chính sách nhà ở xã hội cho Ngân hàng Chính sách xã hội 1.262 tỷ đồng/9.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2018-2020 (chỉ đáp ứng khoảng 13% so với yêu cầu của Ngân hàng Chính sách xã hội tại văn bản số 4177/NHCS-KHNV ngày 3/11/2016). Trong đó, riêng năm 2018 Ngân hàng này chỉ được giao 500 tỷ đồng nhưng đến thời điểm này vẫn chưa được giải ngân.
Bên cạnh đó, mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã ký các quyết định về mức lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội là 5%/năm áp dụng trong năm 2018 cho các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định (Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 22/01/2018); về lãi suất cho vay ưu đãi 4,8%/năm trong năm 2018 tại Ngân hàng Chính sách xã hội (Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 3/04/2018); về hướng dẫn mức chênh lệch lãi suất cấp bù cho các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay nhà ở xã hội là 3%/năm, áp dụng trong giai đoạn 2016-2020 (Quyết định số 18/2018/QĐ-TTg ngày 02/04/2018). Tuy nhiên, theo Ngân hàng Nhà nước, đến nay các tổ chức tín dụng được chỉ định chưa được bố trí nguồn ngân sách giai đoạn 2016-2020 cấp bù chênh lệch lãi suất để cho vay nhà ở xã hội.
Từ năm 2016 đến nay, Hiệp hội cũng đã có 8 văn bản kiến nghị tháo gỡ những khó khăn, ách tắc trong việc triển khai, thực hiện chính sách nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở 2014 và Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Trong các văn bản kiến nghị nêu trên, Hiệp hội đã chỉ ra vướng mắc lớn nhất là Nhà nước chưa bố trí nguồn vốn từ ngân sách để thực hiện chính sách nhà ở xã hội, do "danh mục chi thực hiện chính sách nhà ở xã hội" chưa được cập nhật, bổ sung vào Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 ngày 28/8/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về danh mục được ưu tiên sử dụng vốn ngân sách đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 nên trong Nghị quyết chưa có danh mục chi này để Chính phủ có căn cứ thực hiện.
Ngày 28/5/2018 vừa qua Bộ Xây dựng có Văn bản số 1248/BXD-QLN gửi Thủ tướng Chính phủ về việc Bổ sung vốn tín dụng cho lĩnh vực nhà ở xã hội". Trong văn bản này, Bộ Xây dựng cũng nhận định nguyên nhân chính dẫn đến việc phát triển nhà ở xã hội vẫn tiến triển rất chậm, nhiều khó khăn, ách tắc là do nguồn vốn để cấp bù lãi suất cho các tổ chức tín dụng để cho vay thực hiện chính sách nhà ở xã hội thì đến nay vẫn chưa được bố trí và không có nguồn vốn để tiếp tục cho vay sau khi gói tín dụng 30.000 tỷ đồng theo quy định tại Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ đã giải ngân hết vào cuối tháng 12/2016.
Để đảm bảo mục tiêu phát triển nhà ở xã hội đến năm 2020 phấn đấu thực hiện đầu tư xây dụng tối thiểu khoảng 12,5 triệu m2 sàn nhà ở xã hội cho các đối tượng có thu nhập thấp và công nhân lao động tại các khu công nghiệp, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đang triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng đã đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, bổ sung kế hoạch đầu tư công khai giai đoạn 2016-2020 để thực hiện chính sách nhà ở xã hội.
Cụ thể là: Bổ sung vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội 3.000 tỷ đồng để thực hiện cho giai đoạn đến năm 2020; Cấp cho các tổ chức tín dụng theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại văn bản số 9716/NHNN-TCKT ngày 21/12/2016 để bù lãi suất cho vay trong năm 2018 là 3.431 tỷ đồng.
Nhất trí với kiến nghị của Bộ Xây dựng, HoREA đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm xem xét, chỉ đạo giải quyết sớm để tạo điều kiện thực hiện hiệu quả chính sách nhà ở xã hội trong giai đoạn 2018-2020.
Tin liên quan
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics