Hiến kế nâng cao giá trị cà phê Việt Nam
Việt Nam chưa có thương hiệu cà phê nào lọt top đắt nhất thế giới | |
Đón khách hàng quốc tế đến với cà phê Việt Nam tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2023 |
Việt Nam mới chỉ khai thác được một phần rất nhỏ trong chuỗi giá trị của ngành cà phê. Ảnh: N.H |
Dư địa lớn để gia tăng giá trị cà phê
Phát biểu tại chương trình Tôn vinh cà phê Việt 2023 do báo Người Lao Động tổ chức cuối tuần qua, TS. Tô Đình Tuân, Tổng biên tập báo Người lao động cho biết, trong nhiều năm qua, cà phê luôn là cây công nghiệp chủ lực của Việt Nam, hiện đứng thứ 2 cả nước về diện tích với 710.000 ha. Ngành cà phê đóng góp 3% GDP cả nước, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho trên 600.000 hộ nông dân. Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới và đứng thứ 2 về xuất khẩu cà phê.
Trong những năm gần đây, dù kinh tế thế giới có nhiều thời điểm gặp khó khăn dẫn đến sức mua sụt giảm nhưng Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cà phê ở mức đáng khích lệ - đạt 8,2%/năm với kim ngạch bình quân 3,13 tỷ USD/năm giai đoạn 2011-2018, chiếm 15% tổng xuất khẩu nông sản của cả nước. Đặc biệt, trong năm 2022, kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt mức cao kỷ lục với hơn 4 tỷ USD, tăng 32% so với năm 2021, chủ yếu đến từ lợi thế về giá trong bối cảnh thế giới thiếu hụt nguồn cung cà phê.
Các chuyên gia, DN trong ngành cà phê đều nhìn nhận kết quả xuất khẩu cà phê trong năm 2022 là tín hiệu đáng mừng cho ngành cà phê sau hơn 10 năm ảm đạm. Theo đó, ngành cà phê cần nhanh chóng lên kế hoạch cho sự phát triển của ngành trong thời gian tới và để đạt được mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 6 tỷ USD vào năm 2030.
Cụ thể, chế biến sâu là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao giá trị cà phê Việt Nam.
Là một DN khá thành công trong việc xuất khẩu cà phê chế biến sâu ra thị trường thế giới, các sản phẩm của Công ty Liên kết thương mại toàn cầu (thương hiệu cà phê Meet More) có sự khác biệt với nhiều sản phẩm cà phê hiện có trên thị trường khi có thêm hương vị của các loại trái cây đặc sản của Việt Nam như cà phê khoai môn, đậu xanh, xoài, dừa…
Hiện Meet More đã xuất khẩu chính thức hơn 10 nước trên thế giới, trong đó riêng thị trường Hàn Quốc chiếm khoảng 30% sản lượng xuất khẩu của công ty. Ông Nguyễn Ngọc Luận, Tổng giám đốc Công ty Liên kết thương mại toàn cầu cho biết, mỗi container cà phê Meet More xuất khẩu có giá trị lên tới 100.000 USD, cao hơn rất nhiều so với mức 20.000-30.000 USD của mỗi container cà phê xuất thô. Đây chính là minh chứng cụ thể cho thấy chế biến sâu sẽ giúp nâng cao giá trị cho cà phê Việt như thế nào.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cũng chỉ ra rằng, thế giới tiếp cận cà phê không chỉ là 1 loại thức uống. Rất nhiều mặt hàng có sử dụng nguyên liệu cà phê hay có liên quan tới cây cà phê như mật ong hoa cà phê, phân bón làm từ bã cà phê; thuốc nhuộm vải làm từ cà phê, các loại bánh ngọt có hương vị cà phê. “Thế giới đã làm được rất nhiều thứ từ cà phê nhưng chúng ta vẫn đang chủ yếu xuất khẩu cà phê thô. Như vậy, đang còn một không gian mênh mông để chúng ta tạo ra giá trị cà phê. Không gian này hiện chúng ta đang bỏ trống hoàn toàn hoặc chỉ mới manh nha khai thác” - Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.
Cần chính sách hỗ trợ
Để đáp ứng nhu cầu của các thị trường nhập khẩu, sản xuất cà phê của Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ theo hướng sản xuất theo các tiêu chuẩn như 4C, Rainforest, Organic… Điển hình như tại tỉnh Gia Lai, ông Đoàn Ngọc Có, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cho biết, trong số 99.000 ha canh tác cà phê, đã có tới 46.000 ha sản xuất theo các tiêu chuẩn 4C, Rainforest, Organic... Bên cạnh đó còn có 15.000 ha được ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến để đảm bảo năng suất và chất lượng trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu cà phê Gia Lai đạt 490 triệu USD, trong khi năm 2021 chỉ đạt mức 323 triệu USD, cho thấy giá trị xuất khẩu cà phê của Gia Lai đang tăng rất nhanh. Thời gian tới, tỉnh Gia Lai sẽ phấn đấu nâng diện tích cà phê canh tác theo tiêu chuẩn lên mức 80% và áp dụng công nghệ tưới tiên tiến trên toàn bộ diện tích canh tác. Bên cạnh đó, đẩy mạnh cơ giới hoá cũng là một trong những giải pháp trọng tâm của Gia Lai để giảm chi phí sản xuất. “Nếu thu hái thủ công, mỗi ha cà phê phải mất khoảng 60 công lao động, với giá nhân công hiện ở mức 400.000 đồng, việc thu hái cà phê sẽ tốn khoảng 24 triệu đồng/ha. Do đó, cần đẩy nhanh việc cơ giới hoá để kéo giảm chi phí này xuống” – ông Có nói. Ngoài ra, Gia Lai cũng đang tiếp tục phát triển sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn, thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đăng ký bảo hộ sản phẩm và quảng bá cà phê Gia Lai tới thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, ông Thái Như Hiệp, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hiệp nhìn nhận vấn đề vốn vẫn là nút thắt lớn cho việc nâng cao giá trị cho cà phê Việt. “Với mức lãi suất 12% thì không ai có thể làm nông nghiệp được” – ông Hiệp nhấn mạnh. Theo đó, cần có chính sách tín dụng nông nghiệp để hỗ trợ cho nông dân, hợp tác xã và cả DN để thực hiện bao tiêu sản phẩm. Đối với các DN xuất khẩu, cà phê hiện không chỉ là sản phẩm, dịch vụ mà còn gắn với hàng loạt trách nhiệm như bảo tồn đất, nguồn nước, trách nhiệm không sử dụng lao động trẻ em, không canh tác trên đất phá rừng.
Để nâng tỷ trọng cà phê chế biến sâu, ông Nguyễn Ngọc Luận cho rằng cần có chính sách khuyến khích cho các DN trong nước tập trung nghiên cứu phát triển, tạo ra các dòng sản phẩm đa dạng phục vụ thị trường. Đây cũng chính là tiền đề để xây dựng thương hiệu của sản phẩm với thị trường nội địa và quốc tế.
Trong khi đó, ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sở giao dịch Cà phê và hàng hoá Buôn Ma Thuột, đặt vấn đề về sự cần thiết của việc thành lập Sở giao dịch cà phê để thay đổi tạo lập giá trị cà phê Việt Nam. Bởi lẽ Việt Nam là nhà sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới với 60% thị phần, lẽ ra Việt Nam phải là bên quyết định giá cà phê Robusta vì chúng ta chiếm tới 60% thị phần thế giới, nhưng thực tế giá xuất khẩu cà phê Việt Nam lại do thị trường London quyết định. Bên cạnh đó, dù kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng giá trị chuỗi cà phê nằm ở người trồng và DN xuất khẩu không nhiều so với những nhà rang xay và nhà bán lẻ.
Tin liên quan
Hơn 21.000 hộ nông dân sản xuất cà phê bền vững theo Bộ tiêu chuẩn 4C
16:48 | 16/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giúp nông dân nâng cao vai trò trong hành trình đưa hạt cà phê Việt Nam ra thế giới
16:28 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics