Khơi thông các động lực tăng trưởng để khôi phục kinh tế
XK hàng hóa là điểm sáng của kinh tế trong 8 tháng đầu năm và là động lực cho kinh tế năm 2020. Ảnh: ST |
Nỗ lực lấy lại đà tăng trưởng
Dịch bệnh Covid-19 đã tác động tiêu cực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội, đặc biệt ảnh hưởng tới các ngành hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống. Nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô trong khi thu nhập, lao động, việc làm bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm tăng nhanh. Theo nhiều chuyên gia, việc kiểm soát thành công dịch Covid-19 sau lần bùng phát trở lại vào tháng 7 và những kết quả tích cực trong phát triển kinh tế 8 tháng đầu năm, tạo cơ sở cho sự phục hồi kinh tế 4 tháng cuối năm 2020 và lấy lại đà tăng trưởng mạnh hơn trong năm 2021.
Cùng với thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, các giải pháp để thu hút dòng vốn FDI hậu Covid-19 cũng được gấp rút triển khai. Theo đó, bên cạnh việc đốc thúc rà soát quỹ đất sạch, chuẩn bị về hạ tầng, nhân lực, các chính sách đặc biệt ưu đãi thu hút FDI, thời gian qua, trong bối cảnh dịch Covid-19, nhiều hội nghị trực tuyến về thu hút đầu tư FDI đã được tổ chức. Đơn cử, hội nghị xúc tiến đầu tư trực tuyến Việt Nam Nhật Bản được tổ chức vào cuối tháng 7/2020 đã thu hút hơn 1.000 DN Nhật Bản tham dự; Hội nghị Xúc tiến đầu tư trực tuyến Việt Nam - Singapore vừa được tổ chức tuần qua cũng đã thu hút 500 DN Singapore tham gia... |
Theo đó, nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định tiếp tục được duy trì; lạm phát được kiểm soát; chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng giảm dần; mặt bằng lãi suất giảm; tỉ giá, thị trường ngoại hối ổn định. CPI bình quân 8 tháng năm 2020 tăng 3,96% so với cùng kỳ, bước đầu đã kiểm soát ở mức dưới 4% so với mục tiêu Quốc hội giao. Thị trường tiền tệ, tín dụng nhìn chung ổn định. Giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục được đẩy mạnh.
“Sức khỏe của nền tài chính Việt Nam được đánh giá tốt và hoàn toàn có thể vượt qua tác động của Covid-19, được xếp hạng 12/66 nền kinh tế mới nổi có nền tài chính khỏe mạnh. Theo nhận định của một số định chế tài chính lớn, nếu phấn đấu tốt, Việt Nam có thể tăng trưởng 2-3% trong năm 2020”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nói.
Để lấy lại đà tăng trưởng, phục hồi kinh tế trong 4 tháng cuối năm và năm 2020, theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, cần có cơ chế, giải pháp chính sách mạnh mẽ, quyết liệt để tạo sức bật cho cả nền kinh tế, kích thích cả ba động lực tăng trưởng chủ yếu gồm: đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng để phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. Như vậy, đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng sẽ là “kiềng ba chân”, là động lực chính của kinh tế 2020.
Tập trung thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng trong nước, xuất khẩu và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để góp phần sớm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới, đây cũng chính là mệnh lệnh từ Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế từ nay đến cuối năm.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: “Kinh tế thế giới năm nay được dự báo sẽ suy giảm từ 4-5%, trong khi đó kinh tế Việt Nam được dự báo là có thể tăng trưởng dương ở mức khoảng 2 %, khả năng tăng trưởng dương của nền kinh tế thể hiện lên chỉ số XK của chúng ta”. Có thể thấy, XNK hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế trong 8 tháng, trong đó, xuất khẩu đạt trên 174 tỷ USD, tăng 1,6%. Đặc biệt, xuất khẩu của khu vực trong nước đạt gần 61 tỷ USD, tăng 15,3% và kinh tế Việt Nam xuất siêu lớn.
Một chuyên gia của Trung tâm Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia nhấn mạnh, tín hiệu đáng chú ý là XK của khu vực doanh nghiệp trong nước đã tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng XK của khu vực FDI, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp trong nước đã tận dụng được cơ hội từ Covid. Covid-19 có tác động tiêu cục nhưng cũng có tác động tích cực, ít nhất là với những mặt hàng phù hợp với định hướng XK của những DN trong nước. Các chuyên gia cho rằng, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để các DN XK duy trì, mở rộng thị trường, các mặt hàng có lợi thế trong XK tiếp cận được với thị trường nước ngoài, không để giảm thị phần, mất thị trường xuất khẩu, nhất là đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư các dự án trọng điểm
Liên quan đến đầu tư, đến thời điểm này, đầu tư công vẫn được coi là động lực chính của tăng trưởng kinh tế năm 2020. Để khơi thông nguồn lực quan trọng này, Thủ tướng Chính phủ đã và đang tiếp tục yêu cầu phải quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy mạnh mẽ giải ngân vốn đầu tư công, nhất là nguồn vốn ODA, tạo động lực góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động. Theo đó, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu tập trung tối đa cho công tác giải ngân vốn đầu tư công ở các công trình trọng điểm, trong đó công tác giải phóng mặt bằng có yếu tố quyết định đến tiến độ thực hiện và giải ngân của các dự án. Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các đại dự án như Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan, đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, Bến Lức - Long Thành, các dự án đường sắt đô thị và các dự án cấp bách khác... Theo Bộ KH&ĐT, hết tháng 8/2020, gần 50% vốn đầu tư công năm 2020 đã được giải ngân.
Cùng với duy trì, mở rộng thị trường XK, thúc đẩy mạnh mẽ tiêu dùng, trong đó đặc biệt chú trọng thị trường trong nước gần 100 triệu dân là giải pháp quan trọng góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trưởng khoa Tài chính (Đại học Kinh tế TPHCM) cho rằng, kích thích tiêu dùng nội địa được kỳ vọng sẽ trợ lực cho đầu tư công để giữ tổng cầu ổn định ở một mức độ nào đó, đảm bảo cho các hoạt động kinh tế được duy trì và ngăn chặn khả năng rơi vào suy thoái. Thế nhưng, người dân đang có xu hướng sắp xếp lại chi tiêu, tiết kiệm hơn, phòng thủ nhiều hơn để đối phó với những kịch bản xấu có thể xảy ra trong tương lai và tâm lý phòng ngừa rủi ro chính là rào cản khó khăn nhất của các giải pháp kích cầu. “Chính sách kích cầu lần này muốn thực sự hiệu quả và tạo ra đột phá cần phải có giải pháp để xóa tâm lý bi quan đang đóng băng niềm tin của người tiêu dùng. Chúng ta sắp bước vào quý 4 với nhiều đợt mua sắm lớn trong năm, đây là cơ hội để các chính sách kích cầu phát huy tác dụng tối đa. Nếu người dân tin rằng tình hình sẽ tốt lên, dịch bệnh không còn diễn biến xấu, Chính phủ có các chính sách đảm bảo công ăn việc làm, thu nhập, ổn định kinh tế thì người dân sẽ khôi phục lại các nhu cầu, khi đó, sản xuất nói riêng và nền kinh tế sẽ được vực dậy”, PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo nhấn mạnh.
Tin liên quan
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
Liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics