Hỗ trợ kịp thời cho ngành hàng xuất khẩu bị tác động lớn bởi dịch bệnh
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương). |
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng kim ngạch XNK hàng hóa quý 1/2021 ước đạt 152,65 tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, XK ước đạt 77,34 tỷ USD, tăng 22%; xuất siêu trên 2 tỷ USD. Đâu là nguyên nhân giúp cho XK hàng hóa của Việt Nam đạt được kết quả khả quan như vậy, thưa ông?
Hiện nay, thế giới vẫn đang ở trong tình trạng chịu tác động rất nặng nề của dịch bệnh Covid-19, cộng thêm những vấn đề khác như việc thiếu container rỗng, tăng giá cước tàu biển và gần đây nhất là sự cố của kênh đào Suez… Trong bối cảnh đó, việc XNK đạt được giá trị như vậy là nhờ những nỗ lực rất lớn của các DN cộng với sự hỗ trợ và đồng hành của các bộ, ngành, địa phương.
Ngoài ra, cũng cần ghi nhận việc tận dụng tốt các ưu thế của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, khi Việt Nam đã có các Hiệp định thương mại tự do với EU (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do với Vương quốc Anh (UKVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và sắp tới là với Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Trong các FTA thế hệ mới, EVFTA có hiệu lực từ 1/8/2020 được đánh giá là có tác động khá nhanh chóng, trực tiếp hỗ trợ thúc đẩy XK. Ông có thể phân tích rõ hơn lợi thế của hàng Việt trong XK vào EU nhờ EVFTA?
Với thị trường EU, một số mặt hàng của Việt Nam hiện vẫn được hưởng quy chế về GSP (hệ thống ưu đãi phổ cập) là những ưu đãi mà EU đã dành cho các sản phẩm của Việt Nam nhiều năm.
Tuy nhiên, về lâu dài việc Việt Nam tận dụng các cơ hội từ Hiệp định EVFTA mới là một ưu đãi mang tính chất bền vững và bình đẳng. Trên thực tế, nhiều mặt hàng Việt Nam có lợi thế, Việt Nam cũng sẽ có được các ưu thế về việc tận dụng các nguồn gốc xuất xứ cộng gộp trong EVFTA. Ví dụ, đối với mặt hàng dệt may Việt Nam có thể cộng gộp nguồn nguyên liệu vải Hàn Quốc. Đây cũng là những thuận lợi mà chỉ có Hiệp định EVFTA mới có thể đem lại.
Việc các DN có thể tận dụng được các lợi ích của hiệp định trước hết chính là từ việc hiểu rõ hiệp định có thể mang lại những thuận lợi gì trong lĩnh vực của mình, mặt hàng của mình..., qua đó có thể thay đổi quy trình sản xuất, nguồn cung nguyên liệu để đáp ứng được yêu cầu về xuất xứ hàng hóa và có thể được hưởng mức thuế thấp mà hiệp định mang lại.
XK các sản phẩm công nghiệp đã đóng góp đáng kể tạo nên kết quả XK tích cực trong quý đầu của năm nay, song cũng còn những khía cạnh khác biệt giữa các ngành hàng cụ thể. Ông có lưu ý như thế nào trong XK sản phẩm công nghiệp thời gian tới?
Tăng trưởng XNK quý 1 đạt được con số rất khả quan. Tuy nhiên, nếu nhìn vào từng ngành cụ thể thì kết quả đó cũng có sự khác biệt. Hiện nay, những mặt hàng như điện tử, hàng điện gia dụng và đồ gỗ nội thất… là những mặt hàng đang hưởng lợi cũng như có tác động tương đối tích cực do nhu cầu tăng cao ở thị trường khu vực châu Âu và Bắc Mỹ.
Tuy nhiên, ngành hàng như dệt may, da giày khó khăn còn rất lớn, đặc biệt là tác động của việc đứt gãy chuỗi cung ứng thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, không chỉ ở nguồn cung mà ngay trong cả các chuỗi vận hành chuỗi hoạt động logitics. Điều đó cho thấy tăng trưởng XNK chung trong đó có nhóm ngành hàng công nghiệp đang có sự khác biệt, cần xem xét kỹ và có hỗ trợ kịp thời cho những ngành hàng bị tác động lớn bởi dịch bệnh.
Trong 3 tháng đầu năm, Việt Nam xuất siêu hơn 2 tỷ USD, song nhập siêu cũng gia tăng khá mạnh. Điều này có thể hiện cân bằng XNK, sự phục hồi rõ nét của sản xuất trong nước để tạo đà tốt hơn cho XK thời gian tới không, thưa ông?
Trong thời gian vừa qua, với sự phục hồi của sản xuất cũng như của thị trường, các nhóm hàng nguyên liệu cần thiết, đặc biệt là phục vụ cho các ngành hàng như đồ gỗ, nhựa, dệt may, da giày và linh kiện điên tử, linh kiện cho đồ điện gia dụng… vẫn đang là nhóm hàng NK lớn nhất. Như vậy, Việt Nam NK vẫn cơ bản là mặt hàng nguyên liệu vụ cho các ngành hàng XK. Điều này thể hiện sự cân bằng trong hoạt động XNK. Về cơ cấu, mặt hàng NK phục vụ cho sản xuất vẫn là cơ cấu hợp lý để Việt Nam có thể tiếp tục khuyến khích DN đẩy mạnh XK trong thời gian tới.
Ông có khuyến cáo gì tới cộng đồng DN XK nhằm giúp các DN tiếp tục thu về kết quả XK khả quan trong thời gian tới, đặc biệt trong bối cảnh thương mại thế giới có nhiều biến động khó lường như hiện nay?
Hoạt động thương mại trong bối cảnh hiện nay chịu tác động của rất nhiều các yếu tố bất ổn đến từ các biến động về mặt chính trị xã hội cho đến dịch bệnh, thiên tai, môi trường. Bởi vậy, việc nâng cao khả năng thích ứng và chịu đựng trước những tác động bất lợi của thị trường đến từ nhiều nguồn khác nhau là một yếu tố hết sức thiết yếu đối với các DN.
Từ bài học của dịch Covid-19, các DN cũng cần phải lên phương án chủ động hơn nữa, toàn diện hơn trước những yếu tố bất ổn khác nhau để có thể giảm thiểu được thiệt hại cũng như vươn lên và nắm bắt được những cơ hội từ các yếu tố nguy cơ như vậy.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Vedan Việt Nam trao tặng hơn 1.000 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
Hải quan Hải Phòng bố trí đủ lực lượng đảm bảo thông quan thông suốt dịp Tết Ất Tỵ
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics