Kéo dài Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu là có lợi cho ngân hàng?
Kéo dài Nghị quyết 42 đến hết năm 2023 | |
Phó Thống đốc NHNN: Tín dụng tăng trưởng rất cao, cần kéo dài Nghị quyết 42 | |
Chính phủ đồng ý chủ trương kéo dài thời hạn xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 |
Hiện nay, nợ xấu tiềm ẩn có nguy cơ dâng cao, ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng. Ảnh: Internet |
Nợ xấu sẽ còn dềnh lên
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, lũy kế từ ngày 15/8/2017 đến 31/12/2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 380.200 tỷ đồng, đạt hơn 70% tổng số nợ xấu được xác định theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (Nghị quyết 42) tại thời điểm 15/8/2017.
Các ngân hàng và chuyên gia đều đánh giá, Nghị quyết số 42 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo lập khuôn khổ pháp lý để xử lý các khoản nợ xấu, góp phần tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, ý thức trả nợ của những “con nợ” cũng tốt hơn, hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong việc xử lý nợ xấu và duy trì tỷ lệ nợ xấu nội bảng dưới mức 2%.
Theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), nếu không có biến cố bất ngờ là đại dịch Covid-19 thì Nghị quyết 42 với hiệu lực 5 năm sẽ đạt được mục tiêu, đưa nợ xấu về mức dưới quy định. Tuy nhiên, với bối cảnh hiện nay, nợ xấu tiềm ẩn có nguy cơ dâng cao, nhiều vướng mắc trong quá trình xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 vẫn còn nền cần thiết phải kéo dài thời hạn áp dụng.
Đồng quan điểm, theo chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực, nợ xấu và nợ xấu tiềm ẩn vào năm 2017 là 7,4%. Sau khi Nghị quyết 42 ra đời, con số này giảm về mức 4,4% năm 2019. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 bùng phát khiến tỷ lệ này tăng vọt trở lại mức 7,31% vào cuối năm 2021. Do đó, vị chuyên gia này cho rằng, nếu không gia hạn Nghị quyết 42 thì nợ xấu có thể dềnh lên từ cuối quý 3/2022.
Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định, việc không gia hạn Nghị quyết 42 sẽ xảy ra tình trạng nợ xấu mới chồng nợ xấu cũ. Tổ chức tín dụng nếu không có Nghị quyết 42 sẽ phải đối mặt với khó khăn lớn vì khách hàng chây ỳ trả nợ, quá trình xử lý nợ kéo dài.
Chủ nợ phải "nịnh" con nợ để thu hồi nợ
Các ngân hàng thì không chỉ mong muốn kéo dài, sửa đổi Nghị quyết 42 mà còn đề nghị xây dựng Luật Xử lý nợ xấu. Tuy vậy, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chính phủ chỉ đề xuất Quốc hội thông qua việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết 42 thêm 1 năm, tức là đến ngày 31/12/2023.
Vì thế, TS. Nguyễn Quốc Hùng cho hay, các ngân hàng mong muốn các bộ, ngành liên quan đánh giá lại các luật liên quan đến xây dựng, bất động sản, nhà ở… để những vấn đề chưa được đưa vào nghị quyết 42 có thể được sửa đổi, bổ sung, thể hiện rõ hơn quyền và trách nhiệm của bên cho vay và bên đi vay.
Bởi theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, Nghị quyết 42 dù có tác động lớn đến xử lý nợ xấu nhưng còn nhiều vướng mắc liên quan đến trình tự xử lý rút gọn, vấn đề thu giữ tài sản đảm bảo và chuyển nhượng tài sản rất khó khăn. Cùng với đó, tại nhiều địa phương, tổ chức tín dụng vẫn còn rất khó khăn khi đi làm việc, thu hồi nợ do chưa được quán triệt các nội dung, quy định tại Nghị quyết 42.
Theo các chuyên gia, vấn đề nợ xấu phải được giải quyết bằng các giải pháp thúc đẩy thị trường mua bán nợ và coi đây là kênh chính để xử lý nợ xấu, để không cần các cơ chế đặc thù. |
Đại diện BIDV từng chia sẻ, 5 năm qua, ngân hàng chỉ thu giữ được tài sản đảm bảo của hơn 40 khách hàng theo Nghị quyết 42, bởi Nghị quyết chưa quy định chế tài xử lý hoặc cơ chế, cách thức tiến hành cưỡng chế trong trường hợp bên bảo đảm, bên giữ tài sản không hợp tác khiến ngân hàng phải phụ thuộc vào sự phối hợp của người đi vay.
Ngoài ra, trong phiên thảo luận tại Quốc hội ngày 1/6, có nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội cho rằng cần phân tích rõ hơn việc các ngân hàng vẫn lãi lớn trong quá trình xử lý nợ xấu, bởi như vậy quá trình xử lý nợ xấu có làm lợi cho ngân hàng hay không, cũng như thực trạng dư luận bức xúc về cách thu nợ, đòi nợ…
Phản biện về vấn đề này, vị Tổng thư ký VNBA cho rằng, không có ngân hàng nào muốn kinh doanh để xảy ra nợ xấu hoặc lợi dụng Nghị quyết 42 để che giấu nợ xấu. Bởi việc xử lý nợ và tài sản đảm bảo xảy ra rất nhiều vấn đề, vì chính bản thân người vay cố tình tạo ra tranh chấp, hoặc chấp hành không đúng quy định, bàn giao tài sản đảm bảo rồi bỏ mặc ngân hàng tự xử lý...
“Gần như chủ nợ đang phải đi "nịnh" con nợ để thu hồi nợ và tài sản đảm bảo. Không nên cho rằng Nghị quyết 42 là đặc quyền cho ngân hàng, bởi các ngân hàng đi đòi nợ rất khó khăn. Do đó, ngành ngân hàng cần sự phối kết hợp của các bộ, ngành trong xử lý nợ, thu hồi nợ. Xã hội cũng nên nhìn nhận nợ xấu là vấn đề luôn đồng hành trong hoạt động của ngân hàng, nhất là khi thời gian này phải chịu tác động từ đại dịch và biến động chính trị toàn cầu”, ông Nguyễn Quốc Hùng nhấn mạnh.
Tin liên quan
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
16:57 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lợi nhuận 9 tháng của MSB đạt 72% kế hoạch năm
10:50 | 30/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK