Kiểm soát lạm phát bình quân dưới 4%
Thủ tướng: Kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% | |
CPI 5 tháng tăng 4,39%, cao nhất trong 3 năm gần đây | |
"Điều hành hợp lý, mặt bằng giá cả sẽ từng bước hợp lý hơn" |
Lợn, xăng, gas, gạo “làm khó” CPI
Nhắc đến sự biến động của CPI, không thể không nhắc đến câu chuyện thịt lợn. Chịu “dư chấn” của đợt Dịch tả lợn châu Phi năm 2019, nguồn cung thịt lợn cho thị trường cả nước vẫn chưa thể hồi phục dẫn đến giá thịt bán lẻ tăng cao khó lường. Chính phủ đã nỗ lực, các bộ ngành từ Nông nghiệp, Công Thương đến Tài chính đều căng mình triển khai các giải pháp, thậm chí còn đề nghị doanh nghiệp phát huy tinh thần trách nhiệm với cộng đồng để giảm giá cung ứng sản phẩm song giá thịt lợn vẫn “leo thang” bất chấp mệnh lệnh hành chính. Khảo sát vào sáng 16/7/2020, giá thịt cả nước vẫn duy trì khoảng 81.000-92.000 đồng/kg, giảm 20% so với thời điểm cao nhất vào tháng 4/2020, song vẫn chưa thể về mức 60.000 đồng/kg như kỳ vọng của Thủ tướng Chính phủ và đang có xu hướng nhích lên.
PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia kinh tế, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính: Nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu trở lại trạng thái hoạt động bình thường mới sau đại dịch Covid-19, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật về giá, đẩy nhanh việc xây dựng và điều chỉnh các định mức kinh tế - kỹ thuật để làm cơ sở xác định giá hàng hóa, dịch vụ cho các loại hình của dịch vụ y tế, giáo dục, xã hội theo đúng lịch trình. Tính đúng, tính đủ chi phí thực hiện vào giá và lộ trình cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập. Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai xây dựng và số hóa Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá, thực hiện kết nối thông tin giữa các cơ quan quản lý giá của các bộ, ngành và các địa phương trong cả nước nhằm cung cấp thông tin về giá chính xác, kịp thời trên tinh thần có cơ sở lịch sử, cơ sở khoa học. Đối với các hàng hóa được mua sắm bằng tiền từ nguồn NSNN, hàng hóa dự trữ quốc gia, hàng hóa, dịch vụ phục vụ công ích, cần được kiểm tra tính xác thực, tính đầy đủ và chính xác. Với những hàng hóa, dịch vụ có thể đấu thầu, cần tổ chức đấu thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ công ích để đảm bảo tính cạnh tranh, tính hiệu quả và công bằng.
|
Diễn biến "trồi sụt" tương tự cũng được ghi nhận với giá của 3 mặt hàng quan trọng là xăng dầu, khí LPG và gạo. Sau khi đã giảm sâu trong quý 1, giá xăng dầu đã tăng trở lại theo diễn biến của giá thế giới, cụ thể đã tăng 4 đợt liên tục trong tháng 5, tháng 6. Tương tự, giá khí LPG (gas) trong nước cũng hạ thấp rồi bắt đầu tăng trở lại từ tháng 5. Mặt hàng gạo vẫn nằm trong xu hướng tăng do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 trên thế giới vẫn còn phức tạp dẫn đến nhu cầu đối với mặt hàng này trên thế giới vẫn tăng, là tác nhân tác động làm tăng giá gạo xuất khẩu. Bên cạnh đó, nhu cầu về một số loại vật tư y tế, thuốc phòng và chữa bệnh phục vụ trong nước và xuất khẩu vẫn ở mức cao nên giá các mặt hàng này có xu hướng tăng nhẹ.
Nhìn nhận khách quan có thể thấy, tình trạng của 4 mặt hàng quan trọng nói trên (xăng dầu, gas, thịt lợn, gạo) “làm khó” CPI chủ yếu là do chịu ảnh hưởng từ các yếu tố cung cầu thay đổi do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19. Phân tích kỹ hơn, mặt bằng giá tăng cao vào tháng 1 chủ yếu do yếu tố quy luật dịp lễ tết, sau đó chuyển xu hướng giảm trong các tháng tiếp theo do nhu cầu thị trường thấp trong thời điểm dịch bệnh và dần hồi phục trở lại mức bình thường khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát trong tháng 5 và tháng 6. Tình trạng này được phản ánh "trung thực" trên chỉ số CPI 6 tháng đầu năm. So với tháng trước liền kề, CPI của tháng 1 tăng cao ở mức 1,23%, tháng 2 giảm 0,17%, tháng 3 giảm 0,72%, tháng 4 giảm mạnh 1,54%, tháng 5/2020 giảm 0,03%, CPI tháng 6/2020 tăng 0,66%. Tính chung, CPI bình quân giảm dần từ mức cao 6,43% về mức 4,19% trong 6 tháng đầu năm, dần tiệm cận với chỉ tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 4% do Quốc hội và Chính phủ đề ra.
Sự "thấp thỏm" này được dự báo là sẽ tiếp tục trong 6 tháng cuối năm. Báo cáo với Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá đầu tháng 7/2020, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết, mặt bằng giá cả thị trường vẫn đang chịu nhiều áp lực lớn.
Dự báo giá xăng dầu thế giới trong những tháng còn lại năm 2020 sẽ có những diễn biến phức tạp, khó lường và nhiều khả năng sẽ tiếp tục xu hướng tăng do nhu cầu dầu mỏ trên thế giới dự báo sẽ phục hồi khi các quốc gia đang dần nới lỏng các biện pháp cách li xã hội và khôi phục sản xuất, đồng thời OPEC+ đã đạt thỏa thuận gia hạn cắt giảm sản lượng đến hết tháng 7/2020. Tuy nhiên, tình hình bất ổn tại Mỹ, biến động địa chính trị gần đây trên thế giới và sự lo ngại về làn sóng bùng phát dịch Covid-19 lần thứ hai tại một số quốc gia cũng là những yếu tố tâm lý có thể tác động đến mặt bằng giá.
Cùng với đó, việc xem xét điều chỉnh khung giá trần dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa sẽ làm giá dịch vụ hàng không bình quân tăng 4,69% khiến CPI chung tăng 0,003%. Giá nhóm dịch vụ giáo dục (học phí) tiếp tục tăng trong năm 2020 theo lộ trình sẽ tác động vào CPI chung khoảng 0,35%. Việc kê khai giá bộ sách giáo khoa lớp 1 đã thực hiện trong tháng 3 sẽ tác động vào CPI tháng 8, tháng 9 khi chuẩn bị bước vào năm học mới. Mức tác động của việc tăng giá sách giáo khoa lớp 1 sẽ làm CPI năm 2020 tăng khoảng 0,02 – 0,04%.
Ngoài ra, thời tiết nắng nóng kéo dài cũng khiến nhu cầu sử dụng điện, nước sạch sinh hoạt tăng; nhu cầu du lịch, vui chơi, giải trí; rủi ro về thiên tai và thời tiết bất lợi. Tất cả các yếu tố trên có thể làm tăng giá cục bộ một số mặt hàng thiết yếu tại những địa phương bị ảnh hưởng. Song, ở chiều ngược lại, Bộ Tài chính cũng chỉ ra một số yếu tố có thể giúp giá cả “hạ nhiệt”. Ví dụ như giá điện cơ bản được giữ ổn định; giá thóc gạo chịu các tác động trái chiều do tác động từ Hiệp định EVFTA tạo động lực tích cực cho việc xuất khẩu gạo; giá thịt lợn có thể giảm do nguồn cung thịt lợn đang được bổ sung; giá các mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm trên thị trường cơ bản ổn định;....
Sẽ ban hành nhiều văn bản quan trọng
Để giải được bài toán kiểm soát lạm phát, công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát 6 tháng cuối năm 2020 sẽ cần một nỗ lực lớn, thận trọng, linh hoạt và chủ động. Trong đó, tiếp tục bám sát diễn biến cung cầu, thị trường, giá cả để có giải pháp bình ổn thị trường phù hợp, nhất là đối với một số mặt hàng thiết yếu. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát bình quân dưới 4%, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối.
Đặc biệt, các bộ, ngành và địa phương cần kiểm soát chặt chẽ đối với công tác kê khai giá, tránh tình trạng lợi dụng tăng giá bất hợp lý; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về giá và kiểm soát chặt chẽ yếu tố hình thành giá đối với các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, hàng hóa, dịch vụ mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước, hàng hóa, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công,…
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, từ nay đến cuối năm, cơ quan này sẽ chủ trì soạn thảo, tham mưu cho Bộ Tài chính trình các cấp có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng liên quan đến công tác điều hành giá, nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về giá. Cơ quan quản lý giá cũng sẽ tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; kiểm soát chặt chẽ yếu tố hình thành giá đối với các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, hàng hóa, dịch vụ mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ việc kê khai giá của doanh nghiệp; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Nhận định dư địa kiểm soát lạm phát từ nay đến cuối năm tương đối thuận lợi, song PGS.TS Nguyễn Thị Mùi - thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia lưu ý cần thận trọng vì xu hướng tăng giá cuối năm còn lớn, từ giá điện đến giá hàng tiêu dùng thiết yếu như thịt lợn, giáo dục, y tế… Theo bà Mùi, vấn đề cốt lõi trong điều hành giá, đặc biệt là giá các hàng hoá nông sản là phải kiểm soát quyết liệt hơn ở khâu trung gian. Nhiều mặt hàng đang có mức chênh lệnh rất lớn giữa giá đầu vào và đầu ra, dù giá thu mua giảm nhưng giá bán ra vẫn không giảm. Giá bị đội lên ở khâu trung gian quá nhiều, khiến các biện pháp điều hành giá bị giảm hiệu lực.
Bên cạnh đó, vị chuyên gia này cũng đề nghị chú trọng vấn đề truyền thông. "Truyền thông phải rõ ràng, ngắn gọn, chuẩn xác. Nói ít, nhưng dễ hiểu, mọi vấn đề đều phải truyền thông ngắn gọn, sắc nét, quan trọng là người dân hiểu được thì sẽ an lòng dân, an sinh xã hội, tăng niềm tin vào các chủ trương đường lối của Nhà nước" - bà Mùi nói.
TS. Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính, Học viện Tài chính: Đầu năm 2020, dự báo CPI trong năm nay sẽ tăng trung bình khoảng 3,5% (+/-0,5%). Trong 6 tháng đầu năm 2020, có 2 diễn biến bất ngờ ảnh hưởng mạnh đến tốc độ tăng của chỉ số CPI. Một mặt, giá thịt lợn không những không giảm mà còn tăng lên mức hơn 100.000 đồng/kg và trở thành nguyên nhân chính khiến giá thực phẩm trong 6 tháng đầu năm nay tăng tới 14,28% so với cùng kỳ năm ngoái, từ đó gây áp lực lên chỉ số giá CPI tổng thể. Tuy nhiên, mặt khác, do dịch bệnh Covid-19, giá dầu (WTI) trên thị trường thế giới đã giảm mạnh từ mức trung bình khoảng 57 USD/thùng trong quý 4/2019 xuống còn trung bình khoảng 27 USD/thùng trong quý 2/2020. Việc giá xăng dầu giảm mạnh đã khiến chỉ số giá giao thông giảm trung bình 9,26% trong 6 tháng đầu năm nay và cân bằng phần lớn các tác động tiêu cực từ việc giá thịt lợn bị neo ở mức cao. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 cũng khiến cho lạm phát cơ bản trong 6 tháng đầu năm tăng chậm hơn, ở mức trung bình 2,81% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả là, đến nay, tốc độ tăng CPI trung bình trong 6 tháng đầu năm 2020 chỉ ở mức 4,19%, hơi cao hơn một chút so với mức mục tiêu đặt ra là 4%. Về triển vọng, với việc lạm phát so với cùng kỳ năm trước hiện chỉ ở mức 3,17%, mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4% trong năm 2020 sẽ đạt được nếu CPI trong các tháng còn lại của năm tăng trung bình dưới 0,6%/tháng. Điều này hoàn toàn khả thi bởi áp lực lạm phát trong 6 tháng cuối năm sẽ không quá lớn. Thứ nhất, do kinh tế thế giới chưa thể phục hồi hoàn toàn trong nửa cuối năm 2020 nên giá dầu sẽ khó tăng mạnh. Nhiều khả năng giá dầu (WTI) sẽ xoay quanh mức 40 USD/thùng trong thời gian tới nếu dịch bệnh Covid-19 được các nước khống chế thành công. Thứ hai, giá thịt lợn, cho dù có thể không giảm mạnh như mong đợi, nhưng cũng sẽ khó tăng mạnh trong thời gian tới khi Chính phủ cho phép nhập khẩu thịt lợn hơi, lợn giống, đồng thời người nông dân đẩy mạnh tái đàn. Trên cơ sở những lập luận nêu trên, chúng tôi giữ nguyên dự báo lạm phát trung bình năm 2020 sẽ xoay quanh mức 3,5% (+/- 0,5%) như đã đưa ra từ đầu năm nay. PGS. TS. Ngô Trí Long - Chuyên gia kinh tế: Việc điều hành giá và kiểm soát lạm phát năm 2020 vẫn còn phức tạp và khó khăn do diễn biến dịch bệnh Covid-19 khó lường, tuy nhiên, sức cầu trong nước vẫn khá yếu và tăng trưởng tín dụng dự kiến chỉ ở mức 9-10% nên lạm phát 2020 vẫn trong tầm kiểm soát. Do đó, cần tiếp tục khẳng định niềm tin của thị trường vào kiểm soát lạm phát và ổn định vĩ mô của Chính phủ và các cơ quan chức năng. Nhìn chung, áp lực là có nhưng có thể vượt qua khi các cơ quan điều hành chính sách thận trọng và chú trọng kiểm soát lạm phát, như thế mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 4% có thể đạt được. Định hướng điều hành lạm phát là bám sát quy luật cung cầu của thị trường, không áp đặt thủ tục hành chính. Mặt khác, điều hành CPI phải bám sát và hỗ trợ cho mục tiêu tăng trưởng, tránh tạo ra lạm phát kỳ vọng hay tạo ra “độ trễ” của lạm phát trong những năm sau. Hồng Vân (ghi) |
Tin liên quan
Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
07:52 | 01/11/2024 Tài chính
Quyết liệt trong điều hành giá, giảm áp lực lên lạm phát
13:15 | 02/10/2024 Tài chính
Giá cả “lên nhanh, xuống chậm” là chưa hợp lý
08:49 | 30/10/2022 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics