Khấp khởi với EVFTA, đừng lơ là CPTPP
Doanh nghiệp cần gia tăng hơn nữa tính chủ động để tận dụng tốt cơ hội từ các FTA thế hệ mới. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Địa phương, doanh nghiệp thờ ơ
Theo thông tin mới nhất từ Bộ Công Thương, nửa đầu năm nay, trong khi XK của Việt Nam sang ASEAN giảm 14% so với cùng kỳ 2019; XK sang thị trường EU giảm 8,8%; XK sang Nhật Bản giảm 2,3% thì XK sang 2 thị trường chủ lực của Việt Nam là Trung Quốc và Hoa Kỳ đều có tăng trưởng tốt. Cụ thể, XK sang Trung Quốc đạt 19,5 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước; sang Hoa Kỳ đạt 30,3 tỷ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, XK sang thị trường các nước thành viên CPTPP có tăng trưởng tích cực như, XK sang Australia tăng 2,3%; Chile tăng 1,6%; Mexico tăng 2,6%.
Nhắc tới câu chuyện tận dụng cơ hội thúc đẩy XK từ CPTPP, ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) thông tin, dự kiến, cuối năm nay Bộ Công Thương sẽ có báo cáo Chính phủ về kết quả 2 năm thực hiện (Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14/1/2019-PV). Trước đó, Bộ Công Thương đã có báo cáo gửi Chính phủ về kết quả thực hiện CPTPP trong 1 năm. "Về XK, CPTPP đem lại con số khá tốt, nhất là mặt xuất siêu. Chỉ tính riêng 2 thị trường Việt Nam chưa có FTA là Canada và Mexico, xuất siêu trong năm đầu tiên thực thi đã hơn 5 tỷ USD, chiếm trên 50% thặng dư thương mại của cả nước năm 2019. Về thu hút đầu tư nhìn chung là giảm, song riêng đầu tư từ thị trường Canada và Mexico lại ghi nhận tăng mạnh. Như vậy, với các thị trường Việt Nam chưa có FTA thì sự quan tâm khá cao, dư địa thị trường mở ra lớn", ông Khanh nói.
Bên cạnh những kết quả đạt được, lãnh đạo Vụ Chính sách thương mại đa biên cũng thẳng thắn thừa nhận, cơ hội, dư địa thị trường từ CPTPP còn lớn, song thực chất Việt Nam chưa tận dụng hết. Ví dụ, trong số 63 tỉnh, thành có chưa đến 40 tỉnh, thành có quan hệ XNK với các nước CTPPP. Nếu tính những tỉnh, thành có quan hệ XNK với Canada và Mexico thì con số chỉ vỏn vẹn khoảng 10-15. "Theo rà soát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), lượng DN tìm hiểu kỹ về CPTPP chỉ có 2%. Trong khi đó, CPTPP là hiệp định phức tạp nhất mà chúng tôi từng đàm phán, thậm chí có một số điểm trong CPTPP còn phức tạp hơn cả Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA)", ông Khanh nói.
Đổi thay thu "trái ngọt"
Bên cạnh CPTPP, hiện nay EVFTA đang là FTA được mong chờ hơn cả khi sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8 tới. Ví von rằng, trong khoảng 1 năm qua, CPTPP không được nhắc đến nhiều, có phần "tủi thân" so với mức độ, tần suất được quan tâm, nhắc tới của EVFTA, ông Khanh khẳng định dù khấp khởi với EVFTA DN cũng không nên lơ là với CPTPP.
Quay trở lại câu chuyện nguồn cơn tại sao tận dụng cơ hội từ CPTPP lại chưa như mong đợi, lãnh đạo Vụ Chính sách thương mại đa biên chỉ rõ, một trong những mấu chốt là bởi khâu tuyên truyền. Năm 2019, toàn quốc tổ chức 570 hội thảo, hội nghị về CPTPP. Đây là con số khổng lồ, tính ra trung bình 1 ngày 2 cuộc hội nghị, hội thảo về CPTPP. Tuy nhiên, tại hội nghị đa số nói về chiến lược, nội dung chung chung, DN không nhận được thông tin mong muốn. Ví dụ như, DN XK vào Canada phải làm gì, tiếp cận với ai để kiếm được hợp đồng, cần chú ý quy tắc, quy định ra sao... Hình thức tuyên truyền đôi lúc còn nhàm chán dẫn đến sự tương tác giữa các chuyên gia, người đi đàm phán với DN chưa sâu.
Ở chiều ngược lại, theo ông Khanh, sự chủ động của cộng đồng DN còn ít, khá hạn chế. Thống kê số câu hỏi nhận được từ trang web về CPTPP, suốt 1 năm qua chỉ khoảng 15-16 câu hỏi. Khi cơ quan quản lý gửi thông tin về khóa thảo luận trực tuyến về CPTPP, sự hưởng ứng của DN cũng còn khá hạn chế.
Bộ Công Thương đánh giá, thời gian tới, cơ hội tăng XK sang các nước thành viên CPTPP đang rất lớn. Mới đây, hơn 2 tấn vải thiều Việt Nam đã được tiêu thụ hết chỉ sau vài giờ tại các hệ thống siêu thị ở Thủ đô Tokyo và tỉnh Osaka (Nhật Bản) ngay trong ngày mở bán đầu tiên, ngày 21/6. Giá bán vải tại thị trường Nhật Bản là từ 180.000-270.000 đồng/kg. Ước tính, trong năm nay, sẽ có khoảng 100 tấn vải thiều tươi sẽ được XK sang thị trường Nhật Bản bằng đường hàng không và đường biển. Bên cạnh đó, ngày 22/6, tỉnh Sơn La đã tổ chức lễ XK 30 tấn xoài đầu tiên trong năm sang thị trường Mỹ, Canada và Australia theo đường chính ngạch. Nếu như người tiêu dùng Australia đã quen với trái xoài Việt Nam từ vài năm gần đây thì đây là năm đầu tiên trái xoài được cấp phép sang Canada. Đây cũng được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam trong khối CPTPP.
Ông Khanh nêu rõ, Bộ Công Thương đã báo cáo Chính phủ một phần lỗi trong tận dụng cơ hội từ CPTPP chưa như mong đợi xuất phát từ cách tuyên truyền chưa hấp dẫn, chuyên sâu nên Bộ này mới đây đã đổi thay, xây dựng tập huấn chia theo lĩnh vực được quan tâm nhất hiện nay là thuế, tiếp cận thị trường; quy tắc xuất xứ; dịch vụ đầu tư. "Trong 2 ngày 18-19/6, Bộ Công Thương đã tổ chức Chương trình tập huấn cán bộ hỗ trợ DN vừa và nhỏ thực thi CPTPP. Trước mắt, chúng tôi tập trung các nội dung này. Trong quá trình tổ chức cố gắng cụ thể và tạo ra sự tương tác tốt nhất có thể", ông Khanh nhấn mạnh.
Đương nhiên, bên cạnh sự nỗ lực đổi thay của phía cơ quan quản lý nhà nước, muốn hái "trái ngọt" từ các FTA thế hệ mới như CPTPP hay EVFTA, điều kiện tiên quyết là sự chủ động, thực sự nhập cuộc của cộng đồng DN. Nói như Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh thì: "Các DN cần chủ động tìm hiểu kỹ lưỡng nội dung về Hiệp định, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, tài lực cũng như các điều kiện cần thiết khác để có thể đáp ứng được các yêu cầu. DN cần gia tăng hơn nữa tính chủ động, đừng để DN nước ngoài tận dụng hết. Muốn có vụ mùa bội thu phải dậy sớm để đi ra đồng.
Hay từ góc độ ngành hàng, bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng Thư ký Hiệp hội Da-Giày-Túi xách Việt Nam cũng từng chia sẻ: "Với các FTA thế hệ mới, chúng tôi rất mong muốn DN phải có sự chuyển biến tích cực mới có thể tiếp cận được "cuộc chơi". Cùng với đó, thể chế, chính sách cũng cần có sự cải thiện. Điều này đòi hỏi có sự đồng bộ từ DN, phía Nhà nước mới có thể thực thi, tận dụng được cơ hội thị trường trong thời gian tới”.
Tin liên quan
“Có đi, có lại” khi tham gia chuỗi giá trị trong thị trường CPTPP
08:00 | 04/12/2024 Kinh tế
Bước tiến mở rộng thành viên mới của CPTPP
12:09 | 30/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa đổi Biểu thuế xuất, nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2022-2027
14:35 | 06/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tìm “kịch bản” lạc quan cho lãi suất năm 2025
08:49 | 27/12/2024 Kinh tế
Áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một số sản phẩm tháp điện gió xuất xứ Trung Quốc
16:24 | 26/12/2024 Kinh tế
TPHCM đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong năm 2025
16:20 | 26/12/2024 Kinh tế
Định vị Việt Nam khi dịch chuyển "dòng chảy" của chuỗi cung ứng toàn cầu
10:47 | 26/12/2024 Kinh tế
Thị trường Halal: Cửa đã rộng mở, làm sao để khai thác
06:57 | 26/12/2024 Kinh tế
Năm 2025: Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa khoảng 12%
06:55 | 26/12/2024 Kinh tế
Linh hoạt, chủ động khi tỷ giá còn nhiều biến động trong năm 2025
07:59 | 25/12/2024 Kinh tế
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
17:09 | 24/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
14:45 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
10:32 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại điện tử dự báo vượt mốc 25 tỷ USD
10:24 | 24/12/2024 Kinh tế
Tuân thủ quy định của từng thị trường để xuất khẩu rau quả thuận lợi
10:20 | 24/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan Quảng Ngãi: Giải đáp nhiều vướng mắc đặc thù cho doanh nghiệp chế xuất
Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Nội Bài: “Chốt chặn” ma túy qua đường hàng không
Kết quả tích cực trong triển khai hoá đơn điện tử
Tìm “kịch bản” lạc quan cho lãi suất năm 2025
Doanh nghiệp trước cơ hội mới trong xuất khẩu xanh, bền vững
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics