Kiểm soát lạm phát vẫn an toàn trong khe cửa hẹp
Chính phủ đang đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Ảnh: ST |
Dư địa hẹp?
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, CPI bình quân 9 tháng năm 2020 tăng 3,85% so với bình quân cùng kỳ năm 2019. Mức tăng của chỉ số này so với cùng kỳ năm trước do một số nguyên nhân chủ yếu, trong đó, giá các mặt hàng lương thực tăng 4,03% so với cùng kỳ năm trước góp phần làm CPI chung tăng 0,15%. Đặc biệt, giá các mặt hàng thực phẩm tăng 14,31% so với cùng kỳ năm trước làm CPI chung tăng 3,05%. Trong đó riêng giá thịt lợn tăng tới 70,55% đã tác động rất lớn tới chỉ số CPI chung làm CPI tăng 2,39%. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu tác động tới biến động CPI trong 9 tháng.
Bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê cho biết, trong 9 tháng đầu năm, Chính phủ và các bộ, ngành đã có sự nỗ lực rất lớn trong kiểm soát lạm phát, bởi ngay từ đầu năm, lạm phát đã ở cao, trên 6%, tuy nhiên đến thời điểm này là 3,85 %, vẫn dưới mục tiêu đề ra. Trong các kỳ điều hành, Chính phủ đều phải có các giải pháp để bình ổn giá cả thị trường bằng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để giảm thiểu tác động của lạm phát cũng như để làm giảm lạm phát kỳ vọng.
“9 tháng đầu năm dầu thô Brend trên thế giới tăng 37% so với cùng kỳ nhưng trong nước, giá dầu chỉ tăng 22%. Điều này là do liên bộ đã có sự phối hợp điều hành sử dụng quỹ bình ổn giá như một công cụ kinh tế để điều hành tăng - giảm giá trong các thời điểm, không tạo ra sự đột biến, không tạo ra sự tác động lan truyền từ đó giảm lạm phát kỳ vọng”, bà Ngọc nói.
Theo Tổng cục Thống kê, bình quân 9 tháng năm 2020, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản. Điều này phản ánh biến động giá, chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, giá xăng dầu tăng. Theo đánh giá, mục tiêu lạm phát bình quân dưới 4% cả năm 2020 là khả thi khi chỉ số CPI tiếp tục đà giảm. Đơn cử, lạm phát cơ bản tháng 9/2020 giảm 0,02% so với tháng trước và bình quân 9 tháng tăng 2,59% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 2,66% của 8 tháng. Tính chung từ đầu năm, lạm phát cơ bản so cùng kỳ giảm dần từ mức 3,25% trong tháng 1/2020 về mức 1,97% trong tháng 9/2020. Điều này phản ánh kết quả của điều hành chính sách tiền tệ trong 9 tháng đầu năm.
Mặc dù lạm phát vẫn dưới mức 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra, song CPI tăng 3,85% vẫn là mức tăng cao nhất trong 5 năm qua. Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, cùng với mùa mua sắm cuối năm đang đến gần và việc Chính phủ đang đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, việc kiểm soát lạm phát từ nay đến cuối năm đạt mục tiêu dưới 4% vẫn đặt ra những lo ngại. Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, 9 tháng CPI tăng 3,85% là mức cao và dư địa còn lại để kiểm soát lạm phát dưới 4% từ nay đến cuối năm là hẹp. Những tháng cuối năm đầu tư cũng như tiêu thụ hàng hóa thường được đẩy mạnh nên thường làm lạm phát dễ tăng.
Phấn đấu ở mức thấp hơn
Tuy nhiên, chuyên gia Ngô Trí Long cũng cho rằng, không vì thế mà kìm tốc độ lạm phát quá, bởi nếu kìm hãm quá sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng. “Trong bối cảnh này, lạm phát vượt mục tiêu Quốc hội đề ra cũng là điều có thể chấp nhận được”, ông nói.
Dự báo về những yếu tố có thể tác động tới lạm phát trong 3 tháng còn lại của năm 2020, bà Đỗ Thị Ngọc cho biết, chúng tôi nhận thấy một số yếu tố có thể sẽ ảnh hưởng tới kiểm soát lạm phát 2020. Theo đó, giá xăng dầu đang trong diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế thế giới, sau khi các nước nới lỏng cách ly xã hội, nhu cầu sản xuất sẽ tăng trở lại, giá xăng dầu có thể tăng vào cuối năm sẽ tác động gián tiếp đến CPI chung. Bên cạnh đó là giá lương thực, chủ yếu là gạo, có thể tăng nhưng không tăng ở mức cao. Hiện giá gạo xuất khẩu tăng cao so với năm ngoái có thể ảnh hưởng đến giá trong nước. Đồng thời, những yếu tố rủi ro của thiên tai cũng có thể ảnh hưởng tới giá cả các mặt hàng thiết yếu.
“Tuy nhiên ở chiều ngược lại, giá thịt lợn đã giảm và có thể tiếp tục giảm, có thể được giữ ở mức ổn định, góp phần làm ổn định lạm phát. Cùng với đó, điều hành và kiểm soát lạm phát của Chính phủ cũng cho thấy, khả năng đạt mức 4% hoặc dưới 4 % là có thể. Nhưng chúng ta phấn đấu điều hành lạm phát giảm ở mức thấp hơn để mặt bằng giá thấp hơn nữa tạo tiền đề cho điều hành lạm phát năm 2021”, bà Đỗ Thị Ngọc nói.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, với lạm phát ở mức 3,85%, dư địa điều hành từ nay đến cuối năm là 0,15%, trong bối cảnh chỉ còn 3 tháng và đây là những tháng bắt đầu cận kề dịp tết Nguyên đán, do đó mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% là dấu hỏi. Chuyên gia này cho rằng, lạm phát năm 2020 có thể tăng trên 4%, nhưng có thể trong mức độ vừa phải chứ không quá cao. Đáng chú ý, có một số mặt hàng giá cả đã được kiểm soát từ giờ đến cuối năm không có điều chỉnh tăng giá, do đó sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến lạm phát. Yêu cầu kiểm soát lạm phát ở mức độ vừa phải, dưới 4% có thể là khó, nhưng xung quanh mức 4% vẫn là mức độ có thể chấp nhận được của nền kinh tế. "Lạm phát trên 4% là mức cao, tuy vẫn trong tầm kiểm soát của Việt Nam, nhưng đó không phải là tín hiệu vui, đó vẫn là yếu tố đáng lo ngại, phải theo dõi thường xuyên, vì bóng ma lạm phát có thể quay lại bất kỳ lúc nào. Nếu không có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ thì lạm phát năm 2021 sẽ tăng bởi rất nhiều những yếu tố, đặc biệt là dưới những sức ép của năm 2021, như cố gắng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo ra sức ép mở rộng cung tiền sẽ tác động lên lạm phát. Như vậy chỉ số lạm phát 4% vẫn đáng lưu ý", ông Lê Duy Bình nói.
Tin liên quan
Đồng hành cùng DN nông nghiệp công nghệ cao: Định hướng mũi nhọn cho nền kinh tế
10:48 | 27/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tìm “kịch bản” lạc quan cho lãi suất năm 2025
08:49 | 27/12/2024 Kinh tế
TPHCM đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong năm 2025
16:20 | 26/12/2024 Kinh tế
Áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một số sản phẩm tháp điện gió xuất xứ Trung Quốc
16:24 | 26/12/2024 Kinh tế
Thị trường Halal: Cửa đã rộng mở, làm sao để khai thác
06:57 | 26/12/2024 Kinh tế
Linh hoạt, chủ động khi tỷ giá còn nhiều biến động trong năm 2025
07:59 | 25/12/2024 Kinh tế
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
17:09 | 24/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
14:45 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
10:32 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại điện tử dự báo vượt mốc 25 tỷ USD
10:24 | 24/12/2024 Kinh tế
Tuân thủ quy định của từng thị trường để xuất khẩu rau quả thuận lợi
10:20 | 24/12/2024 Kinh tế
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
10:14 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cửa khẩu thông minh: Nền tảng kết nối thương mại hiện đại
09:10 | 24/12/2024 Kinh tế
Cửa khẩu thông minh - “chìa khóa” để Lạng Sơn cất cánh
08:50 | 24/12/2024 Kinh tế
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Đồng hành cùng DN nông nghiệp công nghệ cao: Định hướng mũi nhọn cho nền kinh tế
Liên minh Honda-Nissan liệu có đủ lực để cạnh tranh với nhà sản suất ôtô Trung Quốc?
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu
Nga tuyên bố sẽ hoàn thành mọi mục tiêu ở Ukraine trong năm 2025
Hải quan Quảng Ngãi: Giải đáp nhiều vướng mắc đặc thù cho doanh nghiệp chế xuất
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics