Giải đáp nhiều thắc mắc liên quan đến hệ thống dịch vụ công trực tuyến
Giao diện Hệ thống DVCTT của ngành Hải quan. Ảnh: T.Bình. |
DN hỏi khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến, DN có được nhận kết quả điện tử không?
Về vấn đề này, theo Tổng cục Hải quan, đối với các thủ tục thông quan hàng hoá thực hiện qua hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS, hệ thống đã trả kết quả cho DN hoàn toàn bằng phương thức điện tử, cụ thể là tờ khai hải quan điện tử.
Đối với các dịch vụ công trực tuyến khác, DN có thể lựa chọn nhận kết quả bằng hình thức giấy hoặc điện tử.
Tuy nhiên, bên cạnh nhận kết quả điện tử, hiện nay nhiều DN vẫn lựa chọn nhận thêm kết quả giấy. Nguyên nhân là do nếu chỉ nhận kết quả điện tử, DN có thể sẽ khó khăn khi thực hiện các thủ tục tiếp theo với cơ quan quản lý nhà nước khác.
Ví dụ, DN được làm thủ tục trực tuyến thành lập kho ngoại quan, cơ quan Hải quan có thể trả quyết định dưới dạng chứng từ điện tử. Tuy nhiên, khi tiến hành những thủ tục tiếp theo tại cơ quan quản lý ở địa phương, quyết định điện tử có thể sẽ không được chấp nhận.
DN nêu, ngành Hải quan mặc dù đã thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến nhưng vẫn còn thực trạng cơ quan Hải quan yêu cầu phải xuất trình hồ sơ, chứng từ giấy. DN hỏi, điều này có đúng quy định không và cách khắc phục trong thời gian tới.
Theo Tổng cục Hải quan, mặc dù đã thực hiện dịch vụ công trực tuyến nhưng trong một số trường hợp DN vẫn phải xuất trình hồ sơ, chứng từ giấy khi thực hiện các thủ tục thông quan hàng hoá.
Cụ thể như trường hợp tờ khai hải quan được hệ thống Quản lý rủi ro phân luồng Vàng, luồng Đỏ thì theo quy định của pháp luật DN phải xuất trình cho cơ quan Hải quan các chứng từ giấy thuộc bộ hồ sơ hải quan để kiểm tra.
Để giải quyết vấn đề này cũng như theo tin thần chỉ đạo của Chính phủ là tạo điều kiện cho DN khi làm thủ tục, giảm thời gian thông quan, chi phí, đặc biệt là việc giảm tỷ lệ kiểm tra luồng Vàng, luồng Đỏ Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đang tích cực phối hợp cùng các bộ, ngành thực hiện công tác kiểm tra chuyên ngành và tăng cường áp dụng quản lý rủi ro để tăng tỷ lệ tờ khai hàng hoá thuộc luồng Xanh, giảm tỷ lệ tờ khai luồng Vàng, luồng Đỏ.
Nhiều DN thắc mắc, hiện nay có rất nhiều thủ tục hành chính của cơ quan Hải quan được cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan. DN nhấn mạnh, nhiều thời điểm rất khó truy cập vào Cổng Thông tin điện điện này hoặc tuy cập vào được nhưng rất chậm. Vậy Tổng cục Hải quan có kế hoạch gì để khắc phục vấn đề này?
Theo Tổng cục Hải quan, trước đây Cổng Thông tin điện tử tập trung chính vào cung cấp thông tin cho người dân, DN nhưng từ tháng 3/2017b thì Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan còn thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến, cho phép DN thực hiện thủ tục hành chính.
Thực hiện kế hoạch của Bộ Tài chính, trong năm 2019, Tổng cục Hải quan đã tiếp tục nâng cấp 2 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 lên đến 172/193 thủ tục hành chính (chiếm 89%), trong đó có 163 dịch vụ công trực tuyến múc độ 4.Các thủ tục hành chính cốt lõi như thông quan hàng hóa, thu thuế XNK đã được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, mức độ cao nhất, cho phép tiếp nhận, xử lý hồ sơ, thanh toán thuế, phí, lệ phí và trả kết quả hoàn toàn thông quan internet.
Tổng cục Hải quan cũng đã phối hợp với các bên liên quan thực hiện công tác chuẩn bị cho việc tích hợp một số dịch vụ công trực tuyến của Ngành lên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Theo đánh giá, ngành Hải quan luôn đi đầu về thực hiện dịch vụ công trực tuyến với tỷ lệ thực hiện ở mức độ 3 và 4 đạt 89% tổng số thủ tục hành chính. Trong đó, dịch vụ công trực tuyến thực hiện mức độ 4 đạt 85% (yêu cầu của Chính phủ giai đoạn 2019 - 2020 là 30%); 100% các dịch vụ công mức độ 3, 4 được tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia (yêu cầu của Chính phủ giai đoạn 2019 - 2020 là 30%); sử dụng chữ ký số trên nền tảng di động đạt 100% (yêu cầu của Chính phủ giai đoạn 2019 - 2020 là 20%); hệ thống dịch vụ công trực tuyến đã cung cấp giao diện cho các thiết bị di động đạt 100% (yêu cầu của Chính phủ giai đoạn 2019 - 2020 là 50%).
Đặc biệt, 100% dịch vụ công trực tuyến xử lý bằng hồ sơ điện tử, thông tin của DN tự động nhập vào biểu mẫu trực tuyến, dịch vụ công trực tuyến sử dụng dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký DN, đều vượt xa tỷ lệ yêu cầu của Chính phủ giai đoạn 2019 - 2020.
Việc tăng cường các nhiệm vụ mới, đặc biệt là cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã tạo ra sức ép lớn lên hệ thống trang thiết bị của Cổng Thông tin điện tử hải quan dẫn đến việc hệ thống bị chậm và giờ cao điểm, khi cùng lúc có lượng truy cập lớn.
Điều này có ảnh hưởng nhất định đến DN trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, truy suất thông tin. Đặc biệt là việc in danh sách container đã được cơ quan Hải quan quyết định thông quan.
Để xử lý vấn đề này, hiện nay, Tổng cục Hải quan đã triển khai đề án nâng cấp Cổng Thông tin điện tử hải quan. Theo đó, song song với phiên bản hiện tại, phiên bản mới đã được triển khai tại địa chỉ tongcuc.customs.gov.vn và DN có thể truy cập để sử dụng dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ này. Và đặt biệt Tổng cục Hải quan đã triển khai Cổng thông tin điện tử cho 4 Cục Hải quan: Điện Biên, Cao Bằng, Hà Nam Ninh và Khánh Hòa. Tổng cục Hải quan cũng đang tiến hành nâng cấp trang thiết bị máy móc, rà soát toàn bộ hạ tầng mạng, đường truyền để giải quyết được những tồn tại về tốc độ truy cập hiện nay. Đồng thời, Tổng cục Hải quan cũng sẽ tăng cường cung cấp thông tin đáp ứng tốt hơn yêu cầu của người dân và DN.
Tin liên quan
Ngành Hải quan nỗ lực nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện dịch vụ công
12:25 | 29/08/2024 Hải quan
4 kết quả nổi bật trong triển khai Đề án 06/CP của Cục Hải quan Hải Phòng
11:15 | 28/06/2024 Hải quan
Gần 71.000 doanh nghiệp thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia
12:57 | 08/06/2024 Hải quan
Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025
16:41 | 04/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Cơ quan nào có quyền yêu cầu cung cấp thông tin người nộp thuế?
14:52 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
10:12 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xử lý thuế đối với hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai
14:18 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tháo gỡ kịp thời vướng mắc trong mua sắm tài sản, cải tạo công trình
07:45 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xuất khẩu phần mềm qua internet có được hoàn thuế?
14:51 | 29/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phải kế thừa nghĩa vụ thuế sau khi chuyển đổi doanh nghiệp
14:14 | 27/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Không thu thuế hàng tái nhập khẩu
10:36 | 25/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK