Kiểm soát lạm phát kỳ vọng
Kiểm soát giá tiêu dùng giúp ổn định đời sống người dân trong bối cảnh còn nhiều khó khăn Ảnh: HD |
Ổn định tâm lý và kỳ vọng lạm phát
Trong những văn bản điều hành cũng như phát biểu của lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ Tài chính luôn nhấn mạnh quan điểm về việc cần tiếp tục chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, công khai minh bạch, trung thực thông tin về giá để kiểm soát lạm phát kỳ vọng; hạn chế những thông tin thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng, gây bất ổn thị trường.
Về vấn đề này, ông Phạm Văn Bình, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cũng nêu rõ, cần chú trọng tạo sự đồng thuận trong dư luận đối với công tác điều hành giá của Chính phủ, ổn định tâm lý người tiêu dùng và ổn định kỳ vọng lạm phát.
Một trong những giải pháp để kiểm soát lạm phát, theo chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, các cơ quan liên quan, Chính phủ cần làm tốt công tác truyền thông để tránh việc tạo ra kỳ vọng lạm phát bởi kỳ vọng này có thể đẩy mặt bằng giá tăng lên tại một số thời điểm diễn biến kinh tế thế giới và trong nước bất lợi.
Trên thực tế, kỳ vọng lạm phát trong dân chúng đã và đang xảy ra không ít, nhất là trước những thông tin về tăng lương, tăng giá hay diễn biến thị trường có bất thường. Chẳng hạn, khi có thông tin về tăng giá điện, tăng giá xăng dầu, không ít mặt hàng liên quan thiết yếu đến đời sống người dân cũng “té nước theo mưa” rục rịch tăng theo.
Hay với vấn đề cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024 và sẽ còn tiếp tục điều chỉnh tăng bình quân 7%/năm từ năm 2025 trở đi đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang… thì trong các phiên họp Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội cũng bày tỏ lo ngại sẽ kéo lạm phát lên cao.
Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai (đoàn Hà Nội), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội cho rằng, việc tăng lương phải song hành với kiềm chế lạm phát bởi những năm qua, mức điều chỉnh lương cho cán bộ, công chức, viên chức không theo kịp sự tăng giá các mặt hàng trên thị trường. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2023 có 31% hộ gia đình bị ảnh hưởng của việc giá cả tăng cao. Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai cho rằng, nếu tăng lương mà không áp dụng song hành với các biện pháp kiềm chế lạm phát thì ý nghĩa của việc tăng lương không đảm bảo.
Mới đây nhất, giá vàng đang có những bước tăng đột biến, xô đổ mọi kỷ lục để leo lên mức cao nhất từ trước đến nay, nhưng vẫn có nhiều thông tin cho rằng giá vàng sẽ còn tăng cao nữa, tạo kỳ vọng cho người dân về đà tăng của giá kim loại quý này. Dù giá vàng không nằm trong rổ tính toán chỉ số giá tiêu dùng (CPI) nhưng khi liên tục tăng cao cũng sẽ ảnh hưởng đến các mặt hàng tiêu dùng khác, nhất là mặt hàng vàng trang sức, mỹ nghệ khi hiện đang là cao điểm mùa cưới và mùa mua sắm cuối năm.
Triển khai theo lộ trình và minh bạch về giá
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, CPI tháng 11/2023 tăng 3,46% so với tháng 10 và tăng 3,45% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 11 tháng năm 2023, CPI tăng 3,22% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,27%. Trong mức tăng 0,25% của CPI tháng 11/2023 so với tháng trước, có 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm. Trong đó, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với 2,9%. Nguyên nhân chủ yếu do một số địa phương triển khai áp dụng giá dịch vụ y tế mới.
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, so với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng CPI các tháng đầu năm 2023 có xu hướng giảm dần, từ tháng 7 có xu hướng tăng trở lại, đến tháng 10 thì xu hướng đổi chiều giảm nhưng chậm. Về lạm phát, Tổng cục Thống kê nhận định, bình quân giá xăng dầu trong nước 11 tháng năm 2023 giảm 12,12% so với cùng kỳ năm trước, giá gas giảm 7,5% là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI, nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.
Để kiểm soát lạm phát trong những tháng còn lại của năm 2023 và sang năm 2024, GS.TS. Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, lạm phát của Việt Nam sẽ chịu tác động rất mạnh của lạm phát thế giới, nhưng nhờ sử dụng công cụ về tài chính kết hợp với tiền tệ linh hoạt nên lạm phát được kiểm soát tốt. Vì thế, thời gian tới cần sử dụng công cụ này linh hoạt hơn nữa. GS.TS. Hoàng Văn Cường cũng nêu, việc tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng hay sử dụng các chính sách hỗ trợ về thuế, phí không chỉ giúp kích thích tiêu dùng, thúc đẩy khu vực doanh nghiệp sản xuất mà còn hỗ trợ thị trường yếu tố về giá.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý về kỳ vọng lạm phát khi sang năm 2024, việc điều chỉnh giá một số mặt hàng thiết yếu như dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế… hay diễn biến còn khó lường từ giá lương thực, giá nguyên vật liệu… sẽ ảnh hưởng đến tâm lý nhà sản xuất và người tiêu dùng, từ đó đẩy giá cả thị trường diễn biến bất lợi. Vì thế, nhiều ý kiến đề nghị, các mặt hàng Nhà nước định giá, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình điều chỉnh giá cần được điều chỉnh vào thời điểm phù hợp. Đồng thời, cơ quan quản lý cần tăng cường quản lý, kiểm soát tính minh bạch trong niêm yết giá, điều chỉnh giá.
Tin liên quan
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Kho bạc Nhà nước đảm bảo kiểm soát chi ngân sách đến cuối năm 2024
15:15 | 06/11/2024 Thuế - Kho bạc
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
Thúc đẩy kinh tế tư nhân nhờ nghiên cứu và hợp tác tài chính - kế toán
20:28 | 15/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics