Hoàn thiện công tác tổng hợp, lập Báo cáo tài chính nhà nước
Nâng cao chất lượng báo cáo đầu vào để hoàn thiện báo cáo tài chính nhà nước Nhiều giải pháp để sớm hoàn thành báo cáo tài chính nhà nước |
Bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Cục trưởng Cục Kế toán Nhà nước, KBNN |
Bà có thể cho biết tiến độ việc thực hiện công tác lập BCTC nhà nước do KBNN đảm nhận?
Từ năm 2015, KBNN được giao thực hiện nhiệm vụ mới là tổng hợp, lập BCTC nhà nước. Vì thế, KBNN đã chủ động nghiên cứu, xây dựng các văn bản hướng dẫn về tổng hợp, lập BCTC nhà nước, xây dựng hệ thống thông tin Tổng Kế toán nhà nước để hỗ trợ công tác tổng hợp, lập BCTC nhà nước, tổ chức đào tạo, tập huấn; phối hợp cùng các đơn vị liên quan sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị kế toán nhà nước,... Đến nay, hệ thống KBNN đã hoàn thành và báo cáo các cấp có thẩm quyền BCTC nhà nước các năm 2018, 2019, 2020, 2021 và đang tiếp nhận thông tin để lập BCTC nhà nước năm 2022.
Theo các đánh giá, thông tin BCTC nhà nước đã từng bước được cải thiện, trong đó, BCTC nhà nước năm 2021 bổ sung số liệu tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không, đường sắt quốc gia, thủy lợi; bổ sung thuyết minh tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình giao cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý, sử dụng; bổ sung thuyết minh về tài sản cố định đặc thù (di tích văn hóa, cổ vật...).
BCTC nhà nước cơ bản cung cấp thông tin tài chính - ngân sách nhà nước tổng thể (về tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn, thu nhập và chi của nhà nước) cũng như chi tiết theo khu vực (hành chính, sự nghiệp; doanh nghiệp nhà nước; quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách…); theo cơ cấu trung ương - địa phương và theo bản chất, nội dung kinh tế. Khi BCTC nhà nước được hoàn thiện, đây là những thông tin quan trọng để đánh giá tài chính nhà nước nói chung, tài chính của từng khu vực nói riêng..., từ đó, phục vụ công tác quản lý, điều hành NSNN. |
Theo bà, công tác lập BCTC nhà nước hiện nay còn gặp những vấn đề khó khăn, vướng mắc gì?
Một số khó khăn, vướng mắc mà công tác lập BCTC nhà nước hiện nay còn gặp phải như: kế toán nhà nước hiện đang trong quá trình hoàn thiện để tiệm cận với kế toán công quốc tế, khung pháp lý chưa đồng bộ với việc đang nghiên cứu xây dựng, tiếp tục công bố các Chuẩn mực kế toán công Việt Nam, chế độ kế toán áp dụng cho cơ quan, đơn vị nhà nước còn đang tiếp tục hoàn thiện; hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ công tác này đã được vận hành, nhưng một số tính năng vẫn chưa hỗ trợ hiệu quả cho công tác tổng hợp BCTC nhà nước; cán bộ kế toán tại các cơ quan, đơn vị nhà nước chủ yếu quen với kế toán ngân sách trên cơ sở tiền mặt điều chỉnh (còn gặp khó khăn để hiểu và thực hiện kế toán tài chính ngay khi phát sinh – cơ sở kế toán dồn tích)…
Điều này phần nào ảnh hưởng đến kết quả của BCTC nhà nước như: nội dung phân tích, thuyết minh trên BCTC nhà nước chủ yếu phản ánh, thuyết minh biến động giữa các năm, phân tích cơ cấu mà chưa gắn kết với tình hình kinh tế - xã hội trong năm và việc triển khai các chính sách đã được ban hành; mặc dù đã bổ sung thêm thông tin về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường thủy nội địa, hàng không, hàng hải, thuyết minh thông tin tài sản đặc thù nhưng các số liệu trên BCTC nhà nước năm 2021 còn chưa đầy đủ, cần tiếp tục được hoàn thiện.
Do đó, BCTC nhà nước chưa được công khai theo yêu cầu của Luật Kế toán nhà nước. Ngoài ra, thời hạn lập BCTC nhà nước toàn quốc theo quy định là 18 tháng, lâu hơn rất nhiều so với thông lệ quốc tế từ 6-12 tháng cũng ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả sử dụng thông tin BCTC nhà nước.
Với những vấn đề nêu trên, KBNN đã có những giải pháp nào để giúp đẩy nhanh và hiệu quả công tác lập BCTC nhà nước, thưa bà?
Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được, những thuận lợi, khó khăn trong công tác lập BCTC nhà nước qua hơn 4 năm, KBNN đã xây dựng lộ trình hoàn thiện công tác tổng hợp BCTC nhà nước và trình các cấp thẩm quyền theo quy định nhằm “cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác thông tin về tài chính - ngân sách nhà nước phù hợp với chuẩn mực kế toán công”, “phấn đấu rút ngắn thời gian lập và trình BCTC nhà nước giảm từ 6-12 tháng so với năm 2020”,… như mục tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kèm theo Quyết định số 455/QĐ-TTg ngày 13/4/2022. Theo lộ trình này, trong thời gian tới cần phải triển khai, thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng, cụ thể:
Về khung khổ pháp lý, cần nghiên cứu sửa đổi Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn Luật về các quy định theo hướng rút ngắn thời gian lập BCTC nhà nước, bổ sung quy định cho phép KBNN cung cấp dịch vụ kế toán đối với các đơn vị kế toán có quy mô nhỏ; sửa đổi nghị định và thông tư hướng dẫn BCTC nhà nước đáp ứng tốt hơn yêu cầu phân tích, thuyết minh thông tin tài chính nhà nước và phù hợp với quy định tại Luật Kế toán sửa đổi; tiếp tục xây dựng, công bố các Chuẩn mực kế toán công Việt Nam, hoàn thiện các chế độ kế toán nhà nước; hoàn thiện các quy định về kế toán, báo cáo về các tài sản kết cấu đặc thù,…
Bên cạnh đó, các bộ quản lý chuyên ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thuộc/ trực thuộc được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thực hiện theo dõi, kế toán, báo cáo tài sản trên theo quy định, hoàn thành cơ sở dữ liệu chuyên ngành về tài sản kết cấu hạ tầng kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công; cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát BCTC của các đơn vị. KBNN cũng cần nâng cấp hệ thống thông tin Tổng kế toán nhà nước theo hướng kết nối/giao diện với hệ thống thông tin kế toán của các cơ quan, đơn vị thuộc khu vực nhà nước để tiếp nhận dữ liệu tài chính; thực hiện kế toán và lập BCTC của các đơn vị kế toán có quy mô nhỏ sau khi các căn cứ pháp lý được hoàn thiện.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Công tác chuẩn bị tài chính cho dự án đường tốc độ cao đã sẵn sàng
21:47 | 29/10/2024 Kinh tế
Chính sách tài khoá cần trở lại trạng thái bình thường trong giai đoạn mới
14:54 | 29/10/2024 Tài chính
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
16:11 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
16:09 | 05/11/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 sắp cán đích dự toán
15:49 | 04/11/2024 Tài chính
Sửa đổi quy định để công chức thuế chủ động, trách nhiệm hơn
08:42 | 04/11/2024 Tài chính
Đề xuất nhiều giải pháp nhằm rút ngắn thời gian hoàn thuế
17:24 | 03/11/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam
09:57 | 03/11/2024 Thuế - Kho bạc
Hiệu quả từ xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực Kho bạc Nhà nước
07:31 | 03/11/2024 Tài chính
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
12:51 | 02/11/2024 Tài chính
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Nghệ An phá chuyên án thu giữ 280 kg pháo nổ
Cúp Number 1 Active tái xuất tại Giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - An ninh Thủ đô 2024
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK