Gỡ vướng nhiều quy định áp mã HS đối với các mặt hàng XNK
Công ty CP thương mại Citicom nêu, hiện tại, thép dây hợp kim NK về với mã HS 7227.90.00 đang bị áp thuế tự vệ là 15,4%, do đó, DN đã chuyển sang NK thép dây không hợp kim với mã HS 7213.91.90, thuế NK 3%. Tuy nhiên, theo thông tin DN được biết thì một số nhà sản xuất trong nước đang đề nghị Bộ Công Thương đưa thêm mặt hàng này vào danh mục hàng chịu thuế tự vệ như hàng hợp kim. Vậy Bộ Công Thương có đưa mặt hàng này vào danh mục chịu thuế tự vệ như hàng hợp kim không và nếu có thì dự kiến khi nào? Đề nghị Tổng cục Hải quan cho biết kết quả điều tra mặt hàng thép hình H và nếu thay đổi, thì khi nào áp dụng?
DN cũng cho rằng, DN đang nhập thép dây không hợp kim theo mã HS 7213.91.90, thuế NK 3%. Tuy nhiên, cũng có một mã HS khác là 9839.10.00 với mô tả hàng hóa giống hệt, có DN khác NK cùng nhà máy với DN đã sử dụng được với cùng mục đích sử dụng, thuế 0%. Vậy, DN đề nghị có hướng dẫn cụ thể chi tiết để đảm bảo các DN cạnh tranh một cách công bằng.
Liên quan đến các thắc mắc của DN, hiện nay Tổng cục Hải quan chưa nhận được thông tin về việc mặt hàng thuộc mã số 7213.91.90 đưa vào danh mục chịu thuế tự vệ và kết quả điều tra mặt hàng thép hình chữ H. Do đó, Tổng cục Hải quan đề nghị DN liên hệ với Bộ Công Thương để biết thông tin cụ thể.
Căn cứ chú giải chương 98 Biểu thuế NK ưu đãi ban hành kèm theo Nghị định số 122/2016/NĐ-CP của Chính phủ thì mặt hàng thép “không hợp kim, dạng thanh và dạng cuộn cuốn không đều, được cán nóng” thuộc nhóm 98.39 phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy định tại một trong các tiêu chuẩn TCVN 1766:1975 và TCVN 8996:2011 (ISO 4954:1993) do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Như vậy đã có tiêu chuẩn để phân biệt thép không hợp kim thuộc nhóm 9839.10.00 và nhóm 7213.91.90, do đó, đề nghị DN nghiên cứu Nghị định số 122/2016/NĐ-CP để thực hiện đúng quy định.
Công ty TNHH Yamaha Moto Việt Nam thắc mắc sau khi có kết quả phân tích phân loại mã HS của một chi tiết NK của DN, nếu kết quả phân tích phân loại mã HS này khác với mã HS mà DN khai báo trước đó làm thuế NK của chi tiết tăng: DN có phải khai báo bổ sung mã HS của các lô hàng NK trước đó để nộp thuế bổ sung không? Thời hạn khai báo bổ sung là mấy năm trước đó? HS làm thuế NK của chi tiết giảm: DN có được khai báo bổ sung mã HS của các lô hàng NK trước đó để hoàn thuế không? Thời hạn khai báo bổ sung là mấy năm trước đó?
Về vấn đề này, theo Tổng cục Hải quan, tại Khoản 4 Điều 29 Luật Hải quan 2014 và Khoản 1 Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định các trường hợp khai bổ sung hồ sơ hải quan. Đối chiếu với thắc mắc của DN, trường hợp DN khai bổ sung mã HS cho các lô hàng trước đó thì căn cứ thực tế tình trạng lô hàng để áp dụng quy định theo Điểm b, c, d Khoản 1 Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Công ty TNHH Minh Nhật đề nghị cơ quan Hải quan hướng dẫn thực hiện đối với quy định về HS code khí ga hóa lỏng đối với mặt hàng Propan và Butan.
Theo Tổng cục Hải quan, căn cứ quy định tại Phụ lục V Danh mục hóa chất phải khai báo ban hành kèm Nghị định số 26/2011/NĐ-CP của Chính phủ thì mặt hàng Propan (mã số HS 271112), Butan (mã số HS 271113) thuộc số thứ tự 9 trong Phụ lục V nêu trên thì phải khai báo hóa chất NK với Bộ Công Thương trước khi thông quan. Mặt hàng“loại khác” (mã số HS 271119) không thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo theo quy định tại Phụ lục V nêu trên.
Liên quan đến quy định hướng dẫn việc giám sát đối với mặt hàng LPG XK vào Khu công nghiệp-Khu chế xuất, đề nghị DN căn cứ các quy định tại Thông tư số 69/2016/TT-BTC để thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan đối với lượng nhiên liệu cung ứng cho DN thuộc các khu vực hải quan riêng trên lãnh thổ Việt Nam.
Công ty TNHH cơ điện lạnh và thương mại Hòa Bình – Thương Hiệu Alaske hỏi Bộ Tài chính đã có cơ chế trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quốc tế, kinh nghiệm các nước trong việc phân loại áp mã số HS đối với nhiều mặt hàng mới, có nhiều chức năng sử dụng tích hợp vào trong một mặt hàng chưa? Bộ Tài chính có quy định nào giúp hỗ trợ người khai hải quan để thực hiện thống nhất theo hướng dẫn phân loại áp mã để tránh cho người khai hải quan khi NK, khi đã phân phối, khi đã hạch toán và nộp thuế không bị xem xét truy thu, truy hoàn vì áp mã chưa chính xác đối với những mặt hàng khó áp mã này không?
Về kiến nghị của DN, liên quan đến quyết định ấn định thuế, theo Tổng cục Hải quan, căn cứ Quyết định số 49/QĐ-CTN ngày 6/3/1998 của Chủ tịch nước, Việt Nam là thành viên tham gia Công ước Quốc tế về Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (Công ước HS). Công ước HS là Công ước do Hội đồng hợp tác Hải quan, nay gọi là Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) thông qua ngày 14/6/1983 tại Bruxelles, Vương quốc Bỉ.
Từ khi tham gia đến nay, Việt Nam (nói chung), Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan (nói riêng) luôn tuân thủ đầy đủ các quy định về việc phân loại theo Công ước HS và thường xuyên có sự trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các nước thành viên tham gia Công ước cũng như các hướng dẫn của WCO (thông qua việc tham gia các khóa tập huấn về phân loại áp mã trong khối ASEAN để trao đổi kinh nghiệm với các nước trong khu vực, hướng tới thống nhất cách hiểu, cách phân loại áp mã cho hàng hóa XNK (đặc biệt là các mặt hàng mới...). Ngoài ra, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan thường xuyên tham khảo các tài liệu như: Chú giải chi tiết HS 2012, Chú giải bổ sung Danh mục AHTN, tuyển tập ý kiến phân loại của WCO... khi thực hiện phân loại, áp mã cho hàng hóa, với mục đích xác định chính xác, thống nhất mã HS đối với các hàng hóa XNK, nhằm tạo thuận lợi cho DN.
Tại Điều 7 và Điều 39 Luật Quản lý thuế, Điều 18 Luật Hải quan 2014 quy định, người khai hải quan có trách nhiệm tự kê khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin khai báo trên tờ khai hải quan. Khoản 3 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định trách nhiệm của người khai hải quan: “Người khai hải quan phải khai đầy đủ, chính xác, trung thực, rõ ràng các tiêu chí trên tờ khai hải quan; tự tính để xác định số thuế, các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai”.
Trong quá trình thực hiện hoạt động XNK, trường hợp DN có khó khăn, vướng mắc trong việc xác định mã số HS hàng hóa có thể liên hệ ngay với cơ quan Hải quan để được hướng dẫn, giải quyết kịp thời, tránh thiệt hại cho DN. Trường hợp vẫn không thể xác định được mã HS thì có thể gửi hồ sơ tới Tổng cục Hải quan để xin xác định trước mã số hàng hóa. Thủ tục xin xác định trước mã số HS của hàng hóa thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế XNK và quản lý thuế đối với hàng hóa XNK.
Trường hợp có văn bản của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và các cơ quan hữu quan khác sửa đổi, hướng dẫn phân loại áp mã, làm ảnh hưởng tới quá trình khai hải quan về mã số, mức thuế và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của người khai hải quan, người nộp thuế thì thực hiện phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế kể từ ngày văn bản sửa đổi hướng dẫn phân loại có hiệu lực pháp luật theo quy định (quy định tại Điều 6, Thông tư 14/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa XNK).
Tin liên quan
Ngành Hải quan triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024
16:10 | 04/11/2024 Hải quan
Chấm dứt Đề án thí điểm nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma
15:24 | 04/11/2024 Hải quan
Tăng 3 làn phục vụ xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai
13:57 | 04/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 1 tháng 11/2024 (từ ngày 28/10 đến 3/11/2024)
09:39 | 04/11/2024 Multimedia
Kết quả thu ngân sách 10 tháng của ngành Hải quan bằng 92,3% dự toán
09:35 | 04/11/2024 Hải quan
Hải quan Hà Tĩnh thu ngân sách đạt 73,14% dự toán, giảm 1,03%
19:41 | 03/11/2024 Hải quan
Hải quan Hà Nam Ninh số hóa hồ sơ, thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ
14:58 | 02/11/2024 Hải quan
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Đồng Nai: Cục trưởng trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với doanh nghiệp hàng tháng
09:26 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Bình Dương: Gỡ vướng cho DN trong XNK hóa chất, tiền chất công nghiệp
08:33 | 02/11/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 10/2024
20:09 | 01/11/2024 Hải quan
Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu: Phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp thực chất, bền vững
13:30 | 01/11/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK