Hậu Brexit: Bóng đá Anh rất khó khăn
Điểm mặt những 'gái hư' nóng bỏng nhất thế giới siêu anh hùng DC
Những quý cô phản diện trên truyện tranh và màn ảnh luôn có sức hấp dẫn đặc biệt và sở hữu lực lượng người hâm ... |
Ronaldo - “Quái vật” của bóng đá thế giới
Ronaldo sắp bước sang tuổi 35, nhưng tiền đạo người Bồ vẫn giữ phong độ, liên tục ghi bàn, thiết lập những kỷ lục mới ... |
Nước Anh chính thức chia tay Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1-2-2020, mở ra một thời kỳ mới, đồng thời làm thay đổi rất nhiều về các mối quan hệ trong tương lai của vương quốc này trên mọi lĩnh vực. Nền bóng đá xứ sở sương mù cũng theo đó phải đối mặt với những thách thức cực lớn.
Liverpool vô địch Champions League với 2 cầu thủ chính thức, 6 dự bị có quốc tịch Anh - Ảnh: Reuters.
Người Anh lâu nay rất tự hào với giải bóng đá Ngoại hạng, không chỉ đáng xem nhất châu Âu vì sự hấp dẫn, tính đại chúng mà còn là sự kiện thể thao đem lại vô số nguồn lợi, thậm chí đã trở thành một ngành giải trí được theo dõi nhiều nhất trên thế giới. Tuy nhiên, khi tiến trình Brexit đã hoàn tất, khép lại 47 năm "chung sống hòa bình" giữa nước Anh và khối EU, những người hâm mộ bóng đá Anh không khỏi lo lắng với vô vàn hệ lụy.
Theo thống kê của Hiệp hội Bóng đá Anh (FA), hiện có hơn 330 cầu thủ nước ngoài thi đấu tại 20 đội bóng thành viên Giải Ngoại hạng Anh, tức chiếm đến 65% quân số. Đa số các cầu thủ này đến từ các quốc gia EU, được hưởng quy chế chung khi chơi bóng ở Anh. Giờ đây, khi nước Anh rời bỏ EU, các cầu thủ không có quốc tịch Anh sẽ phải xin giấy phép lao động mà các thủ tục pháp lý rất khắt khe và nhiêu khê. Các ngoại binh này cần phải chứng minh họ không chiếm chỗ trên thị trường lao động của các đồng nghiệp người Anh, phải có một số lần nhất định khoác áo đội tuyển quốc gia nước mình hoặc đạt được một giá trị ở mức nào đó trên thị trường chuyển nhượng.
FA xem Brexit là cơ hội để thực hiện một cuộc "cách mạng" khi đang xúc tiến việc giảm số lượng ngoại binh ở mỗi CLB từ 17 xuống còn 13 người, đồng thời tăng số lượng cầu thủ người Anh từ 8 lên 12 người mỗi đội. Tuy nhiên, điều quan trọng là FA lại không thể chứng minh được việc sử dụng cầu thủ nước ngoài tại giải ngoại hạng ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng của đội tuyển Anh nếu không muốn nói thực tế đang khẳng định điều ngược lại.
Với những quy định khá ngặt nghèo của FA đối với ngoại binh, dự kiến sẽ có hơn 100 cầu thủ phải chia tay các CLB Ngoại hạng Anh khi mùa giải 2019-2020 kết thúc. Nếu vậy, cơ hội thành công của các đội bóng Anh tại đấu trường châu Âu cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn khi chất lượng của từng CLB và của cả giải ngoại hạng chắc chắn giảm sút, góp phần khiến giá trị kinh tế của sân chơi này đi xuống, thậm chí mất cả vị trí giải đấu hấp dẫn nhất thế giới.
"Nội công, ngoại kích"… Bóng đá Anh không chỉ lo đối phó với FA mà còn phải đương đầu với UEFA thông qua quy định mỗi trận đấu ở cúp châu Âu chỉ có 5 cầu thủ ngoài khối EU được đăng ký thi đấu. Arsenal, Chelsea, Man City hay Liverpool nhiều lần ra sân mà không có bất kỳ cầu thủ người Anh nào trong đội hình xuất phát nhưng tình trạng này chắc chắn phải chấm dứt. Các cầu thủ có quốc tịch trong khối EU giờ đây cũng phải mang tư cách ngoại binh và phải tuân theo "hạn ngạch" 5 cầu thủ cho một trận.
Thương hiệu Ngoại hạng Anh được xây dựng từ cơ sở tự do lưu thông và hội nhập mọi nguồn lực khắp nơi. Doanh thu của giải trong năm 2018 đạt 5,4 tỉ euro, bỏ xa mọi giải đấu khác và cũng thu hút hầu hết các cầu thủ tài năng trên khắp châu Âu. Nếu không có quy chế đặc biệt để cầu thủ được tự do đến Anh thi đấu, Ngoại hạng Anh chắc chắn sẽ gặp khó khăn khi thương lượng các hợp đồng tài trợ cũng như bản quyền truyền hình, vốn chiếm tới 40% thu nhập của các đội bóng chuyên nghiệp tại Anh.
Tin liên quan
Chính thức có mặt tại Việt Nam Porsche Panamera 2024 giá từ 6,42 tỷ đồng
09:51 | 08/10/2024 Xe - Công nghệ
Bùng nổ thương hiệu xe đạp lạ, khẳng định tiềm năng thị trường thể thao Việt Nam
09:30 | 29/09/2024 Xe - Công nghệ
Gần 200 vận động viên tham gia Giải Thể thao thành lập Hải quan Việt Nam
16:56 | 09/09/2024 Hải quan
HLV Trương Việt Hoàng: “Mourinho Việt Nam” và thử thách cực đại trong năm 2021
10:23 | 31/12/2020 Giải trí
2020 – một năm nhiều mất mát của showbiz Việt
08:28 | 31/12/2020 Giải trí
Thời trang thế giới 2020: Thoát khỏi lối mòn để vượt qua khủng hoảng hậu Covid-19
09:08 | 30/12/2020 Giải trí
Top 10 cầu thủ săn bàn tốt nhất năm 2020: Ibrahimovic và Messi “hít khói” Ronaldo
09:07 | 30/12/2020 Giải trí
Ronaldo vượt qua Messi để giật giải “Cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ”
12:23 | 28/12/2020 Giải trí
Thu Hà phía "Hướng dương ngược nắng"
08:15 | 28/12/2020 Giải trí
Dư âm ĐT Việt Nam 2-2 U22 Việt Nam: Điểm sáng Quang Hải, nỗi lo hàng phòng ngự
08:03 | 28/12/2020 Giải trí
Những sự kiện thể thao nổi bật của năm 2020
07:41 | 28/12/2020 Giải trí
Nhiều nghệ sỹ hàng đầu tham gia đêm nhạc "Quy Nhơn Ngày xanh nắng"
21:46 | 27/12/2020 Giải trí
Top 10 thương vụ chuyển nhượng gây ấn tượng nhất năm 2020
15:21 | 26/12/2020 Giải trí
FIFA phân bổ suất dự World Cup nữ 2023: Thử thách cực lớn cho ĐT nữ Việt Nam
15:56 | 25/12/2020 Giải trí
Tiềm năng phát triển thể thao điện tử tại Việt Nam còn rất lớn
15:47 | 25/12/2020 Giải trí
Chuyển đổi số trong thể thao: Xu hướng phát triển tất yếu
13:17 | 24/12/2020 Giải trí
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics