Hàng Việt còn thờ ơ với thị trường ASEAN
Xuất nhập khẩu vào ASEAN còn quá thấp
Theo nhận định của các chuyên gia tại hội thảo, với không gian thị trường 660 triệu dân, GDP năm 2016 đạt 2.551 tỷ USD và dự kiến trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới vào năm 2030, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hứa hẹn sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho các DN Việt Nam. Tuy vậy, sau gần 3 năm thành lập AEC, trong khi hàng hoá của các nước khu vực tràn vào Việt Nam khá lớn, nhất là hàng Thái Lan, nhưng cho đến thời điểm này các DN Việt dường như còn quá thờ ơ, thậm chí bỏ qua các thị trường này.
Dẫn chứng về sự thờ ơ của các hàng Việt đối với thị trường ASEAN, bà Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương cho biết, theo số liệu thống kê, cả về XK và NK của Việt Nam vào ASEAN đứng ở vị trí cuối so với các hiệp định thương mại tự do khác. Chỉ có 9,8% hàng hoá của Việt Nam vào ASEAN, còn lại gần 90% ra thị trường thế giới ngoài ASEAN, trong khi mức trung bình chung nội khối là 24%. Tương tự, NK của Việt Nam từ ASEAN chỉ đạt 14% trong tổng kim ngạch NK, trong khi mức trung bình chung của khu vực là 22%. Điều này cho thấy sau 3 năm thành lập AEC, Việt Nam tham gia vào cộng đồng này còn rất khiêm tốn.
“Theo kết quả điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện năm 2018, khả năng tận dụng ưu đãi từ thị trường ASEAN trong năm 2016-2017 của các DN chỉ đạt 30%, giảm nhẹ so với một số hiệp định thương mại tự do khác . Cũng theo kết quả khảo sát này, mặc dù tỉ lệ DN tìm hiểu về AEC chiếm tỉ lệ khá cao (50%) nhưng tỉ lệ DN biết rõ về AEC chỉ đạt trên 16%. Điều này cho thấy sự quan tâm của DN đến thị trường ASEAN còn chưa nhiều”, bà Tuệ Anh cho biết.
Thông tin về hoạt động XNK vào thị trường ASEAN trong những năm gần đây, ông Phạm Thành Kiên, Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cho biết, từ năm 2015 đến 2017, lượng hàng hóa từ TP.HCM XK vào ASEAN mỗi năm đều tăng. Cụ thể năm 2016 kim ngạch NK đạt 3,31 tỷ USD, tăng 13% so với 2015, năm 2017 kim ngạch đạt 3,47 tỷ USD, tăng 4% so với 2016. Tuy nhiên, những con số này không tăng đột biến sau khi AEC được thành lập. Trong khi đó con số NK vẫn rất lớn. Kim ngạch NK từ ASEAN vào Việt Nam đạt 7,2 tỷ USD vào năm 2016 và đã tăng lên mức 8,15 tỷ USD vào 2017, tăng 13% so với cùng kỳ. Hiện tại con số NK hàng hóa từ ASEAN cao hơn 2,6 lần so với XK. Điều này cho thấy nhập siêu từ ASEAN là điều đáng lo ngại.
Năng lực của DN còn hạn chế
Nhận định về lợi thế của thị trường ASEAN với các DN Việt, bà Nguyễn Thị Tuệ Anh cho rằng, so với các hiệp định thương mại tự do khác thì các cam kết về cắt giảm thuế quan trong AEC là nhanh nhất và cao nhất. Cho đến nay Việt Nam đã hoàn thành lộ trình cắt giảm thuế quan trong AEC. Vì vậy DN Việt Nam có cơ hội XK các mặt hàng có thế mạnh, mở rộng thị trường. Đồng thời DN cũng có ưu đãi khi NK vì thuế quan giảm, nguồn hàng/đầu vào chất lượng hơn.
Cơ hội là rất lớn nhưng thách thức cũng là không nhỏ. Cơ cấu hàng hóa khá tương đồng trong khu vực ASEAN, dẫn đến DN phải cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt các ngành được bảo hộ. Bên cạnh đó chất lượng và trình độ nguồn nhân lực của Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực. Năm 2017 chỉ đạt 3,39/10 điểm trong khi Malaysia đạt 5,59, Thái Lan là 4,94 …
Ngoài ra năng lực của DN vẫn còn hạn chế để tận dụng cơ hội. Vì vậy “Nếu thiếu năng lực thể chế và năng lực của DN để tận dụng cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và AEC nói riêng... thì tất cả chỉ dừng ở ‘cơ hội’, ‘tiềm năng’ và ‘có thể’”, bà Tuệ Anh nhấn mạnh.
Theo ông Phạm Thiết Hòa, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC), các DN Việt Nam vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường ASEAN là do hình thức sản phẩm chưa đa dạng, giá sản phẩm chưa cạnh tranh. Bên cạnh đó hệ thống phân phối hàng hóa còn kém. Các DN chưa kết nối chặt chẽ với các cơ quan chức năng phụ trách xúc tiến, ngoại giao. Nhiều DN chưa trang bị đủ điều kiện để XK vào các nước đạo Hồi, chưa nắm rõ các rào cản kỹ thuật, pháp lý của các nước trong khu vực… Do vậy các DN phải khắc phục được những hạn chế nêu trên thì mới có thể làm chủ được thị trường ASEAN.
Chia sẻ các kinh nghiệm thâm nhập vào thị trường ASEAN, ông Lê Đức Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty gỗ An Cường cho biết, để đưa hàng hóa vào thị trường ASEAN, các DN phải xác định rõ bán cho ai, bán như thế nào. Bên cạnh đó các DN nên đi theo các kênh đại lý để giảm thiểu chi phí. Đặc biệt, phải tham gia các hội chợ, triển lãm để nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng.
Cùng quan điểm như trên, bà Nguyễn Thị Tuệ Anh cũng cho rằng việc xác định thị trường mục tiêu rất là quan trọng. Ngoài ra, các DN phải tìm hiểu khả năng đáp ứng của sản phẩm đối với nhu cầu thị trường, đảm bảo chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, ngoài kênh đại lý có thể liên doanh, liên kết dưới nhiều hình thức để thâm nhập thị trường...
Tin liên quan
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
23:52 | 12/11/2024 Kinh tế
Đề nghị nới thời gian hoàn thành Giai đoạn 1 sân bay Long Thành sang cuối năm 2026
19:48 | 12/11/2024 Kinh tế
Hợp tác là "chìa khóa" đảm bảo điều tra phòng vệ thương mại công bằng, suôn sẻ
19:38 | 12/11/2024 Kinh tế
Bình Dương xuất siêu 8,3 tỷ USD
15:31 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu hướng tới kỷ lục mới: Kim ngạch đạt 400 tỷ USD
15:10 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Trên 80% hàng Việt Nam có mặt tại các siêu thị
14:07 | 12/11/2024 Kinh tế
TPHCM: Dư nợ tín dụng đạt gần 3.800 tỷ đồng
13:39 | 12/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 10 địa phương xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam
11:26 | 12/11/2024 Infographics
(LONGFORM) Việt Nam đứng trước cơ hội đón làn sóng FDI thứ tư
10:41 | 12/11/2024 Megastory/Longform
“Chạy sô” tăng trưởng tín dụng có thể tiềm ẩn rủi ro
20:18 | 11/11/2024 Kinh tế
Nguồn cung vàng phụ thuộc nhập khẩu, việc thành lập sàn vàng phải nghiên cứu kỹ
20:18 | 11/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả lập kỷ lục mới với kim ngạch đạt 6 tỷ USD
16:23 | 11/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm chênh lệch giá, Ngân hàng Nhà nước đã bán ra hơn 11 tấn vàng
21:34 | 10/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài
Hoàn thành tổng hợp kết quả kiểm kê ngành Tài chính trước 31/5/2025
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan