Hải quan Bắc Ninh: Nhiều khó khăn quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu
Công chức Chi cục Hải quan Thái Nguyên (Cục Hải quan Bắc Ninh) kiểm tra thực tế hàng hóa. Ảnh: Chi cục cung cấp |
Nguy cơ doanh nghiệp ngừng hoạt động
Địa bàn quản lý của Cục Hải quan Bắc Ninh trải dài trên 3 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, với sự thu hút đầu tư chủ yếu là các nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, điện tử và linh kiện bán dẫn. Nổi bật là một số doanh nghiệp có quy mô rất lớn, thuộc hệ thống Công ty/tập đoàn đa quốc gia như Samsung, Canon, Amkor, Goertek, Foxconn, Luxshare.
Khoảng 3 năm trở lại đây, Cục Hải quan Bắc Ninh ghi nhận, lượng tờ khai XNK đạt trên 1 triệu tờ khai/năm. Cụ thể, năm 2021 là 1.054.990 tờ khai (1.566.835 tờ khai bao gồm cả tờ khai XNK tại chỗ); năm 2022 là 1.006.937 tờ khai (1.538.962 tờ khai bao gồm cả tờ khai XNK tại chỗ) và 11 tháng đầu năm 2023 là 910.259 tờ khai (1.575.763 bao gồm cả từ khai XNK tại chỗ). Đặc biệt, kim ngạch XNK qua địa bàn đạt trên 176 tỷ USD, đưa Bắc Ninh vươn lên đứng đầu cả nước trong năm 2022.
Ngoài ra, số lượng doanh nghiệp XNK tăng nhanh, nhất là nhóm loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất. Mỗi năm, trên địa bàn do đơn vị quản lý có khoảng 6.000 doanh nghiệp, trong đó có gần 1.100 doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất, chiếm 18,28%.
Qua công tác quản lý, giám sát hải quan đối với hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất, Cục Hải quan Bắc Ninh nhận thấy khó khăn phát sinh từ quy định pháp lý.
Về chính sách thuế tại Việt Nam, đối với hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất đang được hưởng ưu đãi lớn như đối tượng miễn thuế, không chịu thuế khi đáp ứng các điều kiện như có cơ sở sản xuất, có máy móc thiết bị, đáp ứng điều kiện kiểm tra giám sát hải quan. Tuy nhiên, chưa quy định giới hạn về thời gian đưa nguyên liệu, vật tư vào sản xuất kể từ thời điểm nhập khẩu hoặc thời gian gia công, sản xuất hàng hoá; nguồn vốn hoặc điều kiện về giá trị XNK của doanh nghiệp; điều kiện để được tiêu hủy máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư... dẫn đến khó khăn khi thực hiện công tác quản lý, theo dõi, giám sát, cơ quan Hải quan phải tổ chức theo dõi, quản lý giám sát hàng hoá trong một thời gian dài, phụ thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp.
Về chính sách ngoại thương, hiện cũng còn tồn tại các quy định song song khó phân biệt trong hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như hoạt động kinh doanh theo quyền nhập khẩu, quyền xuất khẩu cần cấp phép trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (theo Nghị định số 09/2018/NĐ-CP); hoạt động thanh lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị từ hoạt động sản xuất không yêu cầu cấp phép (theo Điều 26 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP, Thông tư số 04/2007/TT-BTM chưa công bố hết hiệu lực…) dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý của cơ quan Hải quan trong việc xác định các loại hình vì không có tiêu chuẩn đặc thù riêng nào.
Bên cạnh đó, Hải quan Bắc Ninh cũng cho biết, về thủ tục và các biện pháp quản lý hải quan, kiểm tra, giám sát tại Nghị định và Thông tư đã quy định cụ thể, nhưng chưa đảm bảo quản lý chặt chẽ để ngăn chặn, phát hiện kịp thời các hành vi gian lận của doanh nghiệp hoặc ngăn ngừa tình trạng doanh nghiệp bỏ trốn mất tích. Cụ thể, thiếu quy định quản lý để cơ quan Hải quan nắm bắt thông tin về việc doanh nghiệp bán phế liệu, phế phẩm tạo ra từ quá trình sản xuất vào nội địa (hiện doanh nghiệp xuất bán hóa đơn với cơ quan Thuế nội địa). Đồng thời, thiếu quy định về việc cho phép doanh nghiệp được tự chủ thực hiện nộp báo cáo quyết toán theo nhu cầu hoặc doanh nghiệp phải nộp định mức cho cơ quan Hải quan trước khi xuất khẩu.
Trên thực tế, có trường hợp doanh nghiệp gần hết thời hạn đi thuê nhà xưởng, doanh nghiệp XNK ít hơn so với thời gian trước đó... tiềm ẩn nguy cơ doanh nghiệp ngừng hoạt động bất kỳ khi nào, mặc dù cơ quan Hải quan có thông tin này nhưng cũng chỉ dừng ở mức theo dõi doanh nghiệp, mời doanh nghiệp làm việc để nhắc nhớ, đôn đốc, giải thích trách nhiệm phải thực hiện với cơ quan Hải quan... phụ thuộc rất nhiều vào sự tuân thủ của doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với doanh nghiệp không tuân thủ, người đại diện pháp luật xuất cảnh về nước dẫn đến gánh nặng cơ quan Hải quan truy tìm, xác minh mặc dù trước đó doanh nghiệp đã có xuất khẩu sản phẩm.
Rủi ro đưa hàng hóa đi tiêu hủy
Đưa ra những bất cập về tiêu hủy hàng hóa, Hải quan Bắc Ninh cho biết, quy định về giám sát hàng hóa tiêu hủy: tại Điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC đang cho phép doanh nghiệp ưu tiên tiêu hủy hàng hóa mà không chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan. Trong khi đó, Điều 43 Luật Hải quan quy định chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp được miễn kiểm tra chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, không quy định được miễn giám sát hải quan. Do đó, với doanh nghiệp ưu tiên hoạt động sản xuất quy mô lớn, lượng hàng hóa phát sinh tiêu hủy nhiều, doanh nghiệp chỉ cần thông báo thông tin cho cơ quan Hải quan, việc đưa hàng hóa đi tiêu hủy khi nào, số lượng thực tế là bao nhiêu do doanh nghiệp chủ động... Điều này tiềm ẩn về rủi ro hàng hóa đưa đi tiêu hủy và thông tin hàng hóa đã gửi cho cơ quan Hải quan không giống nhau hoặc hàng hóa đã đưa đi tiêu hủy trước khi thông báo cho cơ quan Hải quan hoặc hàng hóa không thực hiện tiêu hủy... cơ quan Hải quan khó có thể kiểm soát.
Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành chỉ điều chỉnh đối tượng là doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất; không quy định về trách nhiệm đối với Công ty chuyên xử lý môi trường tham gia vào quá trình tiêu hủy hàng hóa của doanh nghiệp, cũng như không quy định phương án, cách thức quản lý của cơ quan Hải quan đối với đối tượng này. Trên thực tế khi có thông tin vi phạm trong việc xử lý hàng hóa của doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất có liên quan đến Công ty môi trường, không có căn cứ pháp lý để xử lý trong thẩm quyền của cơ quan Hải quan để xử lý Công ty môi trường.
Ví dụ như trường hợp Công ty môi trường chở hàng hóa từ các doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất mà không thông báo cho cơ quan Hải quan nhưng cơ quan chức năng dừng hàng để kiểm tra thủ tục rất phức tạp và không có thẩm quyền để xử lý Công ty môi trường.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Hải quan Móng Cái tiếp tục giữ vị trí quán quân chỉ số năng lực cạnh tranh
10:56 | 21/12/2024 Hải quan
Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu nỗ lực để sẵn sàng triển khai hiệu quả mô hình tổ chức mới
09:46 | 21/12/2024 Hải quan
Hải quan Tây Ninh: Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao
21:48 | 20/12/2024 Hải quan
Đảng bộ Cục Hải quan Quảng Ninh thực hiện thắng lợi, toàn diện mọi mặt công tác
20:53 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Nam Giang đưa máy soi hành lý vào hoạt động
18:25 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Hà Tĩnh tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy theo chủ trương đề ra
16:20 | 20/12/2024 Hải quan
PHOTOS: Nhọc nhằn đường lên cửa khẩu quốc tế Nam Giang
16:05 | 20/12/2024 Hải quan
Cao Bằng: Hải quan Tà Lùng thu ngân sách hơn 770 tỷ đồng tăng 38%
14:50 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Lạng Sơn bám sát thực tiễn để hoàn thành nhiệm vụ được giao
14:17 | 20/12/2024 Hải quan
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 2: Đòi hỏi cấp thiết về hệ thống công nghệ thông tin mới
07:47 | 20/12/2024 Hiện đại hóa hải quan
Chủ động phương án đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan tại sân bay quốc tế Long Thành
14:24 | 19/12/2024 Hải quan
(Infographics) Kết quả thu của 10 đơn vị hải quan tỉnh, thành phố
08:11 | 19/12/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics