Khai thác EVFTA để gia tăng giá trị bền vững cho nông sản xuất khẩu
Trong 3 năm triển khai, EVFTA đã mang lợi ích gì cho doanh nghiệp Việt Nam, thưa ông?
TS. Lê Duy Bình |
Với các FTA thế hệ mới như EVFTA thì đóng góp lớn nhất là giúp chúng ta có thể khai thác được những lợi thế cạnh tranh tuyệt đối hoặc lợi thế cạnh tranh so sánh, đặc biệt đối với ngành nông sản. Đây là yếu tố rất quan trọng trong thương mại quốc tế khi khó có nhiều quốc gia có được. Chúng ta đã có được cú huých từ EVFTA để có thể khai thác được lợi thế cạnh tranh, điều này được thể hiện từ những con số tăng trưởng vượt bậc kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU trong thời gian qua.
Bên cạnh những mặt hàng nông, lâm, thủy sản mang tính chất truyền thống, như cà phê, hạt điều, hồ tiêu và một số mặt hàng lâm sản hoặc thủy sản khác, thời gian vừa qua, nhờ EVFTA, chúng ta cũng khai thác được thêm những lợi thế tuyệt đối với một số mặt hàng nông sản mới như mặt hàng gạo, đặc biệt là gạo chất lượng cao và gạo thơm. Điều này đã được minh chứng qua sự tăng trưởng vượt bậc, tốc độ gia tăng kim ngạch xuất khẩu đối với một số thị trường tại EU đã tăng gấp 2 hoặc 3 lần so với trước đây.
Hay như đối với mặt hàng rau củ quả, cũng có sự tăng trưởng đáng khích lệ với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 200 triệu USD vào năm 2022, giúp Việt Nam trở thành nhà cung cấp thứ 59 trên thế giới về mặt hàng này đối với thị trường EU. Điều này cho thấy chúng ta đã khai thác được rất nhiều lợi thế từ EVFTA.
Như vậy, có thể thấy, Hiệp định EVFTA đã tạo đà cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nói chung và mặt hàng nông lâm sản nói riêng, khi nhiều dòng thuế xuất khẩu vào thị trường này được xóa bỏ, giúp tạo lợi thế cạnh tranh so với hàng từ một số quốc gia khác không có FTA với EU.
Bên cạnh việc được hưởng những ưu đãi như xóa bỏ 85,6% thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam cũng đang phải đối mặt với vô số hàng rào từ thị trường EU. Xin ông cho biết rõ hơn về những khó khăn này?
Chúng ta có thể coi hàng rào kỹ thuật là tiêu chuẩn để doanh nghiệp có thể đạt được kết quả như khách hàng yêu cầu. Đây cũng là cách giúp giá trị hàng hoá Việt Nam cao lên. Thực tế, bất kỳ thị trường nào cũng đặt ra tiêu chuẩn và hàng rào khác nhau. Ví dụ, EU có tiêu chuẩn và hàng rào truyền thống như kiểm dịch động thực vật, hàng rào kỹ thuật với các biện pháp phòng vệ thương mại. Họ luôn đưa ra tiêu chuẩn mà ta thường xuyên phải cập nhật.
Hoặc EVFTA có những tiêu chuẩn về xuất xứ thuần tuý, đặt ra những yêu cầu bắt buộc doanh nghiệp phải tìm hiểu và đáp ứng. Ngoài ra, còn những tiêu chuẩn khác về trách nhiệm xã hội, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm mà bất cứ thị trường nào cũng có thể yêu cầu.
Với thị trường EU, có những tiêu chuẩn mới được đưa ra với không chỉ doanh nghiệp mà là với tất cả các ngành hàng của Việt Nam. Ví dụ EU có luật về bảo vệ rừng, chống phá rừng và suy thoái rừng, trong đó EU cấm nhập nông lâm sản có liên quan đến phá rừng. Họ cũng đưa ra những tiêu chuẩn mới về thuỷ sản như cấm khai thác không khai báo, quy định IUU với thuỷ hải sản… Như vậy, luôn luôn có những quy định mới ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu ta tiếp cận các tiêu chuẩn này như là hàng rào kỹ thuật nhằm giúp cho nhà sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn cao hơn, thâm nhập tốt hơn vào EU thì doanh nghiệp sẽ có biện pháp khắc phục hiệu quả. Vì mỗi doanh nghiệp không chỉ xuất khẩu sang EU mà còn xuất khẩu sang cả các thị trường khác như Nhật Bản, Úc… Nếu ta đạt được những tiêu chuẩn EU thì cũng sẽ đạt được tiêu chuẩn ở những thị trường khác. Điều này cũng tốt cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam.
Vậy theo ông, để xây dựng thương hiệu tại thị trường EU, tận dụng tối đa các lợi thế mà EVFTA mang lại, chúng ta cần làm gì?
Ngoài việc giúp nền kinh tế khai thác được các lợi thế so sánh, EVFTA còn là cú huých giúp ngành sản xuất thay đổi. Thực tế cho thấy, việc thực thi EVFTA thời gian tới không hề dễ dàng với doanh nghiệp khi thị trường này áp dụng hàng rào kỹ thuật xanh gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Những sức ép này buộc doanh nghiệp phải sớm chuyển đổi xanh nếu không mất thị phần tại thị trường giàu sức mua hàng đầu thế giới này.
Do vậy, các doanh nghiệp trong khu vực, các cơ sở thu mua phải thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh để nâng cao chất lượng sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao. Điều này về lâu dài là yếu tố rất quan trọng đối với ngành nông nghiệp nước ta chứ không phải chỉ là xuất khẩu đơn thuần. Việc thay đổi sản xuất giúp mang lại giá trị bền vững đối với sản xuất nông lâm thuỷ sản và góp phần xây dựng thương hiệu cho nông sản.
Doanh nghiệp cần có giải pháp để gắn được xuất xứ Việt Nam trên mỗi sản phẩm nông sản bán tại thị trường EU. Song để được như vậy chắc chắn trách nhiệm không chỉ của cơ quan quản lý nhà nước mà còn của chính các doanh nghiệp, từ những doanh nghiệp "sếu đầu đàn" đến những doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Thực thi các FTA: Những vấn đề đặt ra trong quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
13:20 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
FTA Index giúp đo lường hiệu quả thực thi các FTA
09:20 | 13/12/2024 Kinh tế
Toàn Phát đón đoàn hội thảo Thực hành cấp khu vực về ứng dụng công nghệ chùm tia điện tử
10:27 | 05/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics