GRDP tăng 10,1%, Vĩnh Phúc lọt Top 10 địa phương tăng trưởng cao nhất cả nước
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) Vĩnh Phúc 6 tháng đầu năm 2022 ước tăng 10,1% so cùng kỳ năm trước. Ảnh: Internet |
Thu ngân sách tăng cao nhất từ trước đến nay
Báo cáo tình hình phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH) 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2022 ước tăng 10,1% so cùng kỳ năm trước.
Với kết quả này, Vĩnh Phúc nằm trong 10 tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước, đồng thời đây cũng là mức tăng cao so với tốc độ tăng trưởng bình quân 6 tháng đầu năm tính từ năm 2015 đến năm 2020 và tăng cao hơn so với kịch bản đã đề ra tại Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ (khoảng 8,3%).
Trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 15,58%; Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản gặp khó khăn do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao và tác động của các đợt rét đậm, rét hại từ tháng 2 đến tháng 4/2022 và đợt mưa lớn trên diện rộng gây ngập úng cuối tháng 5/2022, tổng giá trị tăng thêm ước tăng 1,81%.
Khu vực dịch vụ nhất là dịch vụ thương mại, vận tải và du lịch gặp khó khăn trong những tháng đầu năm do sự lây lan nhanh của dịch bệnh Covid-19, từ quý 2 đến nay nhờ việc triển khai tốt các biện pháp phòng, chống dịch và thích ứng linh hoạt nên đã và đang dần hồi phục, ước giá trị tăng thêm tăng 6,32% so với cùng kỳ năm 2021; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm ước tăng 3,85% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 6 tháng đầu năm, các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã có những khởi sắc nhất định, từ đó tạo nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN).
Theo đó, tổng thu NSNN trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 20.650 tỷ đồng, đạt 65% dự toán, tăng 8,0% so với cùng kỳ, cao nhất từ trước đến nay. Trong đó thu nội địa đạt 17.700 tỷ đồng, đạt 65% dự toán, tăng 7,0% so với cùng kỳ năm 2021.
Số thu ngân sách của cả 3 khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), khu vực ngoài quốc doanh và DNNN đểu tăng so với cùng kỳ đặc biệt là khu vực có vốn FDI.
6 tháng đầu năm 2022, các doanh nghiệp FDI đã nộp ngân sách nhà nước trên 2.400,8 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước do việc thực hiện một số chính sách thúc đẩy SXKD như giảm thuế giá trị gia tăng, giảm 50% phí đăng ký trước bạ đối với ô tô sản xuất trong nước đã thúc đẩy doanh số tiêu thụ hàng hóa của một số mặt hàng chủ lực.
Thu từ khu vực ngoài quốc doanh tăng 8,6% và thu từ khu vực DNNN tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Được biết, tính đến hết tháng 6/2022, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 9 dự án FDI mới và 18 lượt tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký 208,56 triệu USD, tăng 17% về vốn so với cùng kỳ năm 2021 và đạt 70% kế hoạch năm 2022. Tổng doanh thu toàn khối đạt 4.194,16 triệu USD, tăng 17%; giá trị xuất khẩu đạt 3.178,12 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ 2021.
Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông các nguồn lực phát triển
Theo UBND Tỉnh Vĩnh Phúc, để có kết quả đó, trong thời gian qua, công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh được địa phương chỉ đạo quyết liệt.
UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành, lĩnh vực, địa phương chịu trách nhiệm nâng cao từng chỉ số thành phần của chỉ số PCI. Hàng tháng kiểm tiến độ thực hiện các chỉ số thành phần và kết quả giải quyết thủ tục hành chính, công khai kết quả trên các phương tiện truyền thông;
Nhờ đó, Chỉ số PCI của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2021 đứng thứ 5/63 toàn quốc, tăng 24 bậc so với năm trước đó,; chỉ số cải cách hành chính PAR-INDEX đứng thứ 5 toàn quốc, tăng 10 bậc.
Về thu hút đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho DN, tỉnh Vĩnh Phúc tăng cường tháo gỡ khó khăn cho DN; tổ chức nhiều Hội nghị Xúc tiến đầu tư quy mô như Hội nghị Vĩnh Phúc trong kết nối hợp tác và phát triển Việt Nam – Nhật Bản; phối hợp với Bộ KH&ĐT, Bộ Ngoại giao và Đài Loan tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Vĩnh Phúc năm 2022...
Đặc biệt, tỉnh vẫn tiếp tục duy trì hoạt động Tổ công tác đặc biệt giúp việc Chủ tịch UBND Tỉnh, đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ DN (qua zalo, fb, các phương tiện truyền thông...). Trong đợt dịch Covid-19 và đợt ngập úng, Tổ giúp việc có vai trò đặc biệt quan trọng trong truyền tải thông tin của chính quyền đến DN và kịp thời tiếp nhận, xử lý, tháo gỡ khó khăn cho DN...
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành cho biết, mặc dù kinh tế 6 tháng đạt nhiều kết quả khả quan nhưng nhiều chỉ tiêu kinh tế vẫn chưa được như kỳ vọng.
Vì vậy, những tháng cuối năm, cùng với việc tiếp tục thực hiện hiệu quả phòng, chống dịch Covid-19, tạo nền tảng vững chắc phát triển KT-XH, ổn định đời sống nhân dân, Vĩnh Phúc sẽ đẩy mạnh cải cách và tạo đột phá về thể chế, cơ chế chính sách nhằm tháo gỡ điểm nghẽn, khai thông các nguồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế.
Theo đó, Vĩnh Phúc sẽ tập trung hoàn thiện các cơ chế, chính sách tạo động lực phát triển cho giai đoạn 2021-2025, trong đó tập trung hoàn thiện các chính sách, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển công nghiệp, dịch vụ chất lượng cao… tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động.
Cùng với đó, đôn đốc, kiểm tra các cấp, các ngành tổ chức, thực hiện Đề án tháo gỡ Điểm nghẽn đã được ban hành, kiên quyết tháo gỡ các điểm nghẽn (đặc biệt các điểm nghẽn về đất đai, môi trường đầu tư, đầu tư công...), xử lý các tồn tại vướng mắc trong từng lĩnh vực, khơi thông các nguồn lực phát triển KT-XH. Đồng thời, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, đặc biệt các điều kiện đầu vào cho sản xuất kinh doanh.
Đặc biệt, triển khai mạnh mẽ các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công; Quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên (đặc biệt là nguồn tài nguyên đất, đá, cát, sỏi); bảo vệ, cải thiện môi trường; tập trung hoàn thiện hồ sơ, thủ tục triển khai các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh; Rà soát quy hoạch phát triển KCN, cụm công nghiệp; xử lý các tồn tại, vướng mắc đối với phát triển các KCN; Đẩy nhanh công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để thu hút các dự án đầu tư…
Tin liên quan
Sớm khởi công nhà máy lớn, cụ thể hoá chuỗi sản xuất toàn cầu tại HANSSIP
17:01 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quỹ Hỗ trợ đầu tư mang lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp
11:12 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Câu chuyện thành công trên Amazon: Lời khẳng định cho tiềm năng sản xuất của Việt Nam
14:26 | 06/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Tổng thống Mỹ Trump nêu khả năng áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
Thủ tướng dự Tọa đàm về phát triển toàn cầu trong Kỷ nguyên Thông minh
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics