Hà Nội: Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh bám sát tiến độ khống chế dịch
Hoạt động sản xuất tại khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội. Ảnh: Nhật Nam |
Tái mở cửa theo từng giai đoạn
Ông Nguyễn Hải Đường, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần M2 Việt Nam: Hiện tại, nhà máy dệt may M2F đã chủ động xây dựng kịch bản để ứng phó với dịch bệnh một cách linh hoạt và hiệu quả. Ngoài ra, Công ty cũng đưa ra nhiều phương án phát triển để không rơi vào thế bị động, cùng xây dựng xã hội “bình thường mới”, chuẩn bị sẵn tâm thế để có thể bắt nhịp ngay sau khi hết giãn cách. Công ty cũng không còn thực hiện kế hoạch theo quý, theo tháng, thậm chí cho cả năm, bây giờ kế hoạch có thể thay đổi từng ngày, từng giờ tùy theo diễn biến thực tế. M2F cũng nỗ lực tìm kiếm đơn hàng để người lao động được sản xuất các sản phẩm chủ lực, mang lại hiệu quả cao; tìm cách tăng cường liên kết chuỗi trong sản xuất. Bà Nguyễn Thị Phương, Giám đốc Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Song Phương: Sau giãn cách xã hội, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm, nông sản sẽ bình ổn trở lại nhưng không lớn. Vì vậy, việc khôi phục sản xuất thế nào là bài toán cần phải được tính tới ngay từ bây giờ, tránh tình trạng cầu tăng thì cung lại thiếu. Hơn nữa, doanh nghiệp còn gặp khó do chuỗi cung ứng nguồn nguyên liệu bị đứt gãy trong dịch dẫn đến thiếu hụt, đẩy giá sản xuất tăng. Nguồn nhân lực cũng bị thiếu hụt do người lao động trở về quê tránh dịch, nên cần giải pháp tuyển dụng mới và đào tạo lại. Vì thế, Công ty đã phải cắt giảm tối đa chi phí sản xuất để giữ nguyên được giá thành, vừa đưa ra những sản phẩm mới có giá cạnh tranh nhưng chất lượng vẫn đảm bảo sau giãn cách. Hương Dịu (ghi) |
Hai đợt dịch bệnh Covid-19 từ đầu năm 2021 đến nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đà phục hồi tăng trưởng của TP Hà Nội. Theo Cục Thống kê TP Hà Nội, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp cùng với việc thực hiện quyết liệt các giải pháp cấp bách của Chính phủ và TP nhằm kiểm soát, khống chế dịch bệnh, trong đó việc thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn Hà Nội từ ngày 24/7/2021 đã tác động mạnh đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sản xuất công nghiệp tháng 8 giảm mạnh so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 8 ước tính giảm 8% so với tháng trước và giảm 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cũng giảm 32,2% so với tháng trước và giảm 51,2% so với cùng kỳ năm trước...
Cùng với việc kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, UBND TP Hà Nội đã bắt đầu nới lỏng một số hoạt động dựa trên tình hình thực tế kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt là các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng, các phân vùng 2, 3 trên địa bàn Thủ đô đã được phép từng bước triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn theo tinh thần Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ. Việc nới lỏng giãn cách, từng bước trở lại trạng thái bình thường mới sẽ được tiến hành nhưng vẫn phải thực hiện nghiêm các quy định về công tác phòng, chống dịch.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan về việc Hà Nội nên tái khởi động nền kinh tế theo hướng nào, đại diện một doanh nghiệp đã cho biết, cứ mỗi tuần đóng cửa thì phải mất 2-3 tuần để phục hồi. Việc mở cửa trở lại nền kinh tế không có nghĩa là tất cả hoạt động sản xuất, dịch vụ sẽ ngay lập tức trở lại như trước khi có dịch.
Khi mở cửa trở lại dù là Hà Nội, TPHCM hay các địa phương khác, thì an toàn phòng dịch vẫn phải là điều kiện đặt lên hàng đầu. Điều kiện an toàn để Hà Nội có thể tái khởi động lại nền kinh tế có thể thông qua các tiêu chí như người lao động đã được tiêm vắc xin hoặc có xét nghiệm âm tính trong vòng 72h. Ngoài ra, có thể đề xuất thêm những tiêu chí khác như người lao động thuộc vùng xanh, vùng cam, những nơi có ít ca lây nhiễm trong một thời gian nhất định.
Thận trọng từng bước
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho rằng, việc Hà Nội mở cửa nền kinh tế là chủ trương hoàn toàn chính xác. Bởi lẽ, các biến thể của virus gây Covid-19 ngày càng phức tạp và luôn thay đổi, rất khó để có thể triệt tiêu hoàn toàn. Nới lỏng nhưng vẫn phải an toàn, linh hoạt, thích ứng hơn với điều kiện mới. Theo đó, Hà Nội phải đẩy nhanh tiêm vắc xin, tuân thủ nghiêm 5K, chủ động tích cực ứng dụng công nghệ thông tin và dữ liệu trong phòng chống dịch; các quyết định đưa ra phải nhận được sự đồng lòng giữa người dân, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước.
“Phải có kế hoạch, kịch bản chi tiết, ví dụ nếu xảy ra F0 thì phải xử lý như thế nào từ người dân đến doanh nghiệp, chính quyền chứ không phải thấy F0 là đóng cửa ngay nhà máy. Bởi chấp nhận mở cửa thì không thể không có F0 nhưng phải làm gì để doanh nghiệp vẫn duy trì được hoạt động. Sống chung với dịch trong tình hình mới tức là người nhiễm bệnh thì được đi chữa, người khỏe thì phải được đi làm”, ông Cấn Văn Lực nói.
Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhanh chóng ổn định được sản xuất, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm các chủ trương, chính sách, Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, Thành ủy, UBND TP Hà Nội về việc thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng, các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thủ đô. Tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, phí, cho vay mới theo quy định. |
Liên quan đến việc trong thời gian tới, Hà Nội sẽ chuẩn bị gì cho việc tái khởi động nền kinh tế, quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, Sở Công Thương Hà Nội sẽ phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch phục hồi và thúc đẩy kinh tế bám sát theo tiến độ khống chế dịch bệnh trên từng địa bàn. Cụ thể, tại các khu vực có nguy cơ thấp duy trì các hoạt động sản xuất, kinh doanh; ở những nơi có đủ điều kiện theo nguyên tắc “an toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn”; từng bước khôi phục và đẩy mạnh sản xuất tại các địa bàn kết thúc giãn cách xã hội; tại các khu vực nguy cơ cao tiếp tục thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội; phối hợp với Sở Giao thông vận tải bảo đảm hoạt động vận tải, lưu thông hàng hóa thông suốt.
Tin liên quan
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Đột kích kiểm tra cơ sở có dấu hiệu sản xuất thực phẩm "dởm"
10:39 | 13/11/2024 An ninh XNK
(INFOGRAPHICS) 10 địa phương xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam
11:26 | 12/11/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
16:06 | 23/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics