Hà Nội lo thiếu nhu yếu phẩm, hàng loạt địa phương sẵn sàng cung ứng
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam và ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội tại điểm cầu chính ở UBND TP. Hà Nội |
Tự sản xuất, cung ứng 30-65% nhu cầu
Phát biểu tại Diễn đàn "Chia sẻ thông tin, kết nối giao thương nông, lâm, thủy sản giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố" do Bộ NN&PTNT, UBND TP. Hà Nội và UBND 40 tỉnh, thành phố phối hợp tổ chức sáng nay, 23/10/2021, ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, Hà Nội có diện tích đất nông nghiệp khoảng 189 nghìn ha, chiếm 56% tổng diện tích đất tự nhiên.
Tuy nhiên, nhiều sản phẩm hàng hóa thiết yếu Hà Nội tự sản xuất và cung ứng chỉ đáp ứng từ 30-65% nhu cầu.
Lượng hàng hóa còn thiếu được doanh nghiệp phân phối, siêu thị, chuỗi thực phẩm, thương lái... kết nối, khai thác từ các tỉnh, thành phố thông qua hoạt động giới thiệu kết nối nguồn hàng nông, lâm, thủy sản, trái cây an toàn...
Trong 10 tháng năm 2021, kênh phân phối, siêu thị, chuỗi thực phẩm Hà Nội hỗ trợ kết nối tiêu thụ lượng hàng từ các tỉnh, thành phố trên 220.000 tấn.
“Nhiều sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã phường một sản phẩm-PV) của các tỉnh, thành phố đã được kết nối đưa vào 35 điểm giới thiệu bán sản phẩm OCOP của TP. Hà Nội. Các đơn vị đẩy mạnh bán hàng hóa thiết yếu qua các website thương mại điện tử, hotline doanh nghiệp...”, ông Quyền nói.
Bà Trần Thị Phương Lan, quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội thông tin thêm, một số mặt hàng thiết yếu như thịt lợn, gia cầm, thuỷ cầm, thuỷ hải sản hiện nay giá xuống quá thấp, người dân không mặn mà tái đàn. Sở Công Thương Hà Nội dự báo nguồn cung các sản phẩm này sẽ khó khăn trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Hà Nội mong muốn Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phối hợp để triển khai kế hoạch phục vụ Tết và triển khai kết nối cung cầu nông sản; giới thiệu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nông sản, thực phẩm theo tiêu chuẩn để đưa vào các kênh phân phối trên địa bàn Hà Nội.
“Hà Nội cũng sẵn sàng phối hợp để kết nối nông sản của các tỉnh, thành phố trên cả nước với các kênh siêu thị nước ngoài như MM Mega Maket, BigC, Aeon Mail... Đồng thời, quảng bá nông sản, thực phẩm an toàn trên 600 trang website thương mại điện tử và sàn thương mại điện tử để đẩy mạnh xuất khẩu”, bà Lan nhấn mạnh.
Mong có cơ chế trao đổi thông tin
Từ góc độ các địa phương mong muốn kết nối, tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Hà Nội, bà Đỗ Thị Minh Hoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết, thời gian qua, công tác giao thương kết nối nông, lâm, thủy sản giữa Bắc Kạn với TP. Hà Nội đã được duy trì liên tục.
9 tháng năm 2021, tỉnh Bắc Kạn đã sản xuất số lượng lớn nông sản đặc sản địa phương như bí xanh, măng khô, miến dong… TP. Hà Nội đã hỗ trợ Bắc Kạn tiêu thụ gần 700 tấn bí xanh thơm.
Cũng theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn, sắp tới địa phương này có 25.000 tấn cam quýt và 2.000 tấn miến dong cần tiêu thụ từ hiện tại cho đến Tết Nguyên đán. “Thông qua diễn đàn này, tỉnh Bắc Kạn mong muốn có những chương trình làm việc cụ thể với Hà Nội để trao đổi thông tin yêu cầu cụ thể về sản phẩm để mở rộng thị trường”, bà Hoa nói.
Tương tự, ông Dương Văn Lượng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên chia sẻ, Thái Nguyên đang rà soát quy hoạch, hướng dẫn sản xuất, đầu tư cho cây trồng có thế mạnh của tỉnh như chè, rau, cây ăn quả; đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Địa phương này đề nghị TP. Hà Nội có cơ chế trao đổi thông tin với các tỉnh về sản lượng nông sản, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông sản hàng tháng, hàng quý, có định kỳ để địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã có định hướng sản xuất, cung ứng sản phẩm nông sản an toàn cho Hà Nội.
Phát biểu tại diễn đàn, ông Vương Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết: Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, Sóc Trăng xác định thế mạnh là nuôi trồng thuỷ sản, lúa gạo và cây ăn trái.
Đặc biệt, diện tích nuôi tôm nước lợ áp dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh khoảng 51.000 ha. Bên cạnh đó, Sóc Trăng có vùng lúa – tôm với diện tích khoảng 10.000 ha, kết hợp nuôi tôm và trồng lúa ST24, ST25 chất lượng cao. Diện tích trồng cây ăn trái khoảng 28.000 ha, chủ yếu là xoài, nhãn và vú sữa.
“Đề nghị các địa phương và Hà Nội có sự liên kết, hỗ trợ bằng nhiều hình thức khác nhau để tiêu thụ nông sản cho Sóc Trăng. Đồng thời, Bộ NN&PTNT giữ vai trò điều phối, chỉ đạo để xây dựng liên kết vùng trong phát triển nông nghiệp tại ĐBSCL từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm”, ông Nam nói.
Đánh giá cao sản phẩm của các địa phương, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam nhấn mạnh: "Hàng hóa từ các tỉnh đem về tiêu thụ tại Hà Nội cũng phải đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, đề nghị các tỉnh chỉ đạo thêm các đơn vị sản xuất, cung cấp nông sản cho thị trường Hà Nội lưu ý vấn đề này".
Theo Sở Công Thương Hà Nội, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa thiết yếu phục vụ 10,3 triệu người dân sinh sống, học tập, làm việc trên địa bàn thành phố một tháng như sau: Gạo 92.970 tấn (khả năng tự cung ứng 56.338 tấn, đáp ứng 65,6% nhu cầu); thịt lợn hơi 18.594 tấn (khả năng tự cung ứng 17.500 tấn, đáp ứng 94,1% nhu cầu); 5.350 tấn thủy hải sản (khả năng tự cung ứng 10.350 tấn, chủ yếu là thủy sản nước ngọt, các mặt hàng thủy sản nước lợ và nước mặn nhập từ các tỉnh 2.000 tấn/tháng); rau củ 103.300 tấn (khả năng tự cung ứng 67.299 tấn, đáp ứng 65,1% nhu cầu)… |
Tin liên quan
Liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
13:22 | 23/12/2024 An ninh XNK
Khen thưởng thành tích phá vụ án buôn lậu 7.300 tấn khí cười
09:11 | 11/12/2024 An ninh XNK
Hà Nội: Hỗ trợ tối đa để liên kết sản xuất, tiêu dùng bền vững nông sản
14:33 | 15/12/2024 Kinh tế
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics