Hạ tầng CNTT chưa đồng bộ làm kéo dài thời gian giao dịch qua biên giới
Quang cảnh buổi khảo sát. |
Khảo sát chỉ ra điểm nghẽn
Đại diện Tổ công tác liên ngành, Phó Trưởng Ban cải cách hiện đại hóa (Tổng cục Hải quan) Kim Long Biên cho biết, cải thiện Chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới là nhiệm vụ quan trọng được Chính phủ giao Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) phối hợp với các bộ, ngành chịu trách nhiệm thực hiện tại Nghị quyết 02/NQ-CP, với mục tiêu nâng xếp hạng Chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới lên 15 bậc (đến năm 2021), riêng năm 2019 phải nâng từ 3-5 bậc.
Để đạt được mục tiêu Chính phủ giao cần có sự tham gia tích cực của các bên nhằm triển khai đồng bộ các giải pháp về thời gian và chi phí giao dịch thương mại qua biên giới. Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 881/QĐ-BTC thành lập Tổ công tác liên ngành thực hiện khảo sát về Chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới.
Ông Kim Long Biên cho biết, lâu nay kết quả đo thời gian giải phóng hàng hóa XNK vẫn được nhắc tới với kết quả thời gian của cơ quan Hải quan chiếm 28%, còn lại 72% khoảng thời gian còn lại thuộc về kiểm tra chuyên ngành. Thời gian qua, cơ quan Hải quan đã có rất nhiều hoạt động cải cách hiện đại hóa nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động XNK, rút ngắn thời gian thông quan. Trong khi đó, Chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới liên quan đến rất nhiều bộ, ngành, đơn vị. Chính vì vậy, trong đợt khảo sát lần này, mong muốn của Tổ công tác là tìm ra các điểm nghẽn và vướng mắc trong quy trình thủ tục để có giải pháp tháo gỡ.
“Hoạt động khảo sát không chỉ tập trung nắm bắt vướng mắc về chính sách pháp luật mà còn thu thập thông tin từ DN XNK, hãng tàu, cảng vụ, doanh nghiệp logistics… liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa từ cảng về đến kho của DN và ngược lại. Song song với hoạt động khảo sát trực tiếp của Tổ công tác, VCCI cũng sẽ tiến hành phát phiếu khảo sát đến các DN để thu thập thêm thông tin khách quan, minh bạch. Ý kiến phản ánh khách quan của cộng đồng DN thông qua việc trả lời phiếu khảo sát sẽ là thông tin để Tổ công tác đề xuất các giải pháp cho các bên liên quan nhằm giản thời gian, chi phí cho DN trong hoạt động XNK.”- ông Kim Long Biên cho biết.
Giải thích cụ thể mục tiêu của cuộc khảo sát, đại diện Ban Cải cách hiện đại hóa cho biết, Chỉ số Giao dịch thương mại hàng hóa qua biên giới WB đo và công bố hàng năm. Nhưng công bố của WB là kết quả tổng, các chỉ số thành phần khi công bố chỉ thấy được khía cạnh này giảm, khí cạnh kia tăng. Nhìn vào những con số đó chưa thể biết được việc tăng, giảm là do đâu. Chính vì vậy, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, đoàn liên ngành sẽ trực tiếp nắm bắt những khó khăn vướng mắc đối với lô hàng từ khi đến cảng cho đến kho của DN, từng khâu một DN phải làm những thủ tục gì, thời gian và chi phí dành cho mỗi công đoạn ra sao. Từ đó, Tổ công tác sẽ nắm bắt để có cái nhìn tổng quan, chỉ ra những điểm nghẽn để báo cáo, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục cải cách.
Chia sẻ thêm về cuộc khảo sát, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng Nguyễn Kiên Giang cho biết, hoạt động khảo sát có ý nghĩa lớn để các cơ quan quản lý đánh giá được thực trạng thực hiện thời gian và chi phí thực hiện hoạt động XNK hàng hóa. Sự tham gia tích cực của DN trong quá trình khảo sát sẽ là cơ hội để DN đóng góp tiếng nói sát thực tiễn để các cơ quan quản lý xây dựng thể chế ngày càng tiến bộ, điều mang lại lợi ích trực tiếp cho DN.
Tại buổi làm việc, Tổ công tác đã phỏng vấn trực tiếp DN về thời gian và chi phí thực hiện thủ tục để NK nhóm hàng có mã số HS 8708 (phụ tùng ô tô); Xuất khẩu là nhóm hàng có mã số HS85 (hàng điện máy, thiết bị điện, máy thu, tái tạo âm thanh, máy ghi hình…) liên quan đến cơ quan Hải quan. Đây là hai nhóm hàng WB thực hiện khảo sát Chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới.
Tổ công tác thực hiện khảo sát ý kiến DN liên quan đến các cơ quan khác trong quá trình làm thủ tục XNK như: Cơ quan kiểm tra chuyên ngành; cảng vụ; DN kinh doanh cảng, kho bãi; hoạt động logistics, hãng tàu…
Tại buổi làm việc, nhiều ý kiến DN đã nêu lên những vướng mắc trong quá trình thực hiện thực hiện thủ tục để vận chuyển hàng từ khi hàng đến cảng đến khi đưa về kho DN và ngược lại.
Hạ tầng cần đồng bộ
Nêu lên những vấn đề trong quá trình làm thủ tục thông quan hàng hóa, đại diện Công ty Tiếp Vận Thăng Long cho rằng, để cải thiện Chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới không chỉ riêng vai trò của cơ quan Hải quan. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK thời gian qua đã được đơn giản, cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là cải cách phải đồng bộ. Muốn phát triển hạ tầng logistics thì phải nâng hạ tầng CNTT vì thông tin rất quan trọng. Nếu DN vẫn mất thời gian di chuyển để làm các thủ tục thủ công thì không thể rút ngắn thời gian được. Hạ tầng ứng dụng CNTT của cơ quan Hải quan đổi mới thì hãng tàu, cảng, DN cũng phải đổi mới.
Đại diện Công ty TMT phản ánh về tình trạng giao khi vận chuyển hàng hóa. Tình trạng kẹt container trên các tuyến đường quốc lộ gây mất rất nhiều thời gian cho DN. Đặc biệt khi lượng hàng hóa tại tại khu vực cảng Hải Phòng ngày một gia tăng thì tình trạng này sẽ ngày càng nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, tại buổi làm việc, các DN cũng phản ánh nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành chẳng hạn như: Có thủ tục đã đưa lên Cơ chế một cửa quốc gia nhưng có thủ tục chưa; thời gian kiểm tra chuyên ngành còn kéo dài, chồng chéo… gây khó khăn cho DN trong quá trình thực hiện.
Từ thực tế vướng mắc của DN, Tổ công tác liên ngành đề nghị các DN ghi chi tiết các vấn đề về thời gian, chi phí trong toàn bộ các khâu thủ tục: Từ thực hiện thủ tục hải quan; thủ tục kiểm tra chuyên ngành; thủ tục xử lý hàng tại cảng/cửa khẩu. Kết quả khảo sát sẽ được Tổ công tác ghi nhận tổng hợp báo cáo, kiến nghị các cơ quan có liên quan giải quyết.
Tin liên quan
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Phát triển khu thương mại tự do: 'Cú hích' để Đà Nẵng phát triển
16:18 | 31/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 5 tỷ USD thương mại Việt Nam - UAE
15:22 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành Hải quan triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024
16:10 | 04/11/2024 Hải quan
Chấm dứt Đề án thí điểm nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma
15:24 | 04/11/2024 Hải quan
Tăng 3 làn phục vụ xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai
13:57 | 04/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 1 tháng 11/2024 (từ ngày 28/10 đến 3/11/2024)
09:39 | 04/11/2024 Multimedia
Kết quả thu ngân sách 10 tháng của ngành Hải quan bằng 92,3% dự toán
09:35 | 04/11/2024 Hải quan
Hải quan Hà Tĩnh thu ngân sách đạt 73,14% dự toán, giảm 1,03%
19:41 | 03/11/2024 Hải quan
Hải quan Hà Nam Ninh số hóa hồ sơ, thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ
14:58 | 02/11/2024 Hải quan
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Đồng Nai: Cục trưởng trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với doanh nghiệp hàng tháng
09:26 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Bình Dương: Gỡ vướng cho DN trong XNK hóa chất, tiền chất công nghiệp
08:33 | 02/11/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 10/2024
20:09 | 01/11/2024 Hải quan
Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu: Phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp thực chất, bền vững
13:30 | 01/11/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK