Gió thổi miền ký ức một thời chưa xa
Trường ca “Gió thổi miền ký ức” của nhà thơ Trần Thế Tuyển. |
Chiến tranh là sự tàn ác khốc liệt, mất mát đau thương và bất hạnh trên đất nước ta. Vùng Đồng Tháp Mười cũng là nơi trận địa đau thương. Một thời ra trận, một thời đánh giặc đã được anh giải phóng quân năm nào- nhà thơ Trần Thế Tuyển bây giờ lượng hóa, mở rộng biên độ thi ca bằng trường ca thể hiện nguyên vẹn những ký ức tươi nguyên một thời tuổi trẻ trên mảnh đất Long An trung dũng kiên cường.
Trong khoảnh khắc của chiến tranh trước giờ vào trận sống chết chưa biết thế nào, tình người, tình bạn gái trai nhất là dòng máu trong con tim vẫn háo hức bừng lên lãng mạn của ánh mắt lứa đôi. Đồng đội anh ở lại trên mảnh đất đau thương đang yên giấc vẫn là con trai. Hương sen và hương tràm Đồng Tháp Mười đang ru các anh mãi mãi ngàn thu: “Mới hôm qua thôi, bạn anh còn làm thơ/ Bài thơ nói về dòng sông Vàm Cỏ/ Có bóng hình cô gái nào nho nhỏ/ Lái xuồng trong thoang thoảng hương sen/ Bạn anh ước khi kết thúc chiến tranh/ Sẽ trở về giảng đường đại học/ Sẽ trở thành nhà thơ viết về những tháng ngày cực nhọc…”.
Nhà thơ Trần Thế Tuyển đau xót trước sự hy sinh của đồng đội mình: “Chỉ chốc lát chiến tranh chấm dứt/ Chỉ chốc lát hết tháng ngày thao thức/ Cuộc đoàn viên hội ngộ mấy mươi năm”. Đau xót lắm chứ, nỗi đau của người cầm súng cùng trên trận tuyến chống quân thù, để có độc lập tự do cho Tổ quốc hôm nay, phải gánh lấy hy sinh cho Tổ quốc hòa bình. “Thôi tiếng súng thôi một thời máu lửa/ Cô gái Thủ Thừa không cầm súng nữa/ Áo bà ba tắc ráng lướt Vàm Cỏ Đông/ Để câu hát xa xưa khắc khoải chờ mong/ “Ở tận sông Hồng em có biết/ Quê hương anh cũng có dòng sông”…
Hòa bình chưa bao lâu, biên giới phía Nam, phía Bắc lại rung trời đạn nổ, kẻ thù mới ngang nhiên xuất hiện. Súng lại nổ vang trên bầu trời biên giới, cả nước lại lên đường ra trận và anh giải phóng quân hôm nào áo chưa sạch mùi thuốc súng lại về Long Khốt giúp bạn cứu mình nơi biên giới Tây Nam. Nhà thơ hành quân về nơi chiến trường còn nham nhở hố bom, tanh tưởi mùi thuốc súng, trở lại Campuchia cứu đất nước Angko khỏi thảm họa diệt vong: “Thạch tìm về phum Thơ-mây một thuở/ Chẳng thấy ai chỉ thấy tan hoang nhà cửa/ Phun sóc như bãi tha ma”. Chúng muốn giết đi nòi giống Khmer, giết đi nền văn minh Angko: “Người chết tự bao giờ chẳng biết/ Tiếng quạ kêu nghe đến ghê người/ Mùi tử thi nồng nặc đất trời/ Người còn sống như bộ xương khô đét/ Gặp bộ đội rồi mừng vui khôn xiết/ Đã sống rồi một bà mẹ thốt lên/ Bộ đội Việt Nam như Phật như Tiên/ Cứu dân tộc này thoát họa diệt vong”.
Trong thời gian chưa đến mười ngày, với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, cả dân tộc Khmer thoát khỏi họa diệt chủng. Tình quân dân của quân đội cách mạng với tinh thần quốc tế cao cả mang lại sự hồi sinh cho dân tộc bạn bè, đã được nhà thơ Trần Thế Tuyển chuyển tải qua trường ca bằng một tình cảm đặc biệt vô tư trong sáng mà đẹp đẽ: “Anh ở lại đây trên quê hương Chùa Tháp/ Em sẽ đưa anh thăm đền Ăng Co Vát/ Em sẽ đưa anh thăm Biển Hồ/ Và uống rượu từ trái cây thốt nốt/ Đêm đêm anh sẽ nghe em hát/ Điệu chơ-riêng say đắm hồn người”.
Tạm biệt đất nước Chùa Tháp khi họ đã hồi sinh cứng cáp, các anh trở về Tổ quốc truy tìm thời tuổi trẻ: “Long Khốt bây giờ là di tích quốc gia/ Đường biên đầy nụ đầy hoa/ Sen ngát thơm “cánh đồng chó ngáp”/ Năm mươi năm đất trời đổi khác/ Trận địa xưa thành phố thành làng/ Thạch đi giữa miền ký ức/ Ngỡ mình đang đón xuân sang”.
Anh giải phóng quân trẻ trung, anh lính quân tình nguyện Việt Nam trên đất Chùa Tháp lãng mạn và hào hoa, vào sinh ra tử dũng cảm và tự hào dưới đáy ba lô những huy hiệu huân chương một thời đánh giặc, nay là Đại tá- Cựu chiến binh Trần Thế Tuyển với biết bao suy tư, trăn trở trước những hy sinh mất mát của đồng đội. Một người lính - nhà thơ Trần Thế Tuyển trong “Gió thổi miền ký ức” mang nặng ưu tư về đất nước con người với trách nhiệm của người đang sống đồng đội trước lúc hy sinh gửi gắm.
Trường ca là thể loại đặc biệt trong văn chương, có sức truyền tải lớn. Nhà thơ Trần Thế Tuyển đã chọn trường ca để lan tỏa ký ức của mình với bút pháp chân thành, chất chứa nỗi đau mất mát và niềm tự hào của những người từng cầm súng góp sức làm nên hòa bình.
“Gió thổi miền ký ức” một thời chưa xa, để nhớ quá khứ và để yêu hiện tại. Đại tá - nhà thơ Trần Thế Tuyển từng làm Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng, bây giờ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội hỗ trợ gia đình thương binh liệt sĩ TPHCM.
Tin liên quan
Nhà giáo “Nào hay cơn gió vô tình"...
07:43 | 20/11/2020 Giải trí
Gom nhặt giai thoại một vùng ký ức văn chương
07:00 | 18/10/2020 Giải trí
Còn không tiếng chày Ước Lễ?
08:17 | 17/09/2019 Sự kiện - Vấn đề
HLV Trương Việt Hoàng: “Mourinho Việt Nam” và thử thách cực đại trong năm 2021
10:23 | 31/12/2020 Giải trí
2020 – một năm nhiều mất mát của showbiz Việt
08:28 | 31/12/2020 Giải trí
Thời trang thế giới 2020: Thoát khỏi lối mòn để vượt qua khủng hoảng hậu Covid-19
09:08 | 30/12/2020 Giải trí
Top 10 cầu thủ săn bàn tốt nhất năm 2020: Ibrahimovic và Messi “hít khói” Ronaldo
09:07 | 30/12/2020 Giải trí
Ronaldo vượt qua Messi để giật giải “Cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ”
12:23 | 28/12/2020 Giải trí
Thu Hà phía "Hướng dương ngược nắng"
08:15 | 28/12/2020 Giải trí
Dư âm ĐT Việt Nam 2-2 U22 Việt Nam: Điểm sáng Quang Hải, nỗi lo hàng phòng ngự
08:03 | 28/12/2020 Giải trí
Những sự kiện thể thao nổi bật của năm 2020
07:41 | 28/12/2020 Giải trí
Nhiều nghệ sỹ hàng đầu tham gia đêm nhạc "Quy Nhơn Ngày xanh nắng"
21:46 | 27/12/2020 Giải trí
Top 10 thương vụ chuyển nhượng gây ấn tượng nhất năm 2020
15:21 | 26/12/2020 Giải trí
FIFA phân bổ suất dự World Cup nữ 2023: Thử thách cực lớn cho ĐT nữ Việt Nam
15:56 | 25/12/2020 Giải trí
Tiềm năng phát triển thể thao điện tử tại Việt Nam còn rất lớn
15:47 | 25/12/2020 Giải trí
Chuyển đổi số trong thể thao: Xu hướng phát triển tất yếu
13:17 | 24/12/2020 Giải trí
Tin mới
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
Liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics