Facebook Twitter youtube Tiktok

Hải quan “chia lửa” cùng doanh nghiệp vượt qua dịch Covid-19

(HQ Online) - Tạp chí Hải quan có cuộc trao đổi với ông Kim Long Biên, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục Hải quan các nội dung liên quan hội nghị đối thoại của Bộ Tài chính với doanh nghiệp về chính sách và thủ tục hành chính thuế, hải quan năm 2021, diễn ra ngày 8/12.
Hải quan Thanh Hóa đối thoại, chia sẻ đồng hành cùng doanh nghiệp
Hải quan sáng tạo trong hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch
Hải quan đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua dịch Covid-19

Hải quan “chia lửa” cùng doanh nghiệp  vượt qua dịch Covid-19
Ông Kim Long Biên

Trước bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề đến hoạt động xuất nhập khẩu, ngành Hải quan đã nghiên cứu, cải tiến rút ngắn, đơn giản hoá nhiều thủ tục trong công tác quán lý nhà nước về hải quan theo hướng lấy công nghệ thông tin làm trọng tâm để tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp vượt khó, ổn định sản xuất. Ông đánh giá như thế nào về kết quả đã đạt được?

Năm 2021 nền kinh tế chịu nhiều thiệt hại do dịch Covid-19 gây ra khiến hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Để cùng doanh nghiệp vượt qua thách thức này, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính, ngành Hải quan đã và đang thực hiện nhiều giải pháp thiết thực tạo thuận lợi thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục ảnh hưởng của dịch Covid-19 vượt qua khó khăn tập trung đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Ông Lã Hưng, Giám đốc Công ty TNHH Dương Phong:

Ngay từ năm trước khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát, hoạt động thông quan tại cửa khẩu tiếp giáp với Trung Quốc gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp đã được cơ quan Hải quan nói chung và Hải quan Lạng Sơn nói riêng hướng dẫn thủ tục hải quan thông qua mail, điện thoại. Đồng thời chấp nhận tiếp nhận chứng từ qua mail, fax… khi hệ thống gặp sự cố không thể truyền chứng từ và hướng dẫn doanh nghiệp truyền chứng từ bổ sung ngay khi hệ thống hoạt động trở lại.

Ông Nguyễn Mạnh Thường, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu mỹ nghệ:

Là một doanh nghiệp xuất khẩu nằm trên địa bàn tỉnh Nghệ An, công ty cũng nhận được rất nhiều sự hỗ trợ của cơ quan Hải quan nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thông quan hàng hóa được nhanh chóng, giúp doanh nghiệp kịp tiến độ đơn hàng với phía đối tác. Đặc biệt, khi tình hình khan hiếm container rỗng xảy ra, công ty còn được hỗ trợ thông tin về tình hình khai thác các chuyến tàu từ các đơn vị kinh doanh cảng, hãng tàu để kịp thời nắm bắt, chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động sản xuất. Đặc biệt, công ty đã được công chức hải quan kịp thời hỗ trợ những khó khăn phát sinh trong quá trình làm thủ tục hải quan.

Ông Vũ Song Tùng, Trưởng phòng Xuất nhập khẩu Công ty May Sông Hồng:

Khi dịch Covid-19 bùng phát trên diện rộng, để hỗ trợ doanh nghiệp, cán bộ công chức Hải quan đã tận tình hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp khai từng bước trên hệ thống và chờ cho hàng hóa của doanh nghiệp thông quan hết mới về nghỉ. Sự hỗ trợ đó của cơ quan Hải quan đã giúp doanh nghiệp đưa hàng hóa, nguyên liệu vào sản xuất một cách nhanh chóng. Với sự tích cực đó của cơ quan Hải quan, cộng đồng doanh nghiệp đã và đang vực dậy sản xuất, kinh doanh, vượt qua khó khăn. Ngoài ra, việc cơ quan Hải quan liên tục có sự hỗ trợ, nắm bắt khó khăn, tuyên truyền các chính sách mới trong lĩnh vực hải quan đến với doanh nghiệp cho thấy sự đồng hành, chia sẻ khó khăn hết sức kịp thời, thiết thực đối với cộng đồng doanh nghiệp.

Bằng các giải pháp thiết thực, Tổng cục Hải quan và các cục hải quan địa phương đã kịp thời tháo gỡ nhiều vướng mắc của các doanh nghiệp và nắm thêm được những thông tin bổ ích phục vụ công tác cải cách hành chính về hải quan, đồng thời kịp thời chấn chỉnh, xử lý những biểu hiện tiêu cực của cán bộ công chức các cấp.

Sau mỗi hội nghị đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp được Bộ Tài chính phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hàng năm ở phía Bắc, phía Nam, một số văn bản về thủ tục hải quan và quản lý thuế đã được ban hành mới, thay thế để tạo điều kiện thuận hơn nữa cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đặc biệt, trong 2 năm 2020, 2021, khi dịch Covid-19 bùng phát và lây lan, ngành Hải quan đã sát cánh “chia lửa”, chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp đã lan tỏa từ cấp tổng cục tới cấp chi cục, tổ, đội.

Một trong những điểm nhấn trong công tác hỗ trợ, đồng hành với doanh nghiệp chính là việc ngành Hải quan đã tích cực rà soát, xây dựng chính sách đảm bảo thực hiện “mục tiêu kép” vừa tạo thuận lợi thương mại vừa đảm bảo phòng chống dịch, thưa ông?

Bám sát chỉ đạo của các cấp, kịp thời hỗ trợ khó khăn cho doanh nghiệp, cơ quan Hải quan đã chủ động, tham mưu nhiều giải pháp vừa tạo thuận lợi thương mại vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19 giúp nâng cao hiệu quả quản lý về hải quan, chống thất thu cho ngân sách nhà nước. Trong đó, hướng dẫn và cho phép doanh nghiệp được nộp chứng từ hải quan dưới dạng điện tử để thông quan hàng hoá và thành lập các tổ hỗ trợ, xử lý vướng mắc trực tiếp về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; tạm thời không tiến hành kiểm tra việc bảo quản hàng hoá tại địa điểm bảo quản hàng hóa thuộc các khu vực phong tỏa cho đến khi các khu vực này được dỡ bỏ phong toả. Tạm dừng tổ chức kiểm tra đánh giá tuân thủ đối với các doanh nghiệp không có dấu hiệu vi phạm. Cho phép Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn được vận chuyển hàng hóa từ cảng Cát Lái đến các khu vực cảng biển/cảng cạn trong cùng hệ thống cảng biển của Tổng công ty trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai để giải tỏa tình trạng ùn tắc, quá tải tại cảng Cát Lái.

Hỗ trợ thủ tục thông quan nhanh xuất khẩu nông sản qua các tỉnh biên giới phía Bắc; chỉ đạo, hướng dẫn việc tạo điều kiện thuận lợi, thông quan nhanh các lô hàng vật tư, thiết bị y tế, tân dược, vắc xin, sinh phẩm xét nghiệm… hàng hóa viện trợ, biếu, tặng từ nước ngoài hoặc hàng hóa do các tổ chức, cá nhân trong nước nhập khẩu để ủng hộ, hỗ trợ, tài trợ, biếu tặng cho Chính phủ, Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành phố, Ủy ban MTTQ tỉnh, thành phố để phục vụ yêu cầu khẩn cấp công tác phòng, chống dịch, điều trị, khám chữa bệnh. Bố trí cán bộ trực 24/24 tại trụ sở để đảm bảo hoạt động thông quan liên tục, kịp thời, đúng quy định. Áp dụng công nghệ thông tin để triển khai phương án truy cập hệ thống để làm việc từ xa đối với cán bộ, công chức, viên chức hải quan đảm bảo hiệu quả công việc trong thời gian giãn cách xã hội theo yêu cầu của Chính phủ.

Đồng thời, tham gia xây dựng chủ trương, chính sách hỗ trợ cho các hoạt động xuất nhập khẩu trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, theo đó Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 82/2021/TT-BTC ngày 30/9/2021 “Quy định về giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, chuyển cửa khẩu trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu ùn tắc hoặc có nguy cơ ùn tắc tại cảng biển nơi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19”.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu và đề xuất Thủ tướng Chính phủ đưa vào chương trình họp Chính phủ xem xét thông qua Nghị quyết nhằm giải quyết khó khăn vướng mắc trong tình hình dịch bệnh Covid-19 về việc cho phép kéo dài thời gian tạm dừng hoạt động của cửa hàng miễn thuế và cho phép doanh nghiệp chế xuất được thuê kho ngoài các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao... để lưu giữ hàng hóa thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đang hoàn thiện dự thảo Thông tư trình ban hành theo thủ tục rút gọn về “Quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp phòng, chống dịch Covid 19; nộp chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu trong bối cảnh dịch Covid-19”.

Mặc dù vậy, thực tế cho thấy, thủ tục hải quan đa dạng với nhiều loại hình chắc hẳn không tránh khỏi những vướng mắc phát sinh có thể ảnh hưởng đến thời gian thông quan của doanh nghiệp. Nhưng các vấn đề vướng mắc này đều được giải quyết theo nguyên tắc minh bạch, công khai và thống nhất cùng cách hiểu.

Thưa ông, thời gian tới, cơ quan Hải quan sẽ có những kế hoạch gì để kịp thời nắm bắt, tiếp thu các ý kiến liên quan đến lĩnh vực hải quan của doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh tình hình kinh tế như hiện nay?

Trước bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngành Hải quan đã và đang áp dụng tối đa các biện pháp quản lý rủi ro về hải quan, qua đó, giảm gánh nặng về thủ tục hải quan trong quá trình làm thủ tục xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

Ngày 8/12/2021, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp năm 2021 theo phương thức trực tuyến.

Hội nghị được tổ chức tại điểm cầu chính - trụ sở VCCI và 9 điểm cầu chi nhánh, văn phòng đại diện của VCCI tại các địa phương bao gồm: Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Đà Nẵng, TPHCM, Cần Thơ, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận, với sự tham gia của khoảng 30 doanh nghiệp đại diện cho các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong đó có các tập đoàn, tổng công ty lớn; các hiệp hội ngành hàng; doanh nghiệp có đóng góp lớn về số thu cho NSNN; doanh nghiệp có nhiều ý kiến, kiến nghị phù hợp với thực tiễn nhằm sửa đổi, hoàn thiện các chính sách thuế và hải quan.

Tổng cục Hải quan tiếp tục chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố phối hợp với các lực lượng chức năng tại cửa khẩu duy trì các giải pháp đảm bảo thông quan hàng hoá. Nâng cao hiệu quả các giải pháp về công nghệ thông tin để hỗ trợ người khai hải quan, người nộp thuế; kết nối trao đổi thông tin với các bộ, ngành khi giải quyết thủ tục hành chính.

Tổng cục Hải quan cũng tiếp tục rà soát hoàn thiện cơ sở pháp lý, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh. Đơn giản hoá hồ sơ hải quan, bãi bỏ các chứng từ không cần thiết, đơn giản hoá các khâu nghiệp vụ… Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị hải quan địa phương duy trì các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, tránh ách tắc hàng hoá, đảm bảo thông quan hàng hoá được thông suốt.

Đặc biệt, thông qua các hội nghị đối thoại, cơ quan Hải quan sẽ kịp thời nắm bắt, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình làm thủ tục hải quan tại các cửa khẩu. Cũng thông qua các hội nghị đối thoại, cơ quan Hải quan muốn phổ biến các văn bản pháp luật, các quy định mới để doanh nghiệp hiểu rõ và thực hiện đúng khi làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa; từng bước nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật trong cộng đồng doanh nghiệp và phối hợp tốt với cơ quan Hải quan trong việc thực thi pháp luật chống buôn lậu, gian lận thương mại, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh trong cộng đồng doanh nghiệp.

Cơ quan Hải quan mong muốn doanh nghiệp chủ động hơn nữa trong việc phản hồi những khó khăn, vướng mắc trong việc thực thi pháp luật. Đồng thời, tích cực đóng góp, đề xuất giải pháp cho cơ quan quản lý trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật liên quan tới thuế, hải quan nhằm đảm bảo tính khả thi, sự công bằng, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện của các văn bản pháp luật. Từ đó giải quyết kịp thời các vướng mắc và kiến nghị cấp trên giải quyết các vướng mắc phát sinh theo thẩm quyền được phân cấp.

Xin cảm ơn ông!

Hồng Nụ (thực hiện)

Tin liên quan

TPHCM mở phiên chợ Xanh - Tử tế

TPHCM mở phiên chợ Xanh - Tử tế

Chương trình kỷ niệm 9 năm Phiên chợ Xanh – Tử tế tổ chức tại TPHCM ngày 19/4 có gần 90 doanh nghiệp, đơn vị đến từ 50 tỉnh, thành trên khắp các vùng miền cả nước tham gia.
Chi cục Thuế Khu vực XII: tăng cường quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh

Chi cục Thuế Khu vực XII: tăng cường quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh

Chỉ trong một thời gian ngắn (từ ngày 17/3 đến những ngày đầu tháng 4/2025), Chi cục Thuế Khu vực XII (CCT khu vực XII) đã từng bước kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy và chuyển đổi mô hình quản lý thuế; triển khai công tác bàn giao tài liệu, đảm bảo công tác quản lý thuế vận hành một cách thông suốt.
Hơn 24.500 trường hợp kinh doanh thương mại điện tử bị xử lý vi phạm thuế

Hơn 24.500 trường hợp kinh doanh thương mại điện tử bị xử lý vi phạm thuế

Tính đến ngày 31/3/2025, toàn ngành Thuế đã xử lý 24.588 trường hợp vi phạm kinh doanh thương mại điện tử, trong đó doanh nghiệp là 124 và cá nhân là 24.464. Số thuế xử lý truy thu và phạt là 469 tỷ đồng.
Hải quan khu vực VIII đối thoại với hơn 80 doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Hải quan khu vực VIII đối thoại với hơn 80 doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Ngày 17/4, Chi cục Hải quan khu vực VIII tổ chức hội nghị đối thoại, tham vấn doanh nghiệp lần thứ nhất năm 2025.
Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan

Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan

Cục Hải quan vừa ban hành Kế hoạch phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của Cục Hải quan năm 2025, định hướng 2026 – 2030.
Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu qua địa bàn Cao Bằng tăng 133%

Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu qua địa bàn Cao Bằng tăng 133%

Thống kê từ Chi cục Hải quan khu vực VI cho thấy, từ ngày 1/1 đến hết 31/3/2025, số thu ngân sách nhà nước (NSNN) từ hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa tại địa bàn tỉnh Cao Bằng tăng 133% so với cùng kỳ năm 2024.
Hải quan khu vực VI đối thoại với 51 DN có hoạt động XNK qua địa bàn tỉnh Cao Bằng

Hải quan khu vực VI đối thoại với 51 DN có hoạt động XNK qua địa bàn tỉnh Cao Bằng

Ngày 15/4, tại Cao Bằng, Chi cục Hải quan khu vực VI tổ chức Hội nghị đối thoại Hải quan – Doanh nghiệp quý I/2025.
Hải quan nỗ lực giảm thời gian, chi phí thông quan hàng hóa qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Hải quan nỗ lực giảm thời gian, chi phí thông quan hàng hóa qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Kinh tế- Tài chính, đại diện Chi cục Hải quan khu vực VI cho biết, để nâng cao hiệu suất thông quan, Chi cục thường xuyên đề xuất cấp có thẩm quyền để trao đổi với phía Trung Quốc thúc đẩy thương mại biên giới, đẩy nhanh tiến độ thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn.
Hải quan khu vực VII thông quan hơn 15.000 tờ khai

Hải quan khu vực VII thông quan hơn 15.000 tờ khai

Quý I/2025, Chi cục Hải quan khu vực VII đã khẩn trương ổn định bộ máy, tổ chức theo mô hình mới, đảm bảo hoạt động diễn ra thông suốt, nhất là tạo thuận lợi thương mại và hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan.
Hải quan Khu chế xuất Tân Thuận sớm ổn định mô hình tổ chức bộ máy mới

Hải quan Khu chế xuất Tân Thuận sớm ổn định mô hình tổ chức bộ máy mới

Hợp nhất từ Chi cục Hải quan Khu chế xuất Tân Thuận và Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công, Hải quan Khu chế xuất Tân Thuận đã nhanh chóng ổn định mô hình tổ chức bộ máy mới, tạo thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp.
Hướng dẫn giải quyết thủ tục với xe cơ giới khi hệ thống gặp sự cố

Hướng dẫn giải quyết thủ tục với xe cơ giới khi hệ thống gặp sự cố

Cục Hải quan nhận được phản ánh của một số doanh nghiệp về việc không nhận được kết quả kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Hải quan khu vực III nâng cao kỹ năng của công chức trong xử lý vi phạm

Hải quan khu vực III nâng cao kỹ năng của công chức trong xử lý vi phạm

Chi cục Hải quan khu vực III vừa tổ chức “Hội nghị tập huấn nâng cao kỹ năng xử lý vụ việc vi phạm trong lĩnh vực hải quan” cho 168 công chức của các đơn vị thuộc và trực thuộc Chi cục.
Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Hải quan khu vực III đạt hơn 29 tỷ USD

Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Hải quan khu vực III đạt hơn 29 tỷ USD

Quý I/2025, Chi cục Hải quan khu vực III làm thủ tục cho lượng hàng hóa xuất nhập khẩu có tổng kim ngạch hơn 29 tỷ USD.
Hải quan cửa khẩu Chi Ma: Tăng giờ thông quan hàng hóa để hỗ trợ doanh nghiệp

Hải quan cửa khẩu Chi Ma: Tăng giờ thông quan hàng hóa để hỗ trợ doanh nghiệp

Trong 3 tháng đầu năm 2025, số thu ngân sách nhà nước (NSNN) từ hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) của Hải quan cửa khẩu Chi Ma đạt hơn 225 tỷ đồng, bằng 37% dự toán, tăng 202% so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, để đạt con số này, Hải quan cửa khẩu Chi Ma đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng số thu ngay từ đầu năm.
Phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng, xây dựng Hải quan đất cảng phát triển vững mạnh trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng, xây dựng Hải quan đất cảng phát triển vững mạnh trong kỷ nguyên mới

Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, Hải quan Hải Phòng (nay là Chi cục Hải quan khu vực III) có sự lớn mạnh, trưởng thành về mọi mặt, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng đơn vị ngày càng phát triển vững mạnh trong kỷ nguyên mới, Chi cục trưởng Trần Mạnh Cường nhấn mạnh khi trả lời phỏng vấn Tạp chí Kinh tế - Tài chính.
Hải quan cửa khẩu cảng Hòn La đón chuyến bay quốc tế đầu tiên

Hải quan cửa khẩu cảng Hòn La đón chuyến bay quốc tế đầu tiên

Ngày 31/3/2025, chuyến bay quốc tế đầu tiên từ Đồng Hới (Quảng Bình) đến Đài Bắc (Đài Loan- Trung Quốc) và ngược lại do hãng hàng không Vietjet Air khai thác đã diễn ra thành công tốt đẹp. Theo dự kiến, từ ngày 31/3 đến 13/10/2025, tuyến bay quốc tế Đồng Hới – Đài Bắc sẽ có tổng cộng 13 chuyến khứ hồi. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao khả năng kết nối quốc tế của tỉnh Quảng Bình, đồng thời mở ra cơ hội phát triển kinh tế.
Xem thêm
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

TP.HCM: 19.208 hộ kinh doanh thương mại điện tử có vi phạm

TP.HCM: 19.208 hộ kinh doanh thương mại điện tử có vi phạm

Trong 560.898 tổ chức hộ - cá nhân kinh doanh thương mại điện tử trên địa bàn có 19.208 hộ kinh doanh vi phạm với số thuế truy thu, xử phạt 151 tỷ đồng.
TPHCM mở phiên chợ Xanh - Tử tế

TPHCM mở phiên chợ Xanh - Tử tế

Kỷ niệm 9 năm Phiên chợ Xanh – Tử tế được tổ chức tại TPHCM.
Hà Nội tăng cường giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh

Hà Nội tăng cường giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh

Hà Nội ban hành Kế hoạch Giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm sản phẩm OCOP, thực phẩm đông lạnh và trái cây nhập khẩu trên địa bàn.
Chính phủ yêu cầu theo dõi sát tình hình thị trường vàng trong nước và quốc tế

Chính phủ yêu cầu theo dõi sát tình hình thị trường vàng trong nước và quốc tế

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký văn bản chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước trước diễn biến giá vàng trong nước và quốc tế.
Lâm Đồng: thu ngân sách quý I/2025 đạt trên 4.218 tỷ đồng

Lâm Đồng: thu ngân sách quý I/2025 đạt trên 4.218 tỷ đồng

3 tháng đầu năm, thu ngân sách trên địa bàn Lâm Đồng (thuộc Chi cục Thuế khu vực XIII) đạt 4.218,4 tỷ đồng, bằng 31% dự toán, tăng 6% so cùng kỳ năm 2024.
5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp

Cập nhật của Cục Hải quan, hết quý I/2025, ngành nông nghiệp có 5 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.
(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025

3 tháng đầu năm 2025, số thuế thu từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đạt 34,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024.
(INFOGRAPHICS): 3 điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động

(INFOGRAPHICS): 3 điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động

Người nộp thuế dễ dàng thực hiện thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân thông qua một số thao tác đơn giản trên eTax Mobile.
(PODCAST) Ngành Tài chính chủ động ứng phó, giúp duy trì dòng chảy thương mại trước sức ép thuế từ Mỹ

(PODCAST) Ngành Tài chính chủ động ứng phó, giúp duy trì dòng chảy thương mại trước sức ép thuế từ Mỹ

Podcast chuyên đề đề cập đến những bước đi chủ động và đầy trách nhiệm của Việt Nam, đặc biệt là ngành Tài chính, nhằm ứng phó với sức ép tăng thuế từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, hỗ trợ doanh nghiệp, giúp duy trì dòng chảy thương mại quốc tế.
Sơ đồ bộ máy cơ quan thuế theo mô hình quản lý 3 cấp

Sơ đồ bộ máy cơ quan thuế theo mô hình quản lý 3 cấp

Từ ngày 1/3/2025, cơ quan thuế được tổ chức theo mô hình quản lý 3 cấp gồm: Cục Thuế thuộc Bộ Tài chính, 20 Chi cục Thuế khu vực và 350 Đội thuế liên huyện.
Phiên bản di động