Hải quan thông minh - Tăng cường phát triển khu vực thương mại tự do/khu vực cảng biển tự do
Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ phát biểu tại Lễ khai mạc Hội thảo về “Hải quan thông minh – Tăng cường phát triển khu vực thương mại tự do/khu vực cảng biển tự do” trong khuôn khổ hợp tác APEC do Hải quan Trung Quốc chủ trì tổ chức. Ảnh: Nguyễn Linh |
Những đóng góp tích cực
Với tư cách là nước đồng chủ trì, đại diện Hải quan Việt Nam, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ đánh giá cao tầm quan trọng của quan hệ hợp tác với các đối tác Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) cũng như khẳng định vai trò chủ động, tích cực của Hải quan Việt Nam trong việc đóng góp tích cực vào các mục tiêu hành động của Diễn đàn thông qua tiến trình cải cách, hiện đại hoá và tích cực ứng dụng công nghệ hỗ trợ tạo thuận lợi cho thương mại hợp pháp và kiểm soát chống buôn lậu. Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ cho biết, APEC hiện là khu vực đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Việt Nam với 65,6% tổng số vốn đầu tư, 10/14 đối tác đầu tư lớn nhất (trên 1 tỷ USD) vào Việt Nam là từ các nước thuộc APEC với tổng vốn 39,5 tỷ USD, chiếm 95,6% tổng số vốn đầu tư trực tiếp của APEC.
Hội thảo cũng ghi nhận vai trò quan trọng của Văn phòng Xây dựng năng lực khu vực châu Á -Thái Bình Dương của Tổ chức Hải quan thế giới (ROCB A/P- WCO) là đơn vị chỉ đạo trong việc xây dựng năng lực, hỗ trợ, kết nối và hợp tác các nước thành viên trong khu vực nhằm tiếp tục đẩy mạnh an ninh và tạo thuận lợi thương mại. Theo đó, chiến lược của ROCB A/P gồm 4 trụ cột chính: Hỗ trợ thực hiện cam kết, công cụ và hướng dẫn của WCO; tăng cường hơn nữa sự hợp tác với các đối tác phát triển; cải thiện việc phân tích nhu cầu, lập kế hoạch, thực hiện và quản lý các hoạt động xây dựng năng lực của hải quan các nước trong khu vực; tăng cường trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các nước thành viên trong khu vực. Nhiệm vụ trọng tâm của ROCB A/P theo kế hoạch thường niên (2023-2024) tập trung vào hải quan thông minh, hướng dẫn thực thi tại FZ và khảo sát đối với các nước thành viên nhằm nắm bắt nhu cầu hỗ trợ kỹ năng cần thiết cho công cuộc cải cách, hiện đại hóa và đạt được mục tiêu chiến lược phát triển trong giai đoạn tới từ 2024-2025.
Trong các phiên thảo luận tiếp theo, Hải quan các nước chia sẻ về sự kết nối dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hải quan thông minh. Bên cạnh đó phát triển các FZ/ khu vực cảng biển tự do là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giữa các nước thành viên trong khu vực. Đặc biệt trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ thì việc phát triển công nghệ trong các khu vực này sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nhấn mạnh tại hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ cho biết, không nằm ngoài xu hướng phát triển chung của APEC, Việt Nam cũng đã nhận thức tầm quan trọng và tiềm năng phát triển nền kinh tế biển. Trong đó, Hải quan Việt Nam đã xác định mục tiêu: “Xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm hải quan các nước phát triển trên thế giới, dẫn đầu trong thực hiện Chính phủ số, với mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh” tại Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030.
Ngoài ra, việc tăng cường phát triển FZ/khu vực cảng biển tự do là xu thế tất yếu của hợp tác, hội nhập; là chiến lược nhằm hỗ trợ quá trình phát triển, phát huy lợi thế so sánh của các vùng kinh tế. Mục đích tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hải quan cũng như công tác quản lý giám sát thông minh tại các cảng biển không chỉ đẩy mạnh hợp tác về kinh tế giữa các nước trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương mà còn là cơ hội hợp tác, giao lưu nhiều nền kinh tế quốc tế. Đặc biệt, Hải quan Việt Nam cùng các DN và UBND một số tỉnh, thành phố đang tích cực nghiên cứu triển khai một số FZs (các khu thương mại tự do), các khu vực cảng biển quan trọng nhằm thúc đẩy tạo thuận lợi cho phát triển đầu tư, sản xuất và kinh doanh. Hoạt động này kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam trở thành điểm sáng đầu tư toàn cầu trong những năm tới, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ cho biết thêm.
Chia sẻ nhiều kinh nghiệm
Tại hội thảo, lãnh đạo cơ quan Hải quan: Trung Quốc, Việt Nam, Úc, Nhật, Peru, APEC, Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc, Singapore, Trung tâm vận hành hệ thống cảng điện tử khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Thái Lan, Indonesia và WCO và các công ty công nghệ đã chia sẻ kinh nghiệm về thúc đẩy hải quan thông minh thông qua công nghệ và đổi mới, phục vụ phát triển FZ/cảng biển tự do.
Theo đó, Hải quan Úc chia sẻ về đơn giản hóa môi trường thương mại xuyên biên giới. Hải quan Úc nhấn mạnh, sự thành công đến từ đơn giản hóa thương mại xuyên biên giới bằng việc phối hợp với 28 cơ quan chính phủ quốc gia, quy tắc thương mại đơn giản và nhất quán, số hóa và chia sẻ dữ liệu, quy trình hiện đại hơn và lực lượng cán bộ có tay nghề, chuyên môn phù hợp, mô hình chức năng ổn định và công bằng, tiếp tục đẩy mạnh phát triển các cửa khẩu, an ninh và bảo vệ cộng đồng.
Hải quan Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm triển khai Hải quan thông minh để nỗ lực hướng tới cơ quan Hải quan hàng đầu thế giới với tầm nhìn trung và dài hạn về quản lý hải quan hiện đại. Hải quan Nhật Bản cũng nhấn mạnh việc chuyển đổi kỹ thuật số là một xu hướng tất yếu của sự thay đổi dòng chảy thương mại trên toàn thế giới sau dịch Covid-19 và kỳ vọng giải quyết các mối đe dọa an ninh kinh tế trong nước. Hải quan Nhật Bản cho biết sẽ tiếp tục nỗ lực hiện thực hóa Hải quan thông minh bằng cách tích hợp những thay đổi và nhu cầu về môi trường đồng thời xem xét và sửa đổi các biện pháp triển khai kịp thời.
Đối với Hải quan Trung Quốc, cơ quan Hải quan đã phát triển 3S (gồm Hải quan thông minh – Smart customs, Biên giới thông minh – Smart Borders, Kết nối thông minh – Smart connectivity) thông qua các dự án ứng dụng công nghệ mới, thiết bị hiện đại. Theo đó, Hải quan thông minh được ứng dụng trong các lĩnh vực như thương mại điện tử xuyên biên giới, đánh giá hình ảnh thông minh, kiểm tra sức khỏe và kiểm dịch thông minh. Biên giới thông minh là kết nối giữa các cơ quan quản lý biên giới với các nước láng giềng nhằm giám sát biên giới thông minh. Kết nối thông minh được thực hiện nhằm kết nối các hệ thống thông tin hải quan, chuẩn hóa các mô hình quản lý hải quan hiện đại, hợp tác với các chủ thể trong chuỗi cung ứng.
Tin liên quan
Hải quan Hải Phòng đón Tết sớm cùng quân, dân huyện đảo Bạch Long Vĩ
10:57 | 20/01/2025 Hải quan
Công bố 15 tác phẩm đạt Giải Cuộc thi "Cover các bài hát về Hải quan Việt Nam năm 2024"
19:04 | 16/01/2025 Hải quan
Hải quan Chuyển phát nhanh: Chủ động giải pháp, quản lý chặt chẽ hàng hóa XNK
13:53 | 16/01/2025 Hải quan
Các cơ quan Trung ương trên địa bàn Thái Bình nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ
17:18 | 15/01/2025 Hải quan
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Hải quan Thái Bình bứt phá mạnh mẽ trong thực hiện chỉ số DDCI
07:51 | 15/01/2025 Hải quan
Dấu ấn Hải quan Quảng Trị: 35 năm xây dựng và trưởng thành
07:43 | 15/01/2025 Hải quan
Cục Hải quan Long An hoạt động tại trụ sở mới
16:02 | 14/01/2025 Hải quan
Hải quan phát động thi đua với mục tiêu "Đổi mới- Đột phá- Phát triển"
15:04 | 14/01/2025 Hải quan
Năm 2025, Hải quan Quảng Ninh đặt mục tiêu thu ngân sách trên 17.800 tỷ đồng
11:02 | 14/01/2025 Hải quan
Hải quan Hải Phòng nhiều giải pháp thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại
10:13 | 14/01/2025 Hải quan
Hải quan góp phần quan trọng vào kỷ lục xuất nhập khẩu 786,3 tỷ USD
10:39 | 13/01/2025 Hải quan
Trao Huân chương Chiến công cho các tập thể, cá nhân thuộc Cục Hải quan Hải Phòng
19:31 | 10/01/2025 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics