Hạn chế giao thương với Trung Quốc có thể khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giảm 0,6-0,8%
Động lực tăng trưởng năm 2020 chủ yếu đến từ khu vực FDI. Ảnh: H.Anh |
Động lực tăng trưởng chủ yếu đến từ FDI
Theo Báo cáo Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2019 với chủ đề “Cải thiện năng suất lao động trong bối cảnh kinh tế số” vừa được Đại học KTQD công bố, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng GDP năm 2020 là 6,8%. Các dự báo của các tổ chức quốc tế như IMF, WB thận trọng hơn với mức 6,5 - 6,6%. Lạm phát được Chính phủ đặt mục tiêu và các tổ chức dự báo khoảng từ 4,0 - 4,5% trong năm 2020.
Theo các chuyên gia của Đại học KTQD, không thể phủ nhận Việt Nam vẫn có được một số cơ hội và thuận lợi, theo đó, đảm bảo một số động lực cơ bản cho tăng trưởng kinh tế.
Thứ nhất, Việt Nam vẫn là một địa điểm thu hút FDI trong khu vực, động lực tăng trưởng của nền kinh tế tiếp tục từ khu vực đối ngoại.
Dự kiến Việt Nam tiếp tục là điểm thu hút FDI mạnh mẽ trong khu vực. Với vai trò ngày càng tăng của khu vực FDI, động lực tăng trưởng của nền kinh tế sẽ vẫn chủ yếu từ khu vực này, đi kèm là cán cân thương mại sẽ tiếp tục thặng dư ở mức cải thiện hơn so với năm 2019
Thứ hai, lợi ích của các FTA thế hệ mới có thể gia tăng chất lượng FDI, đóng góp lớn hơn vào tăng trưởng. FTA thế hệ mới đem lại cho nền kinh tế và DN Việt Nam những lợi ích khả quan.
Ngoài những lợi ích trực tiếp từ dòng vốn và XK, cơ hội để cải thiện liên kết giữa các DN trong nước và DN FDI có thể gia tăng đáng kể. Các DN FDI sẽ chủ động mở rộng cánh cửa đón các nhà sản xuất linh, phụ kiện trong nước để được hưởng thuế suất ưu đãi của FTA.
Việc mở rộng cánh cửa này, không chỉ là mời DN trong nước tham gia đơn hàng, mà bao gồm cả tư vấn về công nghệ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hay chia sẻ kinh nghiệm quản trị.
Tuy nhiên, báo cáo này cũng nhấn mạnh, nền kinh tế còn đối diện với nhiều thách thức từ bên ngoài cũng như những vấn đề nội tại của nền kinh tế, từ đó, ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2020, theo đó, khả năng mục tiêu tăng trưởng 6,8% là khó có thể đạt được.
Kinh tế sẽ bị tác động nặng nề do dịch Covid-19
Trong 6 thách thức được các chuyên gia của Đại học KTQD đề cập tới, đáng chú ý là 3 thách thức gồm: Thứ nhất, nền kinh tế sẽ bị tác động nặng nề do dịch viêm phổi cấp tính Covid-19. Theo đó, dịch Covid-19 sẽ tác động lên nền kinh tế một cách mạnh mẽ và lâu dài. Kinh tế sẽ suy giảm nhanh chóng do giảm mạnh ở cả tổng cung và tổng cầu.
“Mức độ tác động của dịch Covid-19 đến nền kinh tế sẽ bị khuyến đại nhiều hơn do Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở lớn với thế giới, khu vực đối ngoại lại đang là đầu tàu cho tăng trưởng trong những năm qua”, báo cáo nêu.
Bên cạnh đó, việc gia tăng các chi phí để chống dịch sẽ ảnh hưởng đến ngân sách, trong tình trạng ngân sách đang khó khăn, nguồn thu bị suy giảm do kinh tế suy giảm; thâm hụt ngân sách gia tăng, các nguồn lực khác để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bị thu hẹp đáng kể.
“Chỉ riêng việc hạn chế giao thương với Trung Quốc đã kéo giảm tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ 0,6 đến 0,8%. Nếu tính cả tác động nhiều chiều và từ các khu vực khác, chắc chắn nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề hơn rất nhiều”, báo cáo nêu rõ.
Thứ hai, kinh tế thế giới suy giảm và căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng rủi ro đến thương mại quốc tế. Theo đó, với những cú sốc bên ngoài và khả năng chống đỡ còn nhiều hạn chế, XNK và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng tiêu cực.
Đơn cử, với khả năng thương chiến Mỹ - Trung còn diễn biến khó lường dẫn đến những rủi ro lớn mà các DN Việt Nam phải đối mặt khi XK hàng hóa sang Mỹ. Bên cạnh đó, nguy cơ gián đoạn chuỗi sản xuất toàn cầu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư và sản xuất của Việt Nam.
Thứ ba, nếu Việt Nam tham gia vào chiến lược Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) cũng có thể dẫn tới áp lực gia tăng nợ công và dự án kém hiệu quả. Báo cáo nhấn mạnh, có rất nhiều điểm phải cân nhắc thận trọng, thấu đáo về lợi ích tiềm năng từ việc chủ động tham gia vào sáng kiến BRI và yêu cầu nâng cao khả năng quản trị để tránh rơi vào “bẫy nợ” hoặc tình trạng dự án kém hiệu quả.
Tin liên quan
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đầu tư cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội
16:05 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK