Dự toán thu ngân sách năm 2023: Tập trung các khoản thu cốt lõi, bền vững
Thu từ hoạt động xuất kinh doanh là nguồn thu cốt lõi trong dự toán ngân sách. Ảnh minh họa: ST |
Tránh rủi ro khi dự toán thu không đạt, ảnh hưởng tới nhiệm vụ chi
Ngày 11/11, trong chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023. Theo Nghị quyết, Quốc hội quyết định tổng số thu NSNN năm 2023 là 1.620.744 tỷ đồng. Tổng số chi NSNN là 2.076.244 tỷ đồng. Về bội chi, mức bội chi NSNN là 455.500 tỷ đồng, tương đương 4,42% tổng sản phẩm trong nước (GDP), bao gồm bội chi ngân sách trung ương là 430.500 tỷ đồng, tương đương 4,18% GDP và bội chi ngân sách địa phương là 25.000 tỷ đồng, tương đương 0,24% GDP. Năm 2023, tổng mức vay của NSNN là 648.213 tỷ đồng. Cùng với đó, tại Nghị quyết, Quốc hội cũng đã quyết định bổ sung, điều chỉnh dự toán NSNN năm 2022 và điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Đánh giá về dự toán NSNN 2023, tại tọa đàm “Dự toán ngân sách 2023: Triển vọng và thách thức” mới được tổ chức, có ý kiến cho rằng dự báo số tăng thu quá thận trọng trong bối cảnh vĩ mô hiện nay. Theo PGS, TS Vũ Sỹ Cường, Học viện Tài chính, dự toán đã quá thận trọng khi so sánh với tỷ lệ thu trung bình những năm gần đây. Theo ông Cường, dự toán thu NSNN thấp như vậy, theo nguyên tắc của tài chính là “lường thu mà chi” thì sẽ phải cân nhắc chi hơn, trong khi hiện nay việc cân nhắc tài khóa rất là quan trọng. Chính sách tiền tệ dư địa không còn nhiều, chính sách tài khóa cần phải thể hiện nhiều hơn không chỉ cho phát triển về kinh tế - xã hội mà còn đáp ứng cả về an sinh xã hội.
Theo PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS), một số chỉ tiêu quan trọng như thu ngân sách cần được dự báo và đặt mục tiêu sát với thực tiễn của nền kinh tế hiện nay. Thêm vào đó, cần có sự đánh giá thận trọng hơn về các rủi ro vĩ mô đã hiện hữu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thu-chi ngân sách 2023 và sau đó, đồng thời dự kiến những giải pháp tình thế khi những rủi ro đó xảy ra.
Liên quan đến vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Hoàng Thanh Tùng khi trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình về đánh giá tình hình thực hiện NSNN năm 2022, dự toán NSNN năm 2023 và Dự thảo Nghị quyết về dự toán NSNN năm 2023 đã cho biết, về dự toán NSNN năm 2023, một số ý kiến cho rằng, dự toán tổng thu cân đối NSNN được xây dựng chỉ tương đương với ước thực hiện năm 2022 (chỉ tăng khoảng 0,4%) là chưa phù hợp với tiềm năng, đặc biệt trong bối cảnh dự kiến tăng trưởng GDP năm 2023 khoảng 6,5%, lạm phát khoảng 4% và đề nghị dự toán thu năm 2023 ở mức cao hơn để có nguồn lực thực hiện cải cách tiền lương, giảm bội chi NSNN.
Giải trình về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, trong bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước và thế giới còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro như sự biến động khó lường của giá dầu, thị trường bất động sản đang có dấu hiệu hạ nhiệt trong những tháng gần đây, để bảo đảm an ninh, an toàn tài chính quốc gia, tránh rủi ro khi dự toán thu không đạt, ảnh hưởng tới nhiệm vụ chi NSNN, đồng thời bảo đảm kịp thời phân bổ, giao dự toán năm 2023, tránh xáo trộn quá lớn dự toán thu của các địa phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội cho phép giữ như phương án Chính phủ trình. Trong trường hợp thu ngân sách trung ương năm 2023 vượt so với dự toán, đề nghị Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân bổ theo hướng bố trí nguồn để thực hiện cải cách tiền lương theo quy định và ưu tiên giảm bội chi NSNN.
Khoản thu tạo sự bền vững của ngân sách
Làm rõ hơn cho số thu ngân sách trong dự toán ngân sách 2023, đại diện Vụ NSNN, Bộ Tài chính cho biết, trong thu ngân sách có những khoản thu cốt lõi, cho dù kinh tế có những biến động thì các khoản thu đó vẫn vào ngân sách và mức tăng của nó thể hiện sự bền vững của ngân sách, đây chính là tăng từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra còn có những khoản thu chỉ vào một lần, ví dụ như khoản thu tiền sử dụng đất, có những dự án nộp tiền thuê đất một lần cho 30 năm, nghĩa là trong 30 năm tiếp theo DN không nộp thêm tiền thuê đất. Hoặc khoản thu từ chuyển nhượng tài sản giữa các nhà đầu tư thì DN chỉ nộp vào những năm phát sinh chuyển nhượng... Với những khoản thu từ đất đai, năm nào có dự án lớn thì nguồn thu từ đất đai cho ngân sách sẽ lớn, nhưng vì đất đai là nguồn tài nguyên hữu hạn, nhiệm kỳ này có thể nguồn thu từ đất đai của địa phương rất cao, nhưng nhiệm kỳ sau sẽ khó khăn hơn.
“Đây là khoản thu không dự toán được, là những khoản thu bất thường. Khi tính toán xác định ngân sách thì chúng ta phải loại những khoản thu bất thường này ra, chỉ tính các khoản thu cốt lõi. Tất nhiên, phải nhấn mạnh, trong tổng thể nền kinh tế thì không có gì bất thường, các khoản thu từ đất đai nhà đầu tư nộp vào ngân sách năm nào cũng có, nhưng đối với một đơn vị địa phương cụ thể thì không tính toán được sẽ có nhà đầu tư hay dự án cụ thể nào. Tuy nhiên, địa phương vẫn có thể dự báo được sẽ có khoản thu, nhưng không thể biết chắc chắn sẽ phát sinh khoản thu và số tiền là bao nhiêu”, đại diện Bộ Tài chính cho hay.
Liên quan đến chi ngân sách, dự toán ngân sách đã cho thấy xu hướng thay đổi cơ cấu chi tiêu theo hướng phù hợp hơn (giảm tỷ trọng chi thường xuyên). Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, cơ cấu chi NSNN có sự thay đổi rất lớn với việc tăng mạnh chi đầu tư (dự toán chi đầu tư NSNN chiếm 35 % tổng chi cân đối NSNN 2023, tăng 38% về số tuyệt đối so với dự toán năm 2022) nhưng giải pháp cho việc giải ngân là chưa rõ. Nếu tiếp tục giải ngân kém như những năm vừa qua thì sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, tính thanh khoản của thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Theo PGS, TS Vũ Sỹ Cường, giải ngân đầu tư công theo đúng kế hoạch luôn là thách thức trong hoạt động chi NSNN. Với con số chi đầu tư công chiếm 35% tổng chi cân đối NSNN năm 2023, tăng 38% về số tuyệt đối so với dự toán năm 2022, đây là thách thức lớn.
Theo đại diện Bộ Tài chính, 35% chi ngân sách là dành cho đầu tư phát triển, con số này sẽ quyết định tăng trưởng của nền kinh tế năm 2023. Năm 2022 sở dĩ giải ngân chậm bởi vì quy mô nguồn vốn, cụ thể là con số tuyệt đối về vốn kế hoạch đầu tư công năm 2022 cao hơn rất nhiều so với năm 2021, nên tỷ lệ giải ngân cho đến giờ phút này chiếm trên 50% dự toán nhưng về số tuyệt đối thì lại tăng đến 6-7% so với năm ngoái. Đồng thời, biến động giá cả xăng dầu, khan hiếm nguyên vật liệu, việc đồng loạt triển khai các dự án lớn cũng ảnh hưởng đến việc triển khai dự án của chủ đầu tư. Tuy nhiên, đại diện Bộ Tài chính nhấn mạnh đến năm 2023, những tồn tại trong giải ngân đầu tư công sẽ được tích cực tháo gỡ để đẩy nhanh giải ngân vốn này.
Tin liên quan
Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu nỗ lực để sẵn sàng triển khai hiệu quả mô hình tổ chức mới
09:46 | 21/12/2024 Hải quan
Hải quan Tây Ninh: Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao
21:48 | 20/12/2024 Hải quan
Cao Bằng: Hải quan Tà Lùng thu ngân sách hơn 770 tỷ đồng tăng 38%
14:50 | 20/12/2024 Hải quan
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
08:36 | 23/12/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Nhiều nỗ lực để bình ổn giá trong cao điểm lễ, tết 2025
07:51 | 20/12/2024 Tài chính
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế về đích thu ngân sách với tổng số thu ước đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
16:27 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước
21:13 | 18/12/2024 Tài chính
Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
10:00 | 17/12/2024 Tài chính
Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
08:24 | 16/12/2024 Tài chính
Giải đáp nhiều kiến nghị của doanh nghiệp tại hội nghị đối thoại về chính sách thuế - hải quan
09:19 | 15/12/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics