Hà Nội: Hàng trăm giáo viên hợp đồng kêu cứu
Hàng trăm giáo viên hợp đồng Hà Nội đến trụ sở tiếp công dân của UBND TP Hà Nội để kêu cứu lãnh đạo thành phố. Ảnh ĐH. |
Mong lãnh đạo thành phố sớm có hướng giải quyết
Bên lề kỳ họp thứ 8, HĐND TP Hà Nội diễn ra ngày 9/4, trả lời phỏng vấn của báo chí về việc Hà Nội có nhiều giáo viên hợp đồng lâu năm, có kinh nghiệm, chuyên môn tốt nhưng có thể sẽ gặp khó khăn trong đợt thi tuyển viên chức sắp tới, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết có thể xem xét xét tuyển với các trường hợp này.
Từ đó đến nay, hàng trăm giáo viên hợp đồng của Hà Nội vẫn mong chờ phương án giải quyết cụ thể từ phía UBND TP Hà Nội, nhưng cho đến nay vẫn chưa nhận đươc câu trả lời của các cấp lãnh đạo thành phố.
Do quá sốt ruột và lo lắng, ngày 4/6, hàng trăm giáo viên hợp đồng của các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Thị xã Sơn Tây, Mỹ Đức có mặt ở trụ sở địa điểm tiếp công dân của UBND TP Hà Nội cầu cứu và mong có hướng giải quyết các thắc mắc liên quan về vấn đề sau: Giáo viên hợp đồng bị đơn phương chấm dứt hợp đồng từ ngày 31/5/2019; các điều kiện xét tuyển viên chức theo Nghị định 29/2012/NĐ-CP; một số bất cập liên quan đến chế độ lương, bảo hiểm lao động...
Vừa nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng của trường THCS Xuân Sơn (Sơn Tây, Hà Nội), thầy Nguyễn Viết Tiến cho biết, do quá bức xúc và lo lắng cho công việc của mình nên nhiều giáo viên hợp đồng đã đến trụ sở tiếp công dân của UBND TP với mong muốn các cơ quan chức năng sớm đưa ra phương án giải quyết thấu tình đạt lí.
“Ngày 9/4, bên lề cuộc họp HĐND TP Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung hứa hẹn sẽ có ra phương án giải quyết giáo viên hợp đồng. Nhưng đến nay đã gần 2 tháng, chúng tôi vẫn chưa nhận được phương án giải quyết cụ thể nào từ các cơ quan chức năng. Sự chậm trễ của các cơ quan chức năng khiến cho chúng tôi mệt mỏi, chán nản và không có tâm trạng để làm việc”- thầy Nguyễn Viết Tiến chia sẻ.
Đã công tác trong ngành giáo dục nhiều năm nhưng đến nay cô Lê Thị Xuân, giáo viên trường Tiểu học An Phú (Mỹ Đức, Hà Nội) chỉ nhận được mức lương 1.210.000 đồng/tháng và không được đóng bảo hiểm lao động. Dù mức lương thấp nhưng cô Xuân vầ rất nhiều giáo viên hợp đồng ở Mỹ Đức vẫn cố gắng bám trụ với nghề và hy vọng sẽ được xét tuyển viên chức ngành giáo dục. Nhưng hy vọng đó đang bị dập tắt, khi cô Xuân cùng với hàng trăm giáo viên hợp đồng của Hà Nội đang đứng trước nguy cơ mất việc làm.
Giáo viên hợp đồng mệt mỏi chờ đợi phương án giải quyết của các cơ quan chức năng. Ảnh ĐH |
Cô Xuân tâm sự: “Từ lời hứa của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, chúng tôi cũng hy vọng, chờ đợi các cấp lãnh đạo TP Hà Nội sẽ có phương án cụ thể đối với giáo viên hợp đồng. Nhưng đến nay đã 4 tháng trôi qua vẫn chưa có thông tin gì nên hôm nay chúng tôi tới trụ sở tiếp dân của UBND TP để mong lãnh đạo TP sớm có phương án cụ thể. Cứ chờ đợi như thế này, chúng tôi không biết sẽ được tiếp tục làm việc hay bị cắt hợp đồng, mức lương sẽ được trả như thế nào”.
Tôi đã làm đơn các cấp lãnh đạo xem xét giải quyết cho chúng tôi được tham gia hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm lao động. Chúng tôi mong muốn các cáp lãnh đạo sớm giải quyết cho chúng tôi.
UBND huyện Mỹ Đức không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là vi phạm pháp luật (HQ Online) - Dựa vào những quy định pháp luật, Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng Luật sư Chính pháp (Đoàn luật sư TP Hà ... |
Hà Nội: Giáo viên hợp đồng phải viết cam kết "tự nguyện" nghỉ việc nếu thi trượt viên chức? (HQ Online) - Sau Sóc Sơn thì nay lại đến lượt hàng trăm giáo viên hợp đồng tai huyện Mỹ Đức (Hà Nội) có nguy cơ ... |
Chủ tịch Hà Nội nói gì vụ nhiều giáo viên Sóc Sơn có nguy cơ mất việc? Liên quan đến hơn 250 giáo viên hợp đồng nguy cơ mất việc nếu trượt trong kỳ thi tuyển dụng viên chức sắp tới tại ... |
Không biết bấu víu vào đâu
Nhiều giáo viên hợp đồng của Hà Nội đã công tác trong ngành giáo dục từ 10 đến 20 nên khi bị chấm dứt hợp đồng lao động thì sẽ khó có thể tìm được công việc mới phù hợp. Hơn nữa, những giáo viên này còn gánh nặng kinh tế để trang trải cuộc sống, nuôi con.
Thầy Tiến tâm sự: “Tôi đã công tác trong ngành giáo dục gần 20 năm, vừa qua lãnh đạo trường THCS Xuân Sơn thông báo chấm dứt hợp đồng lao động đến hiện tại tôi không biết tìm công việc nào phù hợp. Hơn nữa, tôi cũng còn gia đình giờ không biết bấu víu vào đâu để nuôi các con”.
Các giáo viên hợp đồng của Hà Nội luôn thấp thỏm, lo âu khi công việc chưa được ổn định. Đặc biệt, khi UBND TP Hà Nội thông báo tuyển viên chức ngành giáo dục thì những lo lắng của giáo viên hợp đồng tăng lên gấp bội.
“Chúng tôi hơi thất vọng và nghĩ rằng các cấp lãnh đạo của thành phố đang bỏ quên giáo viên hợp đồng trong nhiều năm qua. Đến thời điểm này có những giáo viên hợp đồng đã công tác trong ngành giáo dục gần 20 năm và cũng có giáo viên sắp về hưu nhưng vẫn là hợp đồng lao động, tại sao các cấp lãnh đạo của thành phố có thể bỏ quên cả một thế hệ như vậy”, cô Hoàng Thị Hải Anh, giáo viên trường THCS Minh Quang (Ba Vì, Hà Nội) đặt câu hỏi.
Cũng giống như nhiều giáo viên hợp đồng huyện Mỹ Đức, hiện nay những giáo viên hợp đồng ở huyện Ba Vì cũng chỉ hưởng mức lương hơn 1 triệu đồng/tháng. “Chúng tôi rất là xấu hổ, không dám chia sẻ mức lương của mình cho bạn bè, đồng nghiệp và phụ huynh học sinh. Từ những khó khăn của giáo viên hợp đồng hiện nay cũng là rào cản đề những người tài theo ngành sư phạm”, cô Hải Anh cho biết.
Theo cô Hải Anh, với mức lương thấp, công việc không ổn định thì cuộc sống của những giáo viên hợp đồn sẽ không được đảm bảo. Do đó, những giáo viên này sẽ phải tìm công việc làm thêm để đảm bảo trang trải cuộc sống, từ đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
Tin liên quan
Bàn giải pháp phát triển hợp đồng điện tử an toàn
14:53 | 15/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Phòng ngừa rủi ro trong hợp đồng xây dựng
15:48 | 10/10/2024 Kinh tế
Mô hình nhượng quyền mới, Trung Nguyên E-Coffee ký kết hàng trăm hợp đồng
21:57 | 14/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thông qua Luật thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi): Phân bón quay lại chịu thuế 5%
18:30 | 26/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu tiếp tục diễn biến phức tạp
14:22 | 26/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quản chặt “khí cười”
14:15 | 26/11/2024 Người quan sát
Xây "bệ đỡ" hút doanh nghiệp đầu tư vào đổi mới sáng tạo
09:57 | 26/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhu cầu di chuyển dịp Tết tăng vọt: Vé tàu, xe và máy bay có đủ đáp ứng?
07:53 | 26/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng diện tích quảng cáo cho báo in, siết quảng cáo mạng
18:32 | 25/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bức ảnh làm nên thương hiệu
10:26 | 25/11/2024 Người quan sát
Những chính sách thuế tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển
10:25 | 25/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
19:49 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
36 tỷ USD kinh tế internet
18:46 | 23/11/2024 Người quan sát
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
16:25 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
16:20 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
15:11 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Liên tiếp triệt phá âm mưu buôn lậu rượu
Ngành Hải quan phát động tham gia chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến
Một năm đầy biến động của thế giới qua lăng kính của hãng AFP
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ ký sắc lệnh hành pháp về thuế
“Văn hóa số” trong chuyển đổi số doanh nghiệp
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics