Hoàn thiện chính sách nội luật hóa cam kết về quá cảnh hải quan ASEAN
Hàng hóa XNK tại cảng Hải Phòng. Ảnh: N.Linh |
Tạo thuận lợi cho hoạt động quá cảnh giữa các nước ASEAN
Theo Bộ Tài chính, việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để triển khai hệ thống quá cảnh ASEAN theo Nghị định thư 7 nhằm tạo cơ sở pháp lý để triển khai áp dụng hiện đại hóa hải quan đối với hàng hóa quá cảnh giữa các nước ASEAN trong đó có Việt Nam.
Bên cạnh đó giảm thủ tục giấy tờ trong việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh bởi lẽ thực hiện thủ tục theo quy định của Nghị định thư 7 sẽ thực hiện thủ tục hải quan điện tử trên một hệ thống duy nhất từ nước xuất phát đến nước quá cảnh và đến nước cuối cùng là điểm đích của hành trình quá cảnh, góp phần giảm chi phí và tạo thuận lợi cho DN trong hoạt động quá cảnh hàng hóa giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN.
Bên cạnh đó, việc hoàn thiện khung khổ pháp lý góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các DN tham gia hoạt động quá cảnh hàng hóa, tạo thuận lợi và thúc đẩy hoạt động quá cảnh hàng hóa, phát huy lợi thế vị trí địa lý của Việt Nam trong vận chuyển hàng hóa quá cảnh.
Đặc biệt, việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cũng đảm bảo cam kết của Việt Nam khi tham gia phê duyệt Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN nhằm mục tiêu tạo thuận lợi cho vận tải hàng hóa quá cảnh, hỗ trợ việc thực hiện khu vực Thương mại tự do ASEAN và liên kết kinh tế khu vực hơn nữa.
Cụ thể về thủ tục
Theo Bộ Tài chính, dự thảo bao gồm 6 chương quy định về các nội dung chính sau: Nguyên tắc hoạt động hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN trên cơ sở tài liệu kỹ thuật do ASEAN cung cấp, trong đó bao gồm cả các vấn đề trao đổi dữ liệu giữa hải quan các quốc gia ASEAN.
Quy định cụ thể về thủ tục hải quan đổi với hàng hóa quá cảnh. Thứ nhất, quy định thủ tục hải quan đối với từng luồng đi của hàng hóa. Cụ thể, hàng hóa xuất phát từ Việt Nam đi qua các nước trong ASEAN và đi đến một điểm đích thuộc nước trong khối ASEAN, khi đó Việt Nam sẽ là điểm đi và đối với quy định hiện hành thì hàng hóa lúc đó là XK. Trường hợp ngược lại, khi đó Việt Nam sẽ là điểm đích và đối chiếu với quy định hiện hành thì hàng hóa lúc đó là hàng NK. Hàng hóa đi từ một nước trong ASEAN/ngoài ASEAN đi qua Việt Nam để đến một nước khác nằm trong ASEAN và hàng hóa từ một nước trong ASEAN đi qua Việt Nam để đến một nước khác nằm ngoài ASEAN.
Mỗi một thủ tục phải đảm bảo đầy đủ các thủ tục về hồ sơ, về trách nhiệm của người khai hải quan, cơ quan Hải quan.
Thứ hai, về công tác giám sát hải quan, dự thảo không chỉ quy định việc giám sát hàng hóa khi hàng hóa đến lãnh thổ Việt Nam hoặc hàng hóa đã hoàn thành thủ tục XK đưa vào địa bàn giám sát, quản lý của cơ quan Hải quan cho đến thi thực xuất mà còn phải có các quy định liên quan để giám sát cả một hành trình hàng hóa vận chuyển.
Thứ ba, đối với hàng hóa xuất phát từ Việt Nam quá cảnh qua các nước thành viên ASEAN khác thì thủ tục quá cảnh hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN chỉ được thực hiện sau khi lô hàng đã hoàn thành thủ tục XK theo quy định.
Thứ tư, về địa điểm làm thủ tục hải quan, căn cứ quy định tại Nghị định thư 2 và Nghị định thư 7, tại dự thảo Nghị định quy định cụ thể về địa điểm làm thủ tục hải quan (nơi DN khai và gửi thông tin tờ khai quá cảnh, hồ sơ liên quan), cửa khẩu hàng hóa quá cảnh được đưa vào lãnh thổ Việt Nam và ngược lại, đồng thời cũng quy định cụ thể một số trường hợp.
Dự thảo Nghị định cũng quy định các vấn đề về bảo lãnh, đặt cọc tiền thuế theo quy định tại Nghị định thư 7: Bảo lãnh riêng; bảo lãnh chung; cách tính tiền bảo lãnh; đặt cọc tiền thuế; điều kiện, quyền và trách nhiệm của người bảo lãnh; kiểm tra, theo dõi xử lý bảo lãnh, tiền đặt cọc của cơ quan Hải quan; thu hồi và phối hợp thu hồi nợ thuế hải quan giữa các nước có hàng trình hàng quá cảnh đi qua...
Đáng chú ý, dự thảo Nghị định quy định cụ thể về DN ưu tiên, bao gồm các vấn đề về điều kiện để được công nhận DN ưu tiên, hồ sơ, thủ tục để được công nhận là DN ưu tiên, thủ tục công nhận DN ưu tiên của cơ quan quản lý nhà nước được giao công nhận DN ưu tiên, cơ quan quản lý nhà nước thực hiện việc công nhận DN ưu tiên, cũng như các chế độ ưu tiên, khi nào được áp dụng ưu tiên trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với các DN được cấp quyền ưu tiên.
Theo Bộ Tài chính một trong những nỗ lực của ASEAN để tiến tới thực hiện thanh công Cộng động Kinh tế ASEAN là việc gỡ bỏ các rào cản thương mại, thúc đẩy giao lưu thương mại hàng hóa nội khối trong đó có hàng hóa quá cảnh. Nhằm hiện thực hóa mục tiêu này, năm 1998 các quốc gia thành viên ASEAN đã ký Hiệp định khung ASEAN về Tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh. Trong Hiệp định khung có hai Nghị định thư liên quan đến lĩnh vực hải quan là Nghị định thư 2 về chỉ định các cửa khẩu biên giới và Nghị định thư 7 về hệ thống quá cảnh hải quan. Đối với Nghị định thư 7, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ về việc ký Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh hải quan, Bộ Tài chính đã thay mặt Chính phủ Việt Nam ký Nghị định thư tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 17 vào ngày 4/4/2013. Hiện tất cả 10/10 quốc gia đã phê duyệt. |
Ông Âu Anh Tuấn, Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan - Tổng cục Hải quan cho biết: Loại hình hàng hóa quá cảnh hiện nay cơ quan Hải quan quản lý khá chặt chẽ thông qua các biện pháp: Quản lý seal định vị hải quan, thời gian tới sẽ dùng seal điện tử; áp dụng biện pháp niêm phong nguyên trạng hàng hóa từ điểm đầu tiên đến điểm xuất ra khỏi lãnh thổ; đồng thời yêu cầu DN khai báo chi tiết lô hàng (trước đây khai báo chung chung). Thời gian tới khi thực hiện hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN ngoài các yêu cầu liên quan đến niêm phong, yêu cầu kiểm soát đầu vào đầu ra thì còn có yêu cầu bảo lãnh. Trong trường hợp có thất thoát hoặc liên quan đến thẩm lậu thì người thực hiện các dịch vụ quá cảnh hàng hóa sẽ chịu trách nhiệm nộp các khoản thuế và các khoản phát sinh cho cơ quan Hải quan. |
Tin liên quan
Chưa đặt vấn đề tiếp tục ưu đãi lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước
16:34 | 04/04/2023 Tài chính
Sửa Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam 2022 đảm bảo phù hợp với cam kết quốc tế
08:12 | 16/02/2022 Chính sách và Cuộc sống
Dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam- Nhiều điểm không phù hợp với cam kết quốc tế
19:56 | 06/11/2020 Hải quan
Ngành Hải quan triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024
16:10 | 04/11/2024 Hải quan
Chấm dứt Đề án thí điểm nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma
15:24 | 04/11/2024 Hải quan
Tăng 3 làn phục vụ xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai
13:57 | 04/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 1 tháng 11/2024 (từ ngày 28/10 đến 3/11/2024)
09:39 | 04/11/2024 Multimedia
Kết quả thu ngân sách 10 tháng của ngành Hải quan bằng 92,3% dự toán
09:35 | 04/11/2024 Hải quan
Hải quan Hà Tĩnh thu ngân sách đạt 73,14% dự toán, giảm 1,03%
19:41 | 03/11/2024 Hải quan
Hải quan Hà Nam Ninh số hóa hồ sơ, thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ
14:58 | 02/11/2024 Hải quan
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Đồng Nai: Cục trưởng trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với doanh nghiệp hàng tháng
09:26 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Bình Dương: Gỡ vướng cho DN trong XNK hóa chất, tiền chất công nghiệp
08:33 | 02/11/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 10/2024
20:09 | 01/11/2024 Hải quan
Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu: Phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp thực chất, bền vững
13:30 | 01/11/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK