Giá điện nhập từ Trung Quốc, Lào đều rẻ hơn mua trong nước
Việt Nam nhập khẩu gần 1,5 tỷ kWh điện từ Lào | |
Việt Nam sẽ nhập khẩu 2,1 tỷ kWh điện từ Trung Quốc trong 2020 | |
“Khát” điện, Việt Nam tính chuyện tăng mua từ Trung Quốc |
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá hiện cơ chế giá điện thiếu đột phá, chậm thay đổi, chưa đáp ứng yêu cầu. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Ngày càng phụ thuộc nhiên liệu nhập khẩu
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa có báo cáo kết quả phiên giải trình “Thực trạng, giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội”.
Báo cáo nêu rõ, thời gian qua ngành điện đã đạt được những kết quả đáng kể, trong đó nổi bật là bảo đảm an ninh cung ứng điện. Cơ cấu nguồn điện đa dạng, lưới điện được đầu tư lớn, 100% số xã và 99,5% các hộ dân được sử dụng điện. Chỉ số tiếp cận điện năng có bước tiến vượt bậc (chỉ trong vòng 5 năm đã cải thiện thứ hạng được 129 bậc, từ vị trí 156/189 quốc gia vào năm 2013 vươn lên vị trí 27/190 vào năm 2018).
Tổn thất điện năng cũng đã giảm đáng kể, từ mức 10,15% vào năm 2010 xuống mức 6,5% vào năm 2019, vượt trước 1 năm so với lộ trình.
Về phần nhập khẩu điện, ngành điện đã đa dạng hóa các hình thức điện nhập khẩu. Hiện tại, Việt Nam đang nhập khẩu điện từ Lào với tổng công suất khoảng 572 MW, từ Trung Quốc với công suất trên 450 MW. Tổng công suất nhập khẩu chiếm gần 2% tổng công suất của toàn hệ thống điện (hiện công suất đặt toàn hệ thống của Việt Nam là 55.880 MW).
Đáng chú ý, theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, về mặt giá cả, giá mua điện bình quân từ Trung Quốc hiện là 1.281 đồng/kWh, Lào là 1.368 đồng/kWh, đều rẻ hơn giá mua điện bình quân trong nước (1.486 đồng/kWh).
Thị trường điện cạnh tranh từng bước được hình thành, phát triển và ngày càng hoàn thiện, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành điện.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng nêu rõ không ít hạn chế, đặc biệt là câu chuyện Việt Nam ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào việc nhập khẩu nhiên liệu phục vụ sản xuất điện.
Cụ thể về nguồn nước, thủy điện nước ta phụ thuộc lớn vào nguồn nước sông quốc tế, do đó, chịu rủi ro về lượng nước, chất lượng nước rất lớn do các quốc gia thượng nguồn gia tăng các hoạt động thủy điện trên các dòng sông chính như sông Hồng, sông Mê Kông làm thay đổi chế độ dòng chảy. Thời gian tới, dư địa để phát triển thủy điện không còn nhiều.
Đối với than, theo tính toán, do việc khai thác than trong nước gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc phát triển các mỏ mới, nên nhu cầu than nhập khẩu cho sản xuất điện dự kiến tăng từ 20 triệu tấn năm 2020 lên tới khoảng 72 triệu tấn năm 2030.
Đối với điện khí, tổng công suất các nhà máy điện khí tới năm 2030 của Việt Nam đạt trên 27.000 MW. Do sự suy giảm của các mỏ khí khu vực Đông Nam Bộ từ sau năm 2022, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG) cho sản xuất điện, lượng LNG nhập khẩu ước tính lên tới trên 10 triệu tấn/năm vào năm 2030.
Cơ chế giá điện thiếu đột phá
Bên cạnh câu chuyện ngày càng phụ thuộc nhiên liệu nhập khẩu, một hạn chế nổi cộm được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chỉ ra còn là cơ chế giá điện thiếu đột phá, chậm thay đổi, chưa đáp ứng yêu cầu. Việt Nam chưa có giá điện hai thành phần, giá mua điện theo miền, theo khu vực để đưa ra định hướng đầu tư và phát triển phụ tải.
Đáng chú ý, trong quá trình điều hành chưa thực hiện được đầy đủ việc điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường do ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô ở một số thời điểm nên còn treo một số khoản chi phí (các khoản chênh lệch tỷ giá thực hiện theo hợp đồng mua bán điện của các năm trước); giá bán lẻ điện chưa thu hút được đầu tư; cơ cấu biểu giá bán lẻ điện thực hiện theo Luật Điện lực còn duy trì bù chéo giữa khách hàng sản xuất với khách hàng sinh hoạt, thương mại.
Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện được xây dựng từ năm 2014 nên chưa phù hợp với thực tế tiêu thụ điện của các nhóm khách hàng. Giá điện từ nguồn năng lượng tái tạo hiện cao hơn so với nguồn điện từ nguồn năng lượng truyền thống (nhiệt điện, thủy điện lớn…).
“Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang được Nhà nước giao thực hiện mua toàn bộ sản lượng điện từ các dự án điện năng lượng tái tạo với mức giá do nhà nước quy định. Như vậy, chi phí bù giá cho năng lượng tái tạo đang được hòa chung với chi phí của ngành điện, chưa tách rõ ràng trong hóa đơn tiền điện. Khi tỷ trọng năng lượng tái tạo tăng lên thì thành phần bù giá sẽ ngày càng tăng và ảnh hưởng lớn đến chi phí giá thành ngành điện”, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận định.
Từ năm 2016 trở lại đây, đầu tư cho ngành điện nói riêng và năng lượng khác (than và dầu khí) đã có sự chững lại, trong khi tăng trưởng kinh tế ở mức cao hơn, nhu cầu điện nhiều hơn. Nếu như giai đoạn 2011 - 2015, tăng trưởng đầu tư vào điện là 13%/năm, đến giai đoạn 2016 - 2020 đã tụt xuống 8%/năm, chưa kể do các dự án chậm tiến độ nhiều, nên tổng công suất các dự án nguồn điện có thể đưa vào vận hành trong giai đoạn 2016 - 2020 chỉ đạt gần 72% quy hoạch. |
Tin liên quan
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
09:41 | 22/11/2024 Xe - Công nghệ
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics