Hà Nội: Thêm bệnh nhân tử vong do mắc sốt xuất huyết
Chống dịch Covid-19 không quên sốt xuất huyết | |
Hà Nội: Viêm não Nhật Bản và sốt xuất huyết tăng | |
Hà Nội: Sốt xuất huyết tăng nhanh |
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, nam bệnh nhân (57 tuổi, ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) mắc sốt xuất huyết đã không qua khỏi do đến bệnh viện điều trị quá muộn.
Việc phun thuốc diệt muỗi là cần thiết trong bối cảnh dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội có xu hướng tăng. |
Qua khai thác tiền sử được biết, 5 ngày trước khi đến Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân có triệu chứng sốt cao, đau mỏi người. Tuy nhiên, thay vì đến bệnh viện khám, chẩn đoán bệnh, bệnh nhân tự mua thuốc về điều trị tại nhà dẫn đến biến chứng nặng.
Tại Bệnh viện, sau khi thăm khám, xét nghiệm các bác sỹ chẩn đoán bệnh nhân bị sốt xuất huyết, men gan tăng trên 4.000 (cao gấp hàng chục lần so với mức bình thường) và bắt đầu có suy gan, suy thận, suy đa tạng.
Sau nửa ngày lọc máu tại Khoa Cấp cứu và điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, bệnh nhân được chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực để chạy lọc máu, ECMO (tim phổi nhân tạo) và hồi sức tích cực. Tuy nhiên, do tình trạng quá nặng, bệnh nhân đã không qua khỏi.
Như vậy, đây là trường hợp thứ 2 tử vong do sốt xuất huyết tại Hà Nội trong 2 tuần qua. Trước đó, Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận nam thanh niên 17 tuổi mắc sốt xuất huyết bị ngừng tim do tự truyền dịch tại nhà.
Ngoài bệnh nhân vừa tử vong, tính đến thời điểm này, hiện Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) đang tiếp nhận, điều trị cho 5 ca bệnh sốt xuất huyết nặng.
Hiện nay đang là mùa mưa bão, cũng là thời điểm dịch sốt xuất huyết gia tăng. Do vậy ngoài các biện pháp chống dịch Covid-19 người dân không và cả các cơ quan y tế cũng không được chủ quan với dịch sốt xuất huyết.
Chưa kể, một số người dân có tâm lý ngại tới các cơ sở y tế do lo lắng vì dịch Covid-19 khiến cho việc điều trị bị ảnh hưởng.
Về nhầm lẫn giữa sốt sốt xuất huyết và Covid-19, theo PGS.TS Duy Cường, đây đều là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch do virus gây ra với các biểu hiện ban đầu giống nhau, có thể gây nhầm lẫn như sốt, đau đầu, đau mỏi người.
Tuy nhiên, đây là hai bệnh có yếu tố dịch tễ và đường lây truyền cũng như bệnh cảnh hoàn toàn khác nhau.
Cụ thể, Covid-19 lây qua đường hô hấp do tiếp xúc giọt bắn, còn sốt xuất huyết lây qua đường máu do muỗi truyền. Ngoài ra sốt xuất huyết điển hình có biểu hiện da xung huyết, mặt và mắt đỏ, nặng hơn có xuất huyết hoặc dẫn đến sốc do máu bị cô đặc.
Đối với bệnh nhân mắc Covid-19 thì ngoài yếu tố dịch tễ có tiếp xúc với người mắc Covid-19 thì còn có biểu hiện viêm đường hô hấp như ho, khó thở, ngạt mũi… nặng sẽ có biểu hiện viêm phổi và suy hô hấp.
Triệu chứng của sốt xuất huyết là sốt cao liên tục, kéo dài 5- 7 ngày, kèm theo đau đầu, đau người, có thể nổi hạch, phát ban, trên người nổi da xung huyết đỏ, đau bụng vùng gan, buồn nôn. Nặng hơn có thể xuất huyết chảy máu dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng.
Theo các chuyên gia y tế, trong những ngày đầu tiên mắc sốt xuất huyết, biểu hiện sốt khá giống với các bệnh sốt do virus cấp tính. Người bệnh thường sốt cao liên tục, khi dùng hạ sốt có thể lui sốt nhưng có thể sốt tăng trở lại nhanh chóng sau 3 - 4 tiếng.
Có khoảng 70% các trường hợp mắc sốt xuất huyết là lành tính, sau sốt 5-7 ngày người bệnh có thể tự hồi phục. Tuy nhiên một số rường hợp có cơ địa đặc biệt, có bệnh nền mạn tính kèm theo cần lưu ý hơn.
Sốt xuất huyết có 2 biến chứng hay gặp là hạ tiểu cầu và cô đặc máu. Trong đó biến chứng hạ tiểu cầu không khiến cơ thể mệt mỏi, li bì. Do đó nhiều người khoẻ mạnh chủ quan, không theo dõi cho đến khi bị xuất huyết ồ ạt. Ngược lại, biến chứng cô đặc máu có liên quan nhiều đến triệu chứng mệt, đau tức vùng gan, nôn, buồn nôn, lơ mơ, li bì, thường kéo dài 24-48 giờ.
Cả hai biến chứng này đều gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, biến chứng chảy máu thường dễ nhận biết và ít khi bị bỏ qua, biến chứng còn lại khó tự nhận biết, thậm chí đến giai đoạn sốc người bệnh mới tự phát hiện ra.
Chuyêng gia khuyến cáo, những bệnh nhân nghi ngờ mắc sốt xuất huyết, cần làm xét nghiệm tiểu cầu trong 3 ngày liên tiếp, vào các ngày thứ 4-5-6 vì theo dõi biến chứng hạ tiểu cầu là phải theo dõi xu thế chứ không phải chỉ một thời điểm.
Hiện nay sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh, biện pháp hữu hiệu nhất là kiểm soát hoạt động của muỗi truyền bệnh như phòng tránh muỗi đốt, diệt muỗi, loăng quăng và bọ gậy. Đồng thời, thường xuyên vệ sinh môi trường, loại bỏ các ổ nước đọng trong nhà và ngoài nhà… không cho muỗi sinh sản và phát triển.
Tin liên quan
Thu thuế thương mại điện tử ước đạt 116 nghìn tỷ đồng
16:19 | 25/12/2024 Thuế - Kho bạc
Liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
13:22 | 23/12/2024 An ninh XNK
Khen thưởng thành tích phá vụ án buôn lậu 7.300 tấn khí cười
09:11 | 11/12/2024 An ninh XNK
Giá xăng giảm hơn 400 đồng/lít
15:29 | 26/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương
16:20 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có gì mới?
15:01 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng nhu cầu mới
09:00 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phấn đấu GDP vượt 8%
08:20 | 25/12/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
16:29 | 24/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan và Hải quan Tây Ninh hưởng ứng chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát”
Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá công tác tài chính doanh nghiệp
Hồi phục "sức khoẻ" doanh nghiệp nhà nước sau 6 năm về "siêu Ủy ban"
Hải quan Đồng Nai đề xuất được thí điểm sắp xếp lại bộ máy theo mô hình mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 104 phát hành ngày 27/12/2024
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics