Facebook Twitter youtube Tiktok

Hướng tới thể chế kinh tế thị trường hiện đại: Tránh bẫy thu nhập trung bình

(HQ Online) - Việc xây dựng và hoàn thiện kinh tế thị trường có ý nghĩa quan trọng nhằm thúc đẩy Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, sớm thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.
huong toi the che kinh te thi truong hien dai tranh bay thu nhap trung binh Thủ tướng: “Kinh tế thị trường định hướng XHCN không phải xã hội thị trường“
huong toi the che kinh te thi truong hien dai tranh bay thu nhap trung binh Việt Nam: Kinh tế thị trường và kinh tế Nhà nước vận hành song song
huong toi the che kinh te thi truong hien dai tranh bay thu nhap trung binh Phải cải cách kinh tế thị trường
huong toi the che kinh te thi truong hien dai tranh bay thu nhap trung binh Kinh tế thị trường ở Việt Nam: Có đặc thù nhưng không làm trái quy luật
huong toi the che kinh te thi truong hien dai tranh bay thu nhap trung binh
Các chuyên gia tham gia thảo luận tại VRDF 2019. Ảnh: Lê Tiên

“Lột xác” một nửa

Tại Diễn đàn Cải cách và phát triển Việt Nam (VRDF) 2019 với chủ đề “Việt Nam: Khát vọng thịnh vượng - Ưu tiên và hành động” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) chủ trì, được tổ chức vào ngày 19/9, các chuyên gia trong và ngoài nước đã đưa ra nhiều nhận xét và định hướng cho công tác cải cách thể chế, giúp Việt Nam phát triển theo đúng con đường kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong mắt các chuyên gia quốc tế, Việt Nam được nhận định là có mức độ pháp quyền tốt so với mức thu nhập và thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, theo TS. David Dollar, Nghiên cứu viên cao cấp Viện Brookings, Hoa Kỳ, đầu tư bằng nguồn trong nước còn thấp và khu vực tư nhân chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đáng nói, hoạt động xuất khẩu trực tiếp của Việt Nam chủ yếu do các doanh nghiệp nước ngoài đảm nhiệm.

Về phía các chuyên gia trong nước, TS. Cao Viết Sinh, Nguyên Thứ trưởng Bộ KHĐT cho hay, trong việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã từng bước hoàn thiện, có nhiều đặc điểm theo hướng hiện đại, đồng bộ và hội nhập.

Tuy vậy, theo vị chuyên gia này, thể chế kinh tế thị trường nước ta vẫn chưa đồng bộ, đầy đủ để bảo đảm thị trường vận hành thông suốt. Một số quy định trong hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách và quản lý, điều hành còn chồng chéo, thiếu chặt chẽ, nhanh bị thay đổi, và nhiều trường hợp có những cách hiểu khác nhau, dẫn đến tình trạng khó thực hiện. Ngoài ra, thị trường chưa là cơ sở, căn cứ để huy động và phân bổ các nguồn lực phát triển. Một số thị trường chậm phát triển, vận hành còn nhiều vướng mắc, kém hiệu quả, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất, thị trường khoa học công nghệ. Công tác cải cách hành chính trong một số lĩnh vực vẫn chưa thực chất; cạnh tranh bất bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, thành phần kinh tế vẫn diễn ra…

Đặc biệt, khi nhận định về việc cải cách của Việt Nam, TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã cho rằng, chúng ta mới chỉ “lột xác” một nửa.

Theo ông Dũng, có 2 mô hình có thể theo là mô hình nhà nước điều chỉnh và nhà nước kiến tạo phát triển. Việt Nam nói nhiều về mô hình kiến tạo phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, nhưng hành xử ngày càng theo mô hình điều chỉnh như Anh, Mỹ.

"Nếu theo mô hình điều chỉnh, rất dễ rơi vào bẫy thu nhập trung bình", ông Dũng lưu ý.

Ngoài ra, TS. Nguyễn Sĩ Dũng cho hay, trong nước, thể chế chưa có sự phân định đủ rõ ràng giữa cơ quan điều hành và cơ quan chính sách, nên không ai chuyên nghiệp được cả, nên Bộ trưởng được gọi là Tư lệnh ngành – tức là người điều hành, không phải người hoạch định chính sách. Hệ lụy là khó khăn trong chuyên nghiệp hóa, thực thi chính sách chậm, kém hiệu quả.

Bên cạnh đó, vị này cũng cho rằng, Nhà nước cần tăng cường sự phân quyền cho chính quyền địa phương. Dẫn chứng là vụ cháy Nhà máy Rạng Đông không rõ trách nhiệm là cấp nào, chồng lấn trong điều hành.

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Đình Cung, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, nhà nước kiến tạo khó thực hiện vì bộ máy hành chính của nước ta còn kém. Vì thế, chúng ta nên tập trung vào những thứ cốt lõi, không nên làm lan man.

Tạo sân chơi công bằng

Điều cần thiết nhất để khắc phục những tồn tại trên được các chuyên gia đưa ra là các nhà quản lý phải hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế.

Theo TS. Cao Viết Sinh, Nhà nước cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các khung khổ thể chế, pháp luật theo hướng ổn định, cụ thể, minh bạch. Nhà nước cần coi trọng vai trò của thị trường, xây dựng thể chế phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân tự do kinh doanh và phát triển.

Cũng về vấn đề này, TS. Nguyễn Sĩ Dũng cho hay, Nhà nước cần tăng cường sự phân quyền cho chính quyền địa phương. Dẫn chứng là vụ cháy Nhà máy Rạng Đông không rõ trách nhiệm là cấp nào, chồng lấn trong điều hành.

Về phía các chuyên gia nước ngoài, TS. David Dollar cho rằng, cần tạo sân chơi công bằng giữa doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, mở cửa khu vực dịch vụ (tài chính, viễn thông…) cho đầu tư và thương mại nước ngoài.

Còn theo ông Jonathan Pincus, Chủ tịch Quỹ Rajawali (RF), Nguyên Chuyên gia kinh tế trưởng của UNDP Việt Nam và Giám đốc Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright tại TP. HCM, chính quyền trung ương và địa phương cần hợp lý hóa, bảo đảm tính tập trung trong công tác tổ chức nhân sự. Nhà nước cũng cần chú trọng vào kỷ luật thị trường, minh bạch hơn trên thị trường đất đai và tín dụng; tách biệt rõ ràng giữa doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp được cổ phần hóa với cơ quan quản lý; giám sát chặt chẽ những rủi ro trong hệ thống ngân hàng. Đặc biệt, Chính phủ cần tăng trách nhiệm giải trình với người dân, áp dụng Chính phủ điện tử và truyền thông xã hội để minh bạch hóa.

Hương Dịu

Tin liên quan

Hạt điều xuất khẩu phải vượt rào cản đề vào thị trường Bắc Âu

Hạt điều xuất khẩu phải vượt rào cản đề vào thị trường Bắc Âu

(HQ Online) - Doanh nghiệp muốn xuất khẩu thuận lợi sản phẩm hạt điều sang thị trường Bắc Âu, cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật châu Âu về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Gạo Việt Nam dẫn đầu xuất khẩu vào thị trường Singapore

Gạo Việt Nam dẫn đầu xuất khẩu vào thị trường Singapore

(HQ Online) - 3 tháng đầu năm 2024 đánh dấu sự vươn lên của Việt Nam khi lần đầu tiên chạm ngưỡng quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore trong giai đoạn gần đây.
Xuất khẩu rau quả tới các thị trường chính tăng mạnh

Xuất khẩu rau quả tới các thị trường chính tăng mạnh

(HQ Online) - Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trị giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong tháng 3/2024 đạt 469,9 triệu USD, tăng 44,3% so với tháng 2/2024 và tăng 13,2% so với tháng 3/2023.
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc

Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc

(HQ Online) - Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện nghiêm các quy định của Hàn Quốc về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019

Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019

(HQ Online) - Theo Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Hà Nội tháng 12 giảm 0,02% so tháng trước và giảm 0,31% so cùng kỳ năm trước.
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu

EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu

(HQ Online) - Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) tiếp tục tác động tốt tới xuất khẩu (XK) cá ngừ của Việt Nam sang thị trường EU.
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD

Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD

(HQ Online) - Năm 2020, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản "cán đích" 41,25 tỷ USD. Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2025, giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 50-51 tỷ USD.
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA

Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA

(HQ Online) - Từ 1/1/2021, các cơ quan, tổ chức cấp được Bộ Công Thương ủy quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 từ seri AB trở đi cho hàng hóa xuất khẩu sang EU, thay vì C/O mẫu EUR.1 seri AA.
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD

Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD

(HQ Online) - Xác định rõ các thách thức của năm 2021, ngành dệt may đặt mục tiêu cao cho năm 2021 là xuất khẩu tổng giá trị 39 tỷ USD, mục tiêu trung bình là 38 tỷ USD.
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021

Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021

(HQ Online) - Ngày 29/12, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức họp báo công bố thông tin về Triển lãm quốc tế đổi mới sáng tạo Việt Nam 2021 (VIIE 2021) và khởi công xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ diễn ra ngày 9 và 10/1/2021.
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay

Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay

(HQ Online) - Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng, năm 2021, ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục tập trung vào các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch, thiên tai.
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu

Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu

(HQ Online) - Tháng 11/2020, giá trị xuất khẩu (XK) cá tra sang thị trường Trung Quốc – Hồng Kông đã giảm 29,3% so với tháng 10/2020.
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?

Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?

(HQ Online) - Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn nhấn mạnh: "Năng lực sản xuất toàn ngành nông nghiệp không ngại mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD năm 2021. Với quyết tâm cao và không vướng mắc về thị trường quốc tế thì con số 44 tỷ USD là khả thi".
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới

Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới

(HQ Online) - Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội thì với mức tăng GDP năm 2020 tăng 2,91% so với năm trước là thành công lớn của Việt Nam. Việt Nam cũng là nước có mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020

Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020

(HQ Online) - Ngày 26/12, tại TPHCM, Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020 đã chính thức khai mạc với gần 1.200 gian hàng giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp.
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam

Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam

(HQ Online) - Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo góp ý báo cáo đánh giá kết quả thực hiện đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo và đề xuất các kiến nghị, bổ sung, chỉnh sửa đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030 được tổ chức ngày 25/12.
Xem thêm
cty-toan-phat
cong-ty-tan-cang-sg-vpdd

Tin mới

Hợp tác xã chia sẻ kinh nghiệm tìm kiếm nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh

Hợp tác xã chia sẻ kinh nghiệm tìm kiếm nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh

Hội thảo “Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức ngày 23/4.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật thuế GTGT (sửa đổi)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật thuế GTGT (sửa đổi)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật thuế GTGT (sửa đổi).
WB: Kinh tế Việt Nam có tín hiệu phục hồi, GDP sẽ đạt 5,5% trong năm 2024

WB: Kinh tế Việt Nam có tín hiệu phục hồi, GDP sẽ đạt 5,5% trong năm 2024

Theo WB, kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau, dự báo tăng trưởng GDP sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào năm 2025.
Dự kiến sẽ có khoảng 152 doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ván ép phải chịu mức thuế chống bán phá giá cao hơn 4%

Dự kiến sẽ có khoảng 152 doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ván ép phải chịu mức thuế chống bán phá giá cao hơn 4%

Việc giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá như lần điều tra trước (10,54%) sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam duy trì được thị trường và ổn định sản xuất.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.
LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

Đến nay, hầu hết lĩnh vực trong ngành Tài chính đều đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong chuyển đổi số, đặc biệt là các lĩnh vực trọng tâm thuế, hải quan, kho bạc…
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Ngày 26/3/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ký Quyết định số 779/QĐ-TCHQ bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Văn Cường, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan thuộc Cục Hải quan Khánh Hòa giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Hải quan Khánh Hòa kể từ ngày 5/4/20
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Sáng ngày 27/3/2024, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đối với ông Đinh Ngọc Thắng.
Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Ngày 31/1/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã ký Quyết định số 299/QĐ-TCHQ điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Dương Xuân Sinh, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lào Cai giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam từ ngày 1/3/2024.
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Đặng Thanh Dũng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam, giữ chức vụ Phó Vụ trưởng-Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan, Tổng cục Hải quan.
Phiên bản di động