Giảm áp lực cho kiểm soát lạm phát và thị trường giá cả năm 2024
Kiểm soát lạm phát kỳ vọng Yếu tố then chốt kiểm soát lạm phát từ chủ động điều hành giá Năm 2023 lạm phát tăng 4,16% |
Hội thảo “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2023 và dự báo 2024. |
CPI và lạm phát sẽ trong xu hướng giảm
Phát biểu tại Hội thảo “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2023 và dự báo 2024” do Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính) tổ chức vào ngày 4/1, PGS.TS. Nguyễn Mạnh Thiều, Phó Giám đốc Học viện Tài chính nhận định, năm 2023, nhiều giải pháp kịp thời, tích cực đã được triển khai giúp Việt Nam tiếp tục là điểm sáng về kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
Trong đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2023 tăng 3,25% so với bình quân năm 2022. Đây là mức tăng cao hơn của bình quân các năm 2015, 2016, 2019 đến 2022 nhưng thấp hơn khá nhiều so với mức tăng CPI bình quân của các năm còn lại trong giai đoạn 2008-2023. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2023 tăng 4,16% so với bình quân năm 2022.
Do vậy, PGS.TS. Nguyễn Mạnh Thiều cho rằng, cần phân tích rõ hơn diễn biến của thị trường, giá cả năm 2023, những yếu tố cơ bản, những nguyên nhân chủ yếu tạo nên bức tranh thị trường trong thời gian qua để có những dự báo cho năm 2024.
Vì thế, tại hội thảo, các chuyên gia đã đưa ra nhiều dự báo về chỉ số giá cả, thị trường cho năm 2024. Trong đó, nhiều chuyên gia nhận định chỉ số CPI và lạm phát nhiều khả năng sẽ có xu hướng giảm do kinh tế Việt Nam chưa phục hồi hoàn toàn, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, thậm chí có thể rơi vào suy thoái.
PGS.TS. Vũ Duy Nguyên, Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính dự báo, CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023 sẽ tăng ở mức 3,2%-3,5%. Nguyên nhân bởi lạm phát tại các nước là đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Trung Quốc, Mỹ, EU đang có xu hướng giảm về mức 2% và cầu tiêu dùng dần phục hồi. Hơn nữa, giá dầu và một số hàng hóa lương thực không có nhiều rủi ro tăng mạnh. Đồng thời, chính sách tài khóa lỏng kết hợp chính sách tiền tệ lỏng nhằm hỗ trợ tăng trưởng vẫn duy trì nhưng không mạnh như cuối năm 2023. Hơn nữa, thị trường bất động sản chưa có nhiều dấu hiệu phục hồi cùng các biện pháp kiểm soát lạm phát của Chính phủ được tăng cường.
Tương tự, TS. Lê Quốc Phương, nguyên Phó giám đốc Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương) dự báo, CPI bình quân 2024 so với năm 2023 sẽ tăng ở mức 3,6-3,8%.
Vị chuyên gia này cho rằng, yếu tố giúp giảm CPI của Việt Nam là nhờ lạm phát ở các nền kinh tế lớn bắt đầu hạ, giá hàng hoá thế giới đang thấp và khó tăng đột biến. Hơn nữa, kinh tế vĩ mô Việt Nam ổn định, cung hàng hoá dồi dào… giúp tạo dư địa kiềm chế tăng giá.
Giám sát chặt chẽ biến động giá cả thị trường
Tuy vậy, các chuyên gia cũng chỉ ra nhiều áp lực đối với chỉ số CPI và lạm phát của Việt Nam. Đó là những căng thẳng địa chính trị trên thế giới vẫn còn kéo dài và có thể lan rộng, từ đó đẩy giá dầu và nhiều hàng hóa khác tăng. Với kinh tế Việt Nam, do phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên vật liệu và độ mở cao của nền kinh tế nên diễn biến giá trong nước gắn khá mật thiết với biến động giá nguyên nhiên vật liệu thế giới đang vẫn ở mức cao và diễn biến khó lường.
Mặt khác, về tiền tệ, chỉ số đồng USD cao có thể gây áp lực lên tỷ giá ngoại tệ cũng tạo áp lực lên lạm phát. Ngoài ra, thị trường trong nước cũng chịu sức ép từ việc tăng lương cơ bản (từ 1/7/2024) cùng những động thái tăng giá dịch vụ y tế, giáo dục theo lộ trình…
Từ những vấn đề trên, tại hội thảo, đại diện Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác quản lý giá; trong đó tăng cường tập trung các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024 để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Cục Quản lý giá cho biết sẽ giám sát chặt chẽ biến động giá cả thị trường trong nước để tham mưu chính sách, kịch bản điều hành giá phù hợp, linh hoạt, kịp thời, nhất là với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tác động lớn tới mặt bằng giá, đặc biệt trong các thời điểm có biến động giá như lễ tết, điều chỉnh chính sách tiền lương... Cùng với đó là điều hành chính sách tài khóa phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác để góp phần kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Cục Quản lý giá đề nghị các bộ, ngành, địa phương chủ động chuẩn bị tốt phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá, các dịch vụ công theo lộ trình; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá; chú công tác thông tin, tuyên truyền, công khai minh bạch, trung thực thông tin về giá để kiểm soát lạm phát kỳ vọng…
Về phía các chuyên gia, khuyến nghị được đưa ra là phải đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường, đặc biệt chú trọng công tác dự báo, phân tích, xây dựng các kịch bản điều hành giá phù hợp. Trong đó, chuyên gia kinh tế- PGS.TS. Ngô Trí Long lưu ý cần tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ các doanh nghiệp ký hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu dài hạn, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào, ổn định giá thành sản xuất để kiểm soát lạm phát.
Tin liên quan
Ford Việt Nam đạt thành tích cao năm 2024, liên kết ngày càng bền chặt với khách hàng
14:13 | 19/12/2024 Xe - Công nghệ
Hải quan Bắc Ninh hoàn thành nhiều nhiệm vụ trọng tâm năm 2024
15:08 | 18/12/2024 Hải quan
TKV dự kiến vượt 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024
17:12 | 16/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kết quả tích cực trong triển khai hoá đơn điện tử
08:51 | 27/12/2024 Tài chính
Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá công tác tài chính doanh nghiệp
21:52 | 26/12/2024 Tài chính
Hoàn thuế GTGT năm 2024 tăng 4%
16:47 | 26/12/2024 Thuế - Kho bạc
Kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra thuế 62.726 tỷ đồng
15:52 | 26/12/2024 Thuế - Kho bạc
Yêu cầu điều hành và bình ổn giá, tránh biến động bất thường trong dịp Tết 2025
16:19 | 25/12/2024 Tài chính
Thu thuế thương mại điện tử ước đạt 116 nghìn tỷ đồng
16:19 | 25/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thu nợ thuế năm 2024 tăng 33,2%
15:55 | 25/12/2024 Thuế - Kho bạc
Triển khai nhiệm vụ ngay từ đầu năm để đầu tư công góp phần tăng trưởng kinh tế
15:02 | 25/12/2024 Tài chính
Ngành Thuế xử lý vi phạm về hóa đơn gần 182 tỷ đồng
14:01 | 25/12/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước đổi mới trong công tác thanh tra, kiểm tra
10:11 | 25/12/2024 Tài chính
Hỗ trợ thực thi hiệu quả nhiều quy định mới về thẩm định giá
07:56 | 25/12/2024 Tài chính
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
08:36 | 23/12/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Đồng hành cùng DN nông nghiệp công nghệ cao: Định hướng mũi nhọn cho nền kinh tế
Liên minh Honda-Nissan liệu có đủ lực để cạnh tranh với nhà sản suất ôtô Trung Quốc?
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu
Nga tuyên bố sẽ hoàn thành mọi mục tiêu ở Ukraine trong năm 2025
Hải quan Quảng Ngãi: Giải đáp nhiều vướng mắc đặc thù cho doanh nghiệp chế xuất
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics