Giải cứu nông sản: Toa thuốc nào cho "bệnh nan y"?
Điệp khúc buồn
Đã từ lâu những người nông dân luôn phải đối mặt với tình trạng được mùa mất giá và sau mỗi một đợt giải cứu câu hỏi được người nông dân hỏi nhiều nhất là sẽ tiếp tục “trồng cây gì, nuôi con gì, bán cho ai,” để không phải rơi vào tình trạng giải cứu nữa. Bởi việc giải cứu chỉ giúp bà con trong ngắn hạn, chỉ là giải pháp tạm thời nhằm giảm thua thiệt trước mắt cho nông dân chứ không phải giải pháp bền vững.
Rõ ràng người nông dân đang hoàn toàn thụ động trong việc tiêu thụ nông sản. Bởi trên thực tế từ xưa đến nay, nông dân Việt Nam sản xuất không theo nhu cầu của thị trường, cứ khi nào người nông dân thấy cây gì, con gì giá cao là đổ xô vào nuôi trồng mà không quan tâm, không biết nhu cầu thị trường như thế nào. Người nông dân vẫn trồng và nuôi theo tâm lý mạnh ai nấy làm.
Theo ông Trần Nam Việt, Tổng giám đốc Công ty Nông sản Anh Phú, từ những cuộc giải cứu nông sản vừa qua, dễ dàng nhận thấy sức tiêu thụ trong nội địa vẫn rất lớn nếu có kế hoạch tiêu thụ hợp lý nhưng hệ thống phân phối các sản phẩm nông nghiệp lại đang rất kém. Trong khi nông sản tại nhiều địa phương bị rớt giá thảm hại, phải đổ bỏ vì không bán được, thế nhưng giá những sản phẩm ấy tại các chợ ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên. Theo đó, giải pháp tốt nhất là tổ chức sản xuất theo mô hình hợp tác xã, công ty liên doanh, xây dựng mô hình liên kết... Chỉ khi nào tổ chức được sản xuất nông nghiệp theo quy mô công nghiệp thì mới giải quyết được tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, nhưng lại ồ ạt chạy theo thị trường như hiện nay.
Bên cạnh đó, trong nhiều năm qua, chúng ta đang quá lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Bởi đây là thị trường khá dễ tính, không yêu cầu, đòi hỏi cao nên thuận lợi, phù hợp với thói quen sản xuất lâu nay của nông dân Việt Nam nhưng phần nhiều nông sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc lại theo đường tiểu ngạch nên diễn ra tình trạng các thương lái Trung Quốc mua nông sản Việt Nam với giá cao trong một vài vụ mùa rồi đột ngột ngừng mua vào những vụ sau là một trong những nguyên nhân của những cuộc khủng hoảng thừa của nông sản Việt.
"Phải thay đổi"
Câu chuyện giải cứu nông sản thời gian qua cần phải có giải pháp tổng thể, bắt đầu từ việc phải định hướng nên trồng cây gì và nuôi con gì để đảm bảo được đầu ra, thay đổi quy trình sản xuất nông nghiệp cụ thể là cần đi vào chế biến sâu, nâng cao chất lượng, đặc biệt là cần có dự báo thị trường tốt hơn và quy hoạch sản xuất phù hợp… Về lâu dài cần phải nắm rõ thị trường để có định hướng đúng trong việc mở rộng diện tích nông sản xuất khẩu.
TS Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam cho rằng, phải thay đổi quy trình sản xuất nông nghiệp từ khâu dự báo thị trường, quy hoạch đến sản xuất mới giải quyết được tình trạng dư thừa nông sản, phải tổ chức phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác trong sản xuất nông nghiệp tại các vùng nguyên liệu được quy hoạch. Cần có sự liên kết giữa các hộ nông dân, trang trại nhỏ lẻ thành hợp tác xã mới giải quyết được bài toán sản xuất manh mún, mới có thể đưa công nghệ sản xuất hiện đại, ký kết hợp tác DN chế biến, bán lẻ, xuất khẩu.
Là một doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, ông Trần Nam Việt cũng cho rằng trách nhiệm của cơ quan quản lý chính là cảnh báo thông tin thị trường kịp thời cho người dân, cụ thể khi thị trường xuất khẩu gần với mình nhất là thị trường Trung Quốc có những biến động như siết chặt quy định nhập khẩu, chuyển từ nhập khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch hay dư thừa về nguồn cung thì các cơ quan quản lý cần nắm bắt thông tin sớm và có kế hoạch tuyên truyền, thông tin ngay đến người dân và doanh nghiệp để từ đó có sự thay đổi cơ cấu cây trồng hoặc vật nuôi cho phù hợp, hoặc phải tự điều chỉnh thị trường cho phù hợp. Đồng thời, cần có những dự báo về giá cả, thị trường cho từng loại mặt hàng nông sản cụ thể cho từng địa phương để từ đó có thể xây dựng các kế hoạch mở rộng thị trường.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất vẫn là nâng cao chất lượng nông sản bởi hiện nay các vùng trồng nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc GlobalG.A.P đều vừa tiêu thụ được trong nước vừa có thể xuất khẩu. Tuy giá thành sản xuất sẽ cao hơn nhưng sẽ loại bỏ được chất cấm, kháng sinh, thịt bị bơm nước… Theo ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vinamit, nông sản Việt Nam đa dạng về chủng loại, có nguồn cung dồi dào nhưng giá trị xuất khẩu không cao vì chủ yếu xuất bán dạng thô, ít hàng chế biến có giá trị gia tăng cao. Vì vậy, chúng ta nên tập trung xây dựng khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch để hỗ trợ tiêu thụ và giúp sản xuất nông nghiệp mang tính bền vững hơn. Bởi khi xảy ra tình trạng nông sản khó tiêu thụ thì ngành chế biến nước ta vẫn chưa phát huy hiệu quả. Vì thế, các cấp, ngành phải xem xét lại điều này, cần đưa việc xây dựng khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch nông sản trở thành một trong những giải pháp chính để hỗ trợ tiêu thụ và giúp sản xuất nông nghiệp mang tính bền vững hơn.
Tin liên quan
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump
10:24 | 21/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025
15:51 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan
15:12 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
16:46 | 09/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng và hoàn thiện thể chế để thực sự là "đột phá của đột phá" năm 2025
19:17 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần khơi dậy tính năng động, sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics