Kiến nghị điều chuyển vốn để tăng tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Ngày 27/10, tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước.
Quang cảnh phiên thảo luận tại Hội trường, Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Quochoi.vn |
Theo đó, các đại biểu Quốc hội đều nhận định, tình hình kinh tế, chính trị khu vực và thế giới có nhiều biến động phức tạp, khó lường, nhưng nhờ sự chủ động, tích cực phối hợp chặt chẽ của Quốc hội và các cơ quan, doanh nghiệp, nhân dân trong hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội đã phục hồi tích cực và đạt được những kết quả khá quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực, ước cả năm đạt 14/15 chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Việt Nam là một trong số các nước trên thế giới được các tổ chức quốc tế uy tín đánh giá cao việc phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Tuy nhiên, nhận xét về các mặt còn tồn tại và chưa được như kỳ vọng, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (đoàn Bình Thuận) nêu rõ, cơ cấu của một số tổ chức tín dụng còn yếu kém, chưa phát huy hiệu quả, xuất hiện tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, nhất là trong lĩnh vực y tế và giáo dục; kỷ luật, kỷ cương hành chính có lúc, có nơi còn chưa nghiêm; còn một số cán bộ, công chức vi phạm bị xử lý kỷ luật, thậm chí bị xử lý hình sự…
Tương tự, đại biểu Huỳnh Thanh Phương (đoàn Tây Ninh) đánh giá việc triển khai gói hỗ trợ phục hồi kinh tế còn chậm, nhiều thủ tục còn rườm rà, làm hạn chế khả năng tiếp cận của người dân. Giải ngân đầu tư công còn chậm, kỷ luật, kỷ cương giải ngân chưa được đảm bảo.
Theo báo cáo của Chính phủ, ước giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước từ đầu năm đến ngày 30/9/2022 đạt 46,7% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2021 (cùng kỳ năm 2021 đạt 47,38%), tuy nhiên số tuyệt đối giải ngân năm 2022 cao hơn cùng kỳ năm 2021 là gần 34,6 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 16%. Mặc dù tiến độ giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng năm 2022 chưa đạt như kỳ vọng nhưng cũng đã phản ánh tính đặc thù của vốn đầu tư, đó là công tác thanh toán chỉ được đẩy mạnh thực hiện sau khi đã tích lũy được khối lượng thi công hoàn thành. Kết thúc 8 tháng, tỷ lệ giải ngân của cả nước mới đạt 39,15% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, nhưng bước sang tháng 9, chỉ trong vòng 1 tháng, tiến độ giải ngân tháng 9 đạt gần 41 nghìn tỷ đồng, gấp 1,5 lần so với mức giải ngân bình quân 1 tháng trong 8 tháng đầu năm. |
Bàn về giải ngân vốn đầu tư công, đại biểu Nguyễn Đại Thắng (đoàn Hưng Yên) nhận định giải ngân vốn đầu tư công vẫn là điểm nghẽn, chưa được giải quyết hiệu quả, đến hết tháng 9/2022 mới chỉ đạt 46,7%, trong khi giải ngân vốn ODA mới chỉ đạt 15%.
Đại biểu lý giải, nguyên nhân chủ yếu của việc giải ngân chậm là do không có khối lượng hoàn thành để làm cơ sở giải ngân theo quy định, chậm triển khai dự án, thực hiện các thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, chậm điều chỉnh dự án, điều chỉnh hiệp định vay, công tác nghiệm thu, thanh quyết toán. Ngoài ra, còn do chưa thể phân bổ hết kế hoạch vốn đã được giao, chậm nhận được ý kiến của nhà tài trợ…
Do vậy, ông Nguyễn Đại Thắng đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có những giải pháp quyết liệt để các bộ, ngành, địa phương thực hiện kiểm tra, rà soát, giám sát, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong triển khai dự án và giải ngân.
Trong đó, chỉ đạo tập trung đẩy mạnh giải ngân các dự án đầu tư có tiềm năng giải ngân các dự án đã hoàn tất thủ tục đầu tư, công tác đấu thầu, phê duyệt hợp đồng, đối với các trường hợp không có khả năng hoàn thành khối lượng dự án theo tiến độ đặt ra phải cắt giảm chuyển giao kế hoạch vốn đã được giao.
Cũng về vấn đề này, đại biểu Bế Minh Đức (đoàn Cao Bằng) nêu ý kiến cho rằng, các bộ, ngành Trung ương cần sớm ban hành đầy đủ các thông tư hướng dẫn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia để các địa phương có đầy đủ cơ sở triển khai thực hiện.
Vị này cũng nêu rõ, do nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia giao muộn, các văn bản hướng dẫn chưa kịp thời, vốn sự nghiệp giao một số nhiệm vụ quá thời hạn, nên đại biểu đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành cho phép điều chuyển vốn giữa các dự án, tiểu dự án để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn của năm 2022 và cho phép kéo dài thời gian thực hiện nguồn vốn năm 2022 sang năm 2023.
Ngoài ra, đại biểu Bế Minh Đức cũng đề nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành cần quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp luật theo hướng đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo quy định chặt chẽ và được thực thi nghiêm túc để tạo động lực cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có nhiệm vụ triển khai thực hiện các dự án đầu tư công.
Bên cạnh đó, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP Hà Nội) nêu đề xuất, cần tập trung đầu tư dứt điểm các công trình hạ tầng đang dở dang để hạn chế nợ công, hạn chế khởi công mới, dành một phần đầu tư công để đặt hàng, hỗ trợ hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh, phát triển một số ngành trụ cột cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Trong đó có 3 lĩnh vực cần ưu tiên đặt hàng là đường sắt, vận tải biển, công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số quốc gia.
Tin liên quan
Tiếp tục gỡ khó cho Vietnam Airlines, cho phép Pacific Airlines được xóa tiền phạt chậm nộp thuế
22:33 | 30/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quốc hội đồng hành để phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu năm 2025
20:10 | 30/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tiếp tục giảm thuế GTGT 2%, dừng ngay miễn thuế nhập khẩu hàng giá trị nhỏ
19:31 | 30/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ba mục tiêu, bảy nhiệm vụ để ngành logistic bứt tốc
18:44 | 02/12/2024 Kinh tế
Khu thương mại tự do: Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics
21:33 | 01/12/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản gia tăng sức cạnh tranh bằng chất lượng
16:14 | 01/12/2024 Xuất nhập khẩu
Trung Quốc chiếm gần 90% kim ngạch xuất khẩu bột cá của Việt Nam
09:51 | 01/12/2024 Kinh tế
Một số mặt hàng chủ lực bứt phá tại thị trường châu Á-châu Phi
07:16 | 01/12/2024 Kinh tế
Thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), chưa xoá bỏ ngay việc bù chéo giá điện
15:02 | 30/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp FDI xuất siêu 43 tỷ USD
11:58 | 30/11/2024 Kinh tế
Nâng tầm giá trị hàng Việt qua thương mại điện tử
08:13 | 30/11/2024 Kinh tế
Thúc đẩy giao thương Việt Nam - Ba Lan qua các tuyến hàng hải mới
08:09 | 30/11/2024 Kinh tế
Mở đường tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo
20:58 | 29/11/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Chú trọng kết nối logistics với 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL
16:50 | 29/11/2024 Kinh tế
Lần thứ 2 tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 2024 cho các ngân hàng
08:33 | 29/11/2024 Kinh tế
Cú hích mới cho hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam – Ba Lan
16:42 | 28/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ba mục tiêu, bảy nhiệm vụ để ngành logistic bứt tốc
Samsung Việt Nam chiêu mộ thêm các nhân tài công nghệ
Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm
Đôn đốc thu ngân sách các khoản thu liên quan đất đai trong tháng cuối năm
Doanh nghiệp công nghệ Australia khám phá tiềm năng số hóa tại Việt Nam
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn
08:22 | 29/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia