FED cắt giảm lãi suất- cơ hội tốt cho xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam
Biến động lãi suất trên thế giới sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam Fed cắt giảm lãi suất tác động ra sao tới Việt Nam? |
Động thái giảm lãi suất của FED tác động đến kinh tế Việt Nam như thế nào, thưa ông?
Động thái này của FED trước tiên tác động tích cực đến xuất khẩu và dòng vốn đầu tư trong nước. Theo đó, FED giảm lãi suất sẽ góp phần giúp mặt bằng lãi suất toàn cầu có xu hướng giảm khi nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đã và đang “nối gót” FED tiếp tục giảm lãi suất, từ đó kích cầu tiêu dùng, đầu tư, sản xuất của doanh nghiệp và người dân. Điều này sẽ giúp thúc đẩy nhu cầu hàng xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh độ mở của nền kinh tế Việt Nam ở mức cao và Mỹ, châu Âu là những thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.
Về đầu tư, FED hạ lãi suất sẽ khiến mức độ chênh lệch lãi suất giữa USD và VND thu hẹp, qua đó giảm áp lực về tỷ giá. Thực tế là sức ép tỷ giá giữa VND và USD thời gian qua đã giảm, thậm chí ở mức tương đối tốt, nên không chỉ giảm áp lực lên lạm phát trong nước mà còn góp phần tăng niềm tin, nâng cao sự yên tâm với các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư, xuất nhập khẩu.
Cùng với đó, dòng vốn đầu tư, nhất là vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài khi được hỗ trợ bởi thu hẹp chênh lệch lãi suất sẽ tạo triển vọng tích cực cho thị trường chứng khoán. Xu hướng rút vốn từ các thị trường mới nổi quay về đầu tư tại thị trường Mỹ và một số thị trường phát triển khác nhằm trú ẩn rủi ro, hưởng chênh lệch lãi suất sẽ giảm dần. Hiện thị trường chứng khoán tại Việt Nam đang tương đối hấp dẫn với kỳ vọng có thể được nâng hạng từ mới nổi lên cận biên bởi Tổ chức FTSE Russel trong năm 2025 nên từ đầu tháng 9/2024 đến nay, xu hướng mua ròng của nhà đầu tư ngoại đã bắt đầu tăng trở lại.
Theo ông, cùng với FED, lãi suất điều hành của Việt Nam có chịu ảnh hưởng giảm theo?
Lãi suất điều hành tại Việt Nam đã được điều chỉnh giảm từ năm 2023. Lãi suất điều hành đang ở mức hợp lý với 4,5% cho lãi suất tái cấp vốn và 3% cho lãi suất tái chiết khấu, phù hợp với mức lạm phát khoảng 4% nên không nhất thiết phải thay đổi trong thời điểm này.
Hơn nữa, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã hành động quyết liệt để hỗ trợ sản xuất trong bối cảnh khó khăn kinh tế. Mặc dù lãi suất huy động thời gian qua có tăng nhưng Chính phủ vẫn khuyến khích các ngân hàng tiết giảm chi phí, không tăng lãi suất cho vay, thậm chí là phải giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp. Đặc biệt, trước những thiệt hại do cơn bão số 3, Chính phủ cũng đã khuyến khích và các ngân hàng đã thực hiện giảm lãi suất hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Nên tôi cho rằng, mức lãi suất cho vay của ngành Ngân hàng hiện khá ưu đãi và hấp dẫn, phù hợp bối cảnh kinh tế vĩ mô và lạm phát, kể cả sức chịu đựng của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
Ông có thể nói rõ hơn về sự tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu?
Tỷ giá ngoại tệ có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động xuất nhập khẩu. Hiện tỷ giá đã giảm, không tăng mạnh như thời gian trước, điều này thường có nghĩa là đồng nội tệ mạnh lên và giá trị đồng ngoại tệ giảm. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng thuận lợi cho xuất khẩu của Việt Nam. Bởi giá trị đồng ngoại tệ ở nước ngoài vẫn cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Hơn nữa, xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc nhiều các doanh nghiệp FDI, nên mối quan hệ giữa tỷ giá và ngoại thương cần được xem xét kỹ lưỡng.
Vì thế, như tôi đã nói ở trên, khi FED giảm lãi suất sẽ thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng, làm tăng nhu cầu cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam, từ đó mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu hơn.
Dù vậy, nền kinh tế vẫn còn đối mặt nhiều rủi ro, thách thức khó lường, ông kiến nghị giải pháp nào để ứng phó?
Các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục thực hiện theo các chỉ đạo về phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Trong đó, trước mắt là sớm khắc phục hậu quả cơn bão số 3 vừa qua; đồng thời tiếp tục bám sát, chủ động phân tích, dự báo và có kịch bản ứng phó phù hợp đối với tình hình kinh tế, tài chính quốc tế; đẩy nhanh tháo gỡ vướng mắc, rào cản trên thị trường tài chính, bất động sản…
Cùng với đó cần nâng cao hiệu quả trong điều hành, phối hợp chính sách, đặc biệt giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách giá cả và các chính sách vĩ mô khác… nhằm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát. Theo đó, chính sách tài khóa tiếp tục giữ vai trò chủ lực, mở rộng có trọng tâm, trọng điểm, gắn với đẩy mạnh giải ngân đầu tư công; chính sách tiền tệ theo hướng chủ động, linh hoạt, tăng khả năng tiếp cận tín dụng gắn với kiểm soát rủi ro và xử lý nợ xấu.
Riêng chính sách tiền tệ cần tiếp tục linh hoạt sử dụng nhiều công cụ khác nhau nhằm ổn định mặt bằng lãi suất, thị trường ngoại hối, thị trường vàng. Chính phủ cần tiếp tục ưu tiên các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán nhằm tận dụng cơ hội dịch chuyển, phân bổ tài sản đầu tư quốc tế cũng như kiểm soát rủi ro trong chu kỳ lãi suất giảm.
Xin cảm ơn ông!
Sau cuộc họp thường kỳ tháng 9 (ngày 17-18/9/2024, theo giờ Mỹ), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định cắt giảm lãi suất cho vay qua đêm (FedFunds rate) 0,5 điểm %, đưa lãi suất này về mức 4,75-5%; đồng thời tuyên bố sẽ tiếp tục tiến trình hạ lãi suất (dự kiến giảm thêm 0,5 điểm % nữa từ nay đến hết năm 2024), giảm thêm 1 điểm % trong năm 2025 và thêm khoảng 0,5 điểm % năm 2026, đưa lãi suất điều hành về mức 3-3,5% cuối năm 2026. Đây là lần đầu tiên FED cắt giảm lãi suất kể từ tháng 3/2020, sau 11 lần tăng lãi suất liên tục từ tháng 3/2022 và giữ nguyên mức kỷ lục 5,25-5,5% kể từ tháng 7/2023 đến nay. Theo các chuyên gia, tín hiệu đảo chiều chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng của FED sẽ hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm song vẫn kiểm soát được rủi ro lạm phát. |
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Mỹ tăng nhập khẩu tôm trước thông tin tăng thuế
21:37 | 19/11/2024 Kinh tế
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?
16:29 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Có sự dịch chuyển về thị trường xuất khẩu cao su
13:38 | 19/11/2024 Kinh tế
Nâng vị thế nếu Việt Nam không muốn trở thành "xưởng lắp ráp" mới
09:20 | 19/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics