Facebook Twitter youtube Tiktok

Đường sắt Cát Linh – Hà Đông đội vốn, lỡ hẹn nhiều lần: Vấn đề nằm ở đâu?

(HQ Online) - Tự ý điều chỉnh vốn từ 8.769 tỷ đồng lên 18.001 tỷ đồng, tăng 205% so với tổng vốn đầu tư ban đầu được duyệt khi chưa báo cáo Thủ tướng hay khi lập dự án đã không tính toán đến việc xử lý nền đất yếu dẫn đến phải điều chỉnh bổ sung trong quá trình thực hiện. Đây chỉ là một số trong nhiều sai phạm mà Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra trong kết quả kiểm toán về hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông.
duong sat cat linh ha dong doi von lo hen nhieu lan van de nam o dau Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Thuê tư vấn của Pháp để đánh giá về an toàn
duong sat cat linh ha dong doi von lo hen nhieu lan van de nam o dau Bộ GTVT lại tiếp tục “nhận lỗi” về đường sắt Cát Linh-Hà Đông
duong sat cat linh ha dong doi von lo hen nhieu lan van de nam o dau Tuyến Cát Linh-Hà Đông “lỗi hẹn” cả chục lần, người dân còn mặn mà?

Biết trước sẽ phải bù lỗ

Theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước, Bộ Giao thông vận tải đã phải điều chỉnh vốn đầu tư dự án từ 8.769 tỷ đồng lên 18.001 tỷ đồng, tăng 205% so với tổng vốn đầu tư ban đầu được duyệt. Nhưng khi quyết định điều chỉnh tăng vốn dự án vào tháng 2-2016, Bộ Giao thông vận tải không báo cáo Thủ tướng để trình Quốc hội thông qua chủ trương điều chỉnh vốn là chưa thực hiện đúng Nghị quyết 49 của Quốc hội, trái với quy định của Luật đầu tư công.

Đáng chú ý, lưu lượng khách hàng do đơn vị tư vấn lập dự án giả định tính toán, phân tích hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế xã hội tăng cao hơn nhiều so với số liệu dự báo của Viện chiến lược Giao thông vận tải. Theo phân tích hiệu quả tài chính của dự án cho thấy tỷ suất nội hoàn vẫn thấp hơn lãi suất vay, giá trị hiện tại ròng âm, nên xét trên góc độ tài chính dự án sẽ phải bù lỗ. Khi phân tích tính kinh tế của dự án, chủ đầu tư không xem xét đến chi phí vận hành chiếm tỷ trọng lớn trong giai đoạn khai thác, dẫn đến kết luận dự án hiệu quả về mặt kinh tế là thiếu chính xác, phương án tài chính của dự án ngay từ khi lập dự án đã phải bù lỗ nhưng các bên có liên quan chưa đề xuất phương án khai thác hiệu quả.

Không chỉ thế, kết luận của Kiểm toán Nhà nước cũng cho biết hồ sơ dự án, phụ lục tính toán tổng mức đầu tư ban đầu chưa thể hiện cơ sở tính toán đơn giá các hạng mục chi phí làm cơ sở xây dựng tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư điều chỉnh từ 8.769 tỷ đồng lên 18.001 tỷ đồng (tương đương tăng 205,27%) nhưng chủ đầu tư chưa chứng minh về hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội, do việc điều chỉnh dự án mang lại, chi phí dự phòng điều chỉnh cũng chưa xem xét yếu tố trượt giá có xu hướng giảm của 3 năm liền kề, tính tỷ lệ dự phòng (1%) cho cả khối lượng hoàn thành đã được nghiệm thu, thanh toán chưa phù hợp. Tổng mức đầu tư điều chỉnh chưa xác định cơ sở điều chỉnh tăng chi phí các hạng mục thiết bị, chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ, chi phí vận hành chạy thử.

duong sat cat linh ha dong doi von lo hen nhieu lan van de nam o dau
Tổng mức đầu tư điều chỉnh chưa xác định cơ sở điều chỉnh tăng chi phí các hạng mục thiết bị, chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ, chi phí vận hành chạy thử. Ảnh: Internet.

Lộ diện nhiều sai phạm

Cũng theo Kiểm toán Nhà nước, đến hết tháng 6/2018, số vốn rót vào đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông theo báo cáo của chủ đầu tư khoảng 11.337 tỷ đồng, nhưng kết quả kiểm toán chỉ ghi nhận khoảng 8.679 tỷ đồng đã đầu tư vào dự án. Số chênh lệch khoảng 2.656 tỷ đồng do chủ đầu tư tính sai khối lượng 360 triệu đồng, sai đơn giá 175 tỷ đồng, sai khác 698 tỷ đồng, chưa đủ điều kiện quyết toán 1.781 tỷ đồng. Cụ thể, dự toán nhiều hạng mục xây lắp, mua sắm vật tư, thiết bị đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam về quản lý định mức đơn giá, quản lý hợp đồng EPC với số tiền khoảng 889 tỷ đồng, chưa xác nhận được số tiền 1.659 tỷ đồng chủ đầu tư đã rót vào dự án.

Hạng mục thiết bị và đoàn tàu của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã được điều chỉnh tăng vốn khoảng 3.143 tỷ đồng, trong đó chi phí mua các đoàn tàu tăng 364 tỷ đồng, hạng mục thiết bị tăng 2.778 tỷ đồng (tăng 227%).

Trong khi đó, Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt phụ lục hợp đồng EPC phần thiết bị với đơn giá 178,7 triệu USD, cao hơn khoảng 8,3 triệu USD so với giá trong hợp đồng EPC không đúng chỉ đạo của Thủ tướng.

Về công tác giải ngân và sử dụng nguồn vốn, hiệp định vay 1,2 tỷ Nhân dân tệ tương đương 169 triệu USD được ký ngày 22/10/2008 có hiệu lực ngày 27/4/2010, bắt đầu tạm ứng 15% từ năm 2009 và thanh toán cho khối lượng xây lắp từ tháng 12/2012 đến tháng 9/2015.

Hợp đồng vay ưu đãi bên mua 250 triệu USD ký ngày 8/11/2009, có hiệu lực ngày 15/11/2010, bắt đầu tạm ứng cho gói thầu tư vấn giám sát từ ngày 21/2/2012 và thanh toán cho gói thầu EPC từ ngày 3/9/2015 đến 30/6/2018 khoản vay 250 triệu USD mới giải ngân hết.

Hiệp định vay bổ sung 1,597 tỷ Nhân dân tệ tương đương 250,62 triệu USD ký ngày 11/5/2017 đến ngày 25/12/2017 mới có hiệu lực, ngày 17/4/2018 mới bắt đầu giải ngân lần đầu đến ngày 30/6/2018 giải ngân được 9,3 triệu USD, chiếm 3,7%.

Như vậy, đến nay, dự án đã ký kết 3 hiệp định vay khoảng 669,6 triệu USD từ Trung Quốc nhưng Kiểm toán Nhà nước cho rằng tuy việc vay vốn của Trung Quốc trước mắt giải quyết được các vướng mắc về vốn đầu tư cho các dự án nhưng cũng gặp những ràng buộc, bất lợi cho phía Việt Nam như phải thực hiện chỉ định thầu cho nhà thầu Trung Quốc thực hiện 13.751,4 tỷ đồng, chiếm 77% tổng mức đầu tư.

Chính vì vậy, Kiểm toán Nhà nước cho rằng, việc cho phép Ban Quản lý dự án đường sắt ký hợp đồng số 11 điều chỉnh hình thức hợp đồng từ đơn giá và tỷ lệ phần trăm sang hình thức trọn gói khi một số hạng mục chi phí chỉ tạm tính, không có dự toán chi tiết, thương thảo bổ sung 6% chi phí xây dựng tăng thêm (tương đương 21,07 triệu USD) vào giá hợp đồng trọn gói thiếu cơ sở pháp lý và gây lãng phí vốn ngân sách nhà nước.

Xuân Thảo

Tin liên quan

Công tác chuẩn bị tài chính cho dự án đường tốc độ cao đã sẵn sàng

Công tác chuẩn bị tài chính cho dự án đường tốc độ cao đã sẵn sàng

(HQ Online) - Ngay sau chủ trương về xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao được thông qua, dư luận xã hội dành sự quan tâm đặc biệt đến dự án này và cũng đặt ra nhiều câu hỏi về: nguồn vốn, tốc độ, hiệu quả của dự án đối với nền kinh tế, xã hội khi được đầu tư, đưa vào vận hành và sử dụng…
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội ước đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội ước đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng

(HQ Online) - Mặt bằng lãi suất cho vay có xu hướng giảm, sản xuất phục vụ xuất khẩu tăng trưởng tốt; các chính sách về miễn giảm, giãn, hoãn thuế tiếp tục được triển khai hỗ trợ các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh đã thúc đẩy đầu tư mới và mở rộng sản xuất, tăng cường thu hút và thực hiện vốn đầu tư toàn xã hội.
Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý nghiên cứu, phân tích rõ hiệu quả của Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, không chỉ về mặt kinh tế mà phải đánh giá hiệu quả tổng hợp.
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc

Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc

(HQ Online) - Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện nghiêm các quy định của Hàn Quốc về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019

Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019

(HQ Online) - Theo Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Hà Nội tháng 12 giảm 0,02% so tháng trước và giảm 0,31% so cùng kỳ năm trước.
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu

EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu

(HQ Online) - Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) tiếp tục tác động tốt tới xuất khẩu (XK) cá ngừ của Việt Nam sang thị trường EU.
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD

Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD

(HQ Online) - Năm 2020, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản "cán đích" 41,25 tỷ USD. Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2025, giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 50-51 tỷ USD.
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA

Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA

(HQ Online) - Từ 1/1/2021, các cơ quan, tổ chức cấp được Bộ Công Thương ủy quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 từ seri AB trở đi cho hàng hóa xuất khẩu sang EU, thay vì C/O mẫu EUR.1 seri AA.
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD

Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD

(HQ Online) - Xác định rõ các thách thức của năm 2021, ngành dệt may đặt mục tiêu cao cho năm 2021 là xuất khẩu tổng giá trị 39 tỷ USD, mục tiêu trung bình là 38 tỷ USD.
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021

Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021

(HQ Online) - Ngày 29/12, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức họp báo công bố thông tin về Triển lãm quốc tế đổi mới sáng tạo Việt Nam 2021 (VIIE 2021) và khởi công xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ diễn ra ngày 9 và 10/1/2021.
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay

Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay

(HQ Online) - Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng, năm 2021, ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục tập trung vào các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch, thiên tai.
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu

Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu

(HQ Online) - Tháng 11/2020, giá trị xuất khẩu (XK) cá tra sang thị trường Trung Quốc – Hồng Kông đã giảm 29,3% so với tháng 10/2020.
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?

Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?

(HQ Online) - Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn nhấn mạnh: "Năng lực sản xuất toàn ngành nông nghiệp không ngại mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD năm 2021. Với quyết tâm cao và không vướng mắc về thị trường quốc tế thì con số 44 tỷ USD là khả thi".
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới

Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới

(HQ Online) - Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội thì với mức tăng GDP năm 2020 tăng 2,91% so với năm trước là thành công lớn của Việt Nam. Việt Nam cũng là nước có mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020

Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020

(HQ Online) - Ngày 26/12, tại TPHCM, Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020 đã chính thức khai mạc với gần 1.200 gian hàng giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp.
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam

Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam

(HQ Online) - Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo góp ý báo cáo đánh giá kết quả thực hiện đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo và đề xuất các kiến nghị, bổ sung, chỉnh sửa đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030 được tổ chức ngày 25/12.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Tăng nguồn lực cho đấu tranh phòng, chống ma túy

Tăng nguồn lực cho đấu tranh phòng, chống ma túy

Trước áp lực của tội phạm ma túy vẫn hết sức phức tạp, theo phân công của Chính phủ, Bộ Công an đã xây dựng trình Quốc hội Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030.
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024

"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024

Lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng trong 9 tháng năm 2024 tiếp tục tích cực, lên tới hơn 200 nghìn tỷ đồng, qua đó vẫn là nhóm ngành dẫn dắt thị trường.
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy

Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy

Tang vật thu được gồm khoảng 1,73 tấn ma tuý các loại như: 248,61 kg cần sa; 87,76 kg heroin; 147,92 kg và 900 viên ketamine.
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu

Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu

Nhiều vụ buôn lậu hàng hóa qua đường hàng không đã bị Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Cam Ranh (Cục Hải quan Khánh Hòa) phát hiện, khởi tố hình sự.
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới

Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới

Tính đến cuối tháng 9 năm nay, Số lượng trụ sạc xe điện (charging pile) ở Trung Quốc đã đạt 11,43 triệu, trong số đó, khoảng 3,33 triệu trụ sạc công cộng và 8,1 triệu là các trụ sạc tư nhân.
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện

Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện

Nhân chuyến thăm chính thức UAE của Thủ tướng Phạm Minh Chính, lãnh đạo cấp cao Việt Nam và UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện vào ngày 28/10/2024.
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 10 (1-15/10/2024) đạt gần 32 tỷ USD.
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam

Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam

Phiên họp được tổ chức thành công dưới sự điều hành của bà Nguyễn Thị Vĩnh Hoài, Tham tán, Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ, đại diện Hải quan Việt Nam, Chủ tịch PTC.
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại  Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?

Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?

Khởi tố vụ án “Buôn lậu” mặt hàng N2O (thường được gọi là “khí cười”) xảy ra tại Công ty CP Thương mại hoá chất Hoa Việt (Hà Nội).
Phiên bản di động