Giá thép tăng cao, doanh nghiệp thép "hốt bạc"
Infographics: Sắt thép nhập tăng 3 triệu đồng/tấn, thị trường Trung Quốc tăng mạnh | |
Vì sao giá thép tăng mạnh? | |
Giá thép tăng đột biến, Hiệp hội Nhà thầu xây dựng kêu cứu |
Giá nguyên liệu tăng, các doanh nghiệp thép đứng trước nguy cơ khan hiếm nguồn nguyên liệu. |
Lãi một tháng xấp xỉ cả quý
Công ty Cổ phần Thép Tiến Lên vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 4 với doanh thu thuần 779 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 115,3 tỷ đồng. Trong khi trước đó, báo cáo lợi nhuận quý 1/2021 của doanh nghiệp này đạt 120 tỷ đồng, gấp 32,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Điều này có nghĩa là, chỉ trong 1 tháng 4, lợi nhuận của doanh nghiệp này đã bằng cả quý 1.
Theo giải trình từ Thép Tiến Lên, nguyên nhân lợi nhuận tăng cao là do giá sắt thép tăng khởi sắc thu hút lượng mua lớn dẫn đến doanh thu bán hàng tăng cao so với cùng kỳ. Công ty lại nhập giá bình quân hàng hoá thấp và giá bán tại thời điểm quý 1 tăng cao so nhà nước kích thích đầu tư, các công trình trọng điểm đi vào hoạt động như dự án khởi công sân bay Long Thành… dẫn đến lợi nhuận gộp tăng tương ứng.
Tương tự, theo báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất quý 2 niên độ tài chính 2020-2021 (từ 1/1/2021 đến 31/3/2021), Tập đoàn Hoa Sen đạt sản lượng tiêu thụ 542.532 tấn, tăng trưởng 65% so với cùng kỳ. Nhờ đó, doanh thu cũng tăng mạnh 88% so với cùng kỳ, đạt 10.846 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt kỷ lục 1.035 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần cùng kỳ.
Tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát, lũy kế quý 1/2021, công ty này cung cấp ra thị trường hơn 184.000 tấn ống thép các loại, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ đó, lãnh đạo Hòa Phát cho biết, doanh thu quý 1 ước đạt 31.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế dự kiến 7.000 tỷ đồng, tức là tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ. Thậm chí, lãnh đạo Hòa Phát còn đánh giá, kết quả kinh doanh quý 2 có thể còn tốt hơn quý 1.
Tương tự, “ông lớn” của ngành thép là Tổng Công ty Thép Việt Nam (VnSteel) cũng ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng đột biến, khi kết quả lợi nhuận sau thuế quý 1/2021 đạt 394 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2020 chỉ đạt 29 tỷ đồng, tức là tăng hơn 13,5 lần. Kết quả khả quan của công ty mẹ đã phản ánh lên hoạt động của các công ty con và công ty liên kết. Đơn cử, Công ty Cổ phần Gang thép Thép Thái Nguyên ghi nhận doanh thu quý 1 đạt hơn 3.000 tỷ đồng, tăng 39,3% so với cùng kỳ, nhờ đó, lãi sau thuế đạt hơn 44 tỷ đồng, gấp hơn 9 lần so với kết quả quý 1/2020.
Đặc biệt, nhờ những yếu tố thuận lợi, nhiều doanh nghiệp thép đã đang thua lỗ thành có lãi. Chẳng hạn, Công ty Thép Đà Nẵng đã ghi nhận lãi sau thuế tại quý 1 gần 40 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 11,2 tỷ đồng. Công ty Thép Pomina cũng có lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý 1/2021 đạt gần 74,5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ đến 55,7 tỷ đồng…
Triển vọng lớn từ xuất khẩu
Theo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), giá thép tăng đã giúp các doanh nghiệp ngành thép hưởng lợi, đặc biệt là các doanh nghiệp chủ động được nguồn cung phôi thép và các doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho dồi dào lúc giá còn thấp trước đó.
Hiện một số dự án thép đã đi vào hoạt động như Dự án Liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất của Hòa Phát, Dự án Nhà máy luyện thép Nghi Sơn… nên năng lực sản xuất của thép xây dựng sẽ đạt khoảng 14 triệu tấn. Bộ Công Thương khẳng định, các dự án này sẽ bảo đảm 100% cho nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. |
Vì thế, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán VCBS nhận định, triển vọng của ngành thép tương đối khả quan cả về giá bán, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Giá thép ở mức cao được hỗ trợ bởi mặt bằng giá nguyên liệu tăng mạnh và sự thiếu hụt nguồn cung tạm thời. Hơn nữa, làn sóng đầu tư công cùng sự phục hồi của bất động sản xây dựng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sản lượng tiêu thụ thép nội địa.
Ngoài ra, nhiều chuyên gia còn cho rằng, thị trường thép thế giới cũng đang có mức giá rất cao, tạo cơ hội cho các hãng sản xuất thép châu Á, trong đó có Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu thép sang Mỹ và Châu Âu.
Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp thép Việt Nam đã và đang xuất khẩu rất mạnh. Tại Hòa Phát, trong quý 1, thép thành phẩm xuất khẩu là 147.000 tấn, tăng 10%; phôi thép xuất khẩu trên 386.000 tấn, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước. Còn tại Hoa Sen, theo số liệu VSA, sản lượng xuất khẩu tôn mạ của Hoa Sen trong quý 1 đạt hơn 310.000 tấn, dẫn đầu và chiếm hơn 41% tổng sản lượng xuất khẩu tôn mạ toàn ngành.
Nhờ những kết quả khả quan như vậy, trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu ngành thép liên tục tăng mạnh, trở nên hấp dẫn nhà đầu tư ngang ngửa cổ phiếu ngành ngân hàng. Nhiều mã cổ phiếu ngành thép đã tăng giá hàng chục % so với hồi đầu năm 2021.
Tuy nhiên, giá nguyên liệu đầu vào liên tục tăng cao lại là "dao hai lưỡi", khi giúp doanh nghiệp hưởng lợi từ giá bán, nhưng cũng áp lực về chi phí sản xuất và nguy cơ khan hiếm nguồn nguyên liệu, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ, không có hàng tốn kho. Do đó, đại diện VSA lưu ý, các doanh nghiệp cần chủ động tiếp cận thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cải tiến công nghệ trong sản xuất…
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính nghiên cứu, có các biện pháp thúc đẩy tăng năng lực sản xuất thép thành phẩm trong nước, hướng tới đáp ứng được cơ bản nhu cầu trong nước; nghiên cứu điều chỉnh sự mất cân đối cung ứng sản phẩm thép trên thị trường để ưu tiên thị trường trong nước thông qua việc điều chỉnh, cân đối khối lượng xuất khẩu thép thành phẩm. |
Tin liên quan
HSG ghi nhận lợi nhuận tăng 17 lần trong niên độ tài chính 2023-2024
16:25 | 30/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
HSG hợp tác với SP Group để phát triển bền vững năng lượng sạch
14:19 | 27/06/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng
19:26 | 23/04/2024 Xuất nhập khẩu
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK