Kho bạc Nhà nước Tuyên Quang tích cực thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
Hoạt động nghiệp vụ tại KBNN Tuyên Quang. Ảnh: ĐV |
Dừng toàn bộ giao dịch tiền mặt
Thời gian qua, mặc dù KBNN Tuyên Quang đã có nhiều nỗ lực trong triển khai thanh toán không dùng tiền mặt nhưng vẫn còn đơn vị và cá nhân duy trì thói quen sử dụng tiền mặt. Thói quen này không những làm tăng chi phí và rủi ro trong quản lý tài chính mà còn cản trở quá trình hiện đại hóa và minh bạch hóa các giao dịch công.
Đến nay, KBNN Tuyên Quang đã mở 36 tài khoản thanh toán, tài khoản chuyên thu tại 6 hệ thống ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn tỉnh, giúp gần 92% chứng từ thu NSNN được thực hiện qua hệ thống ngân hàng thương mại, giảm thiểu tối đa việc sử dụng tiền mặt. |
Bên cạnh đó, một số đơn vị chưa thực sự nhận thức đầy đủ về lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt dẫn đến chưa triển khai hoặc triển khai chưa đồng bộ các giải pháp thanh toán điện tử.
Chính vì thế, KBNN Tuyên Quang đã có công văn số 698/KBTQ-KTNN ngày 20/8/2024 gửi các đơn vị có giao dịch với KBNN Tuyên Quang, trong đó nhấn mạnh từ ngày 1/9/2024, các giao dịch thu, chi NSNN tại các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được thực hiện hoàn toàn bằng hình thức chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng.
KBNN Tuyên Quang cũng yêu cầu các đơn vị sự nghiệp công mở tài khoản tại ngân hàng thương mại cho các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp, hoạt động kinh doanh, dịch vụ.
Trong trường hợp cần thiết phải thực hiện giao dịch thu NSNN bằng tiền mặt, KBNN Tuyên Quang đã có những biện pháp cụ thể để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Các giao dịch tiền mặt sẽ được thực hiện tại các điểm giao dịch của KBNN với quy trình chặt chẽ, đảm bảo an toàn cho cả bên giao dịch và KBNN. Đồng thời, KBNN cũng khuyến khích các đơn vị hạn chế giao dịch bằng tiền mặt và tăng cường sử dụng các hình thức thanh toán điện tử.
KBNN Tuyên Quang đã yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc KBNN Tuyên Quang dừng toàn bộ giao dịch tiền mặt từ ngày 1/9/2024, thay vào đó là thực hiện các giao dịch qua ngân hàng thương mại.
Điều này đòi hỏi các đơn vị phải tổ chức lại các công tác nội bộ, đặc biệt là việc phân công công việc cho thủ kho, thủ quỹ sau khi dừng giao dịch tiền mặt.
Trước đó, để chuẩn bị và triển khai thanh toán không dùng tiền mặt, KBNN Tuyên Quang đã phối hợp với các đơn vị sử dụng NSNN để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Kho bạc và thanh toán cá nhân qua tài khoản ngân hàng đối với công chức, viên chức, người lao động; đảm bảo 100% đơn vị đăng ký sử dụng dịch vụ công trực tuyến với tỷ lệ chứng từ chi ngân sách xử lý qua dịch vụ công trực tuyến đạt 95%.
Phối hợp tuyên truyền, nâng cao nhận thức
Bà Nguyễn Thị Thanh Hải, Kế toán trưởng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang chia sẻ, việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt đã giúp đơn vị giảm thiểu thời gian xử lý giao dịch, tăng cường tính chính xác và minh bạch. "Chúng tôi tin rằng đây là hướng đi đúng đắn và mong muốn các đơn vị khác cũng đồng hành trong quá trình này”, bà Hải nhấn mạnh.
Cũng về vấn đề này, theo Phó Giám đốc KBNN Tuyên Quang Trương Thị Sâm, thanh toán không dùng tiền mặt không chỉ là yêu cầu cấp bách từ Chính phủ, nhiệm vụ của KBNN mà còn là trách nhiệm của tất cả đơn vị trong hệ thống tài chính công. Đây cũng là bước phát triển quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công.
“Chúng tôi mong muốn tất cả đơn vị liên quan đồng hành cùng KBNN đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên sẽ giúp đảm bảo việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt diễn ra suôn sẻ và đạt được mục tiêu cao nhất”, Phó Giám đốc KBNN Tuyên Quang cho biết.
Để tiếp tục thúc đẩy công tác thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang từ nay tới cuối năm 2024 và các năm tiếp theo, lãnh đạo đơn vị cho biết sẽ tập trung vào một số biện pháp và giải pháp như: KBNN Tuyên Quang sẽ phối hợp với các cơ quan truyền thông, các tổ chức tài chính và ngân hàng để tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các đơn vị và người dân về lợi ích của việc thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời, tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn nhằm trang bị kỹ năng và kiến thức cho các cán bộ quản lý tài chính trong việc áp dụng công nghệ và hình thức thanh toán mới.
Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác với nhiều ngân hàng thương mại để đảm bảo hạ tầng thanh toán hiện đại, an toàn và thuận tiện. Qua đó sẽ giúp tăng tỷ lệ chứng từ thu chi NSNN qua ngân hàng, giảm thiểu tối đa các giao dịch tiền mặt, cải thiện sự tiện lợi cho các đơn vị khi thực hiện các giao dịch tài chính công.
Ngoài ra, các đơn vị cần tiếp tục tăng cường ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin nhằm đảm bảo việc thanh toán điện tử diễn ra một cách nhanh chóng và an toàn. Đẩy mạnh triển khai các ứng dụng di động, thanh toán trực tuyến và áp dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến để hỗ trợ quá trình chuyển đổi số, tiến tới xây dựng hệ thống Kho bạc số.
KBNN sẽ kiến nghị lên các cơ quan chức năng về việc hoàn thiện khung pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt. Thiết lập các cơ chế giám sát, đánh giá định kỳ để kịp thời nhận diện và khắc phục các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, từ đó sẽ giúp đảm bảo các mục tiêu đề ra được thực hiện hiệu quả.
Tin liên quan
Kho bạc Nhà nước đảm bảo kiểm soát chi ngân sách đến cuối năm 2024
15:15 | 06/11/2024 Thuế - Kho bạc
Hiệu quả từ xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực Kho bạc Nhà nước
07:31 | 03/11/2024 Tài chính
Quy định rõ thực hiện thanh toán song phương tập trung của KBNN tại ngân hàng
14:16 | 24/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
Thúc đẩy kinh tế tư nhân nhờ nghiên cứu và hợp tác tài chính - kế toán
20:28 | 15/11/2024 Tài chính
TP Hồ Chí Minh triển khai các giải pháp thu thuế thương mại điện tử
20:21 | 15/11/2024 Tài chính
Cách nào ngăn đà bán ròng của khối ngoại?
10:45 | 15/11/2024 Tài chính
Thông qua dự toán ngân sách năm 2025: Chưa tăng lương khu vực công
23:15 | 13/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics