Đột phá thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực công
Thanh toán không tiền mặt góp sức cho phòng, chống tham nhũng hiệu quả hơn Thanh toán không dùng tiền mặt thúc đẩy số hóa dịch vụ công |
Các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán đã chú trọng phát triển mạnh hệ sinh thái số với các sản phẩm dịch vụ, phương thức thanh toán mới, an toàn, tiện lợi. Ảnh: TL |
Tăng trưởng ấn tượng
Thông tin về kết quả phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực công, ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, thời gian qua, hành lang pháp lý và cơ chế chính sách về thanh toán không dùng tiền mặt không ngừng được hoàn thiện. Cùng với đó, các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán đã chú trọng phát triển mạnh hệ sinh thái số với các sản phẩm dịch vụ, phương thức thanh toán mới, an toàn, tiện lợi, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân, DN. Nhiều dịch vụ, phương thức thanh toán mới như mở tài khoản, mở thẻ bằng eKYC, thanh toán, chuyển tiền, rút tiền tại ATM bằng mã QR, thanh toán thẻ chíp phi tiếp xúc (contactless chip), xác thực thanh toán sinh trắc học, mã hóa thông tin thẻ… được phát triển. Những yếu tố này đã tạo nền tảng cho sự thanh toán không dùng tiền mặt “tăng tốc” trong khu vực chính phủ, hành chính công.
Nổi bật như công tác thu ngân sách nhà nước trong lĩnh vực Hải quan, tỷ lệ thu qua các ngân hàng thương mại phối hợp thu và Kho bạc Nhà nước tăng từ 53% năm 2014 lên 99,8% vào năm 2022.
Các dịch vụ giáo dục, y tế, điện, nước, chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp… cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh của thanh toán không dùng tiền mặt. Cụ thể, 100% cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn đô thị chấp nhận thanh toán học phí thông qua hệ thống ngân hàng; hầu hết cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông đã trang bị sẵn sàng phương tiện phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt, thực hiện thông báo và khuyến khích học sinh và gia đình người học nộp học phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Lĩnh vực y tế cũng đã có gần 88% bệnh viện trực thuộc Bộ và thuộc các trường Đại học Y, Dược đã triển khai thanh toán không dùng tiền mặt; khoảng 63,8% địa phương - Sở Y tế (30/47 có báo cáo) có số cơ sở khám chữa bệnh đã triển khai thanh toán không dùng tiền mặt, đạt tỷ lệ từ 50% trở lên, trong đó có 12/47 (25,5%) sở y tế đạt tỷ lệ 100% các cơ sở khám chữa bệnh đã triển khai thanh toán không dùng tiền mặt.
Ông Đặng Anh Long, Trưởng phòng Tài chính Kế toán, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, trong 5 năm gần đây, tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt tại Bệnh viên Đại học Y Dược TPHCM không ngừng tăng lên. Trong 9 tháng năm 2023, thanh toán không dùng tiền mặt đã chiếm 50% trong tổng thu của bệnh viện.
Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM cũng cho biết, TPHCM có tiềm năng rất lớn trong lĩnh vực thương mại với 3 chợ đầu mối, 222 chợ truyền thống, 237 siêu thị, 48 trung tâm thương mại, hàng ngàn cửa hàng tiện lợi… Các cơ sở này đều tham gia vào hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, giúp mang lại kết quả ấn tượng về thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn. Tuy nhiên, vẫn còn dư địa rất lớn để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực thương mại tại TPHCM.
Lợi ích cho tất cả các bên
Nói về những lợi ích mà thanh toán không dùng tiền mặt mang lại, ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM cho biết, người hưởng lợi nhất chính là phụ huynh học sinh. Khi thanh toán các loại phí, học phí bằng thanh toán không dùng tiền mặt, phụ huynh có thể ngồi ở nhà để thanh toán bằng điện thoại di động, máy tính thông qua các dịch vụ do ngân hàng, trung gian thanh toán cung cấp. Phụ huynh không còn phải xếp hàng đi đóng học phí bằng tiền mặt như trước đây, tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức.
Bên cạnh đó, thanh toán học phí không dùng tiền mặt còn giúp nhà trường quản lý các nguồn thu tài chính. Từ hiệu trưởng cho đến các cấp cao hơn là phòng giáo dục, sở giáo dục-đào tạo nắm được thông tin tài chính tại các nhà trường. Quá trình thu, chi của các trường trở nên minh bạch và hiện đại hơn.
Ông Trần Việt Huy, Trưởng ban Hải quan và thuận lợi hóa thương mại, Hiệp hội DN dịch vụ logistics Việt Nam cũng đánh giá, thanh toán không dùng tiền mặt mang lại lợi ích cho cả người sử dụng dịch vụ và người cung cấp dịch vụ. Cụ thể, thông thường mỗi lô hàng xuất nhập khẩu, DN sẽ phải tương tác với 3-5 đơn vị liên quan, đa phần là các dịch vụ công như Hải quan, DN cảng, hãng tàu và các cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng. Trước đây, DN thực hiện đóng các khoản phí theo hình thức chuyển khoản. DN nếu chuyển khoản có sai sót, sẽ phải thực hiện tra soát và chờ 2-3 ngày, thậm chí hàng tuần sau mới được hoàn tiền. Do đó, thông thường DN sẽ phải ứng số tiền khác để đóng để có thể thông quan lô hàng. Nhưng từ khi liên thông thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công quốc gia mức độ 4, tình trạng sai sót như trên đã không còn xảy ra.
Ở góc độ đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán, đại diện Ngân hàng BIDV nhìn nhận, việc triển khai dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực công không chỉ tiết kiệm cho ngân sách nhà nước, tiết kiệm thời gian, công sức cho người dân, DN mà còn góp phần phòng chống tham nhũng nhờ hạn chế tiếp xúc, giao dịch trực tiếp giữa cán bộ công chức và người làm thủ tục.
Đại diện Ngân hàng MSB cũng chia sẻ, trong 6 tháng đầu năm, tỷ lệ phát triển khách hàng cá nhân mới trên kênh số của ngân hàng đạt 79%, tăng 22 điểm phần trăm so với cuối năm 2022. Số lượng và tổng giá trị giao dịch trên kênh internet banking và mobile banking đạt lần lượt 47,5 triệu giao dịch và 578.000 tỷ đồng. Số lượng khách hàng cá nhân và SMEs mới qua kênh eKYC tăng 311% và 43% so với cùng kỳ 2022. Tính tổng thể, MSB hiện đang phục vụ trên 4,5 triệu khách hàng cá nhân và gần 72.000 khách hàng DN.
Dù có rất nhiều lợi ích, song trên thực tế vẫn không ít người dùng lo ngại rủi ro khi thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt. Theo các chuyên gia, yếu tố này sẽ ảnh hưởng tới hành vi sử dụng dịch vụ không dùng tiền mặt. Để khắc phục vấn đề này, ông Nguyễn Đức Dũng, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số Ngân hàng HDBank cho rằng, cần đẩy mạnh công tác truyền thông, đào tạo về tài chính để người dân hiểu được sự tiện lợi, dễ dàng, tiết kiệm được thời gian và chi phí của thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời khung pháp lý cho thanh toán không dùng tiền mặt cũng phải được hoàn thiện, phát triển, tạo an tâm cho người cung cấp và sử dụng dịch vụ thanh toán.
Ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước:
Thực hiện các giải pháp tiếp tục phát triển thanh toán không dùng tiền mặt Để triển khai hoàn thành các mục tiêu của Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025 nói chung, mục tiêu về phát triển thanh toán điện tử trong khu vực Chính phủ, dịch vụ hành chính công, NHNN sẽ tập trung hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử, nhằm tạo lập khung khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ. Trong đó, tập trung sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng, rà soát Luật NHNN, hoàn thiện trình Chính phủ ban hành nghị định mới về thanh toán không dùng tiền mặt; nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng và xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn. NHNN cũng chỉ đạo nâng cấp, phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử, hệ thống thanh toán của các ngân hàng đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và có khả năng kết nối, tích hợp với các hệ thống khác, mở rộng hệ sinh thái thanh toán số để phục vụ thanh toán trực tuyến. Cùng với đó, tiếp tục ứng dụng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán trên thiết bị di động, như: thanh toán qua QR Code, mã hóa thông tin thẻ (Tokenization), thanh toán di động (Mobile Payment), thanh toán phi tiếp xúc (Contactless), ví điện tử nhằm tạo thuận lợi cho người dân, DN. NHNN cũng sẽ tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” nhằm từng bước làm sạch cơ sở dữ liệu khách hàng… để phát triển các ứng dụng nhằm thúc đẩy thanh toán điện tử trong khu vực Chính phủ, dịch vụ hành chính công. Bà Võ Thị Trung Trinh, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM:
TPHCM sẽ triển khai 100% dịch vụ công trực tuyến đến người dân TPHCM đã đưa vào vận hành Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính TPHCM, kết nối hệ thống định danh Công dân theo Đề án 06. Hiện tại TPHCM đã triển khai 635/740 dịch vụ công trực tuyến, số tiền thanh toán dịch vụ công trực tuyến đạt hơn 13 tỷ đồng. Đến năm 2025, TPHCM sẽ triển khai 100% dịch vụ công trực tuyến đến người dân. Để thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến, TPHCM sẽ triển khai nhiều giải pháp, trong đó tập trung vào việc tái cấu trúc, tinh gọn các dịch vụ công để có thể dễ dàng triển khai trên môi trường trực tuyến. Bên cạnh đó, TPHCM cũng công khai, minh bạch thông tin đến người dân và DN để người dân và DN nắm bắt được quá trình cung cấp dịch vụ công cũng như cho ý kiến về chất lượng cung cấp dịch vụ công hoàn chỉnh các hệ thống để tăng tính trải nghiệm, tiện dụng cho người dùng… Ông Trần Đình Cường, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TPHCM:
Cần sự phối hợp 3 bên Thời gian qua, các ngân hàng và các công ty trung gian thanh toán đã tích cực phối hợp triển khai thanh toán không dùng tiền mặt ở hầu hết các lĩnh vực như dịch vụ xe đạp công cộng nạp trả tiền bằng ví Momo, Zalopay và các loại thẻ ngân hàng; dịch vụ thu phí tàu thủy của Momo và Zalopay, người đi tàu có thể mua vé qua mạng và thanh toán bằng Ví Momo và Zalopay... Đặc biệt kể từ khi UBND TPHCM ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1813/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025) trên địa bàn TPHCM, các quận, huyện đã xây dựng Kế hoạch triển khai thanh toán không dùng tiền mặt. Hiện nay các quận, huyện đang đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt ở các chợ truyền thống theo chủ trương chợ 4.0, ở khu phố thương mại, phố ẩm thực, sự kiện, lễ hội... Với sự ứng dụng công nghệ trong thanh toán, ngành Ngân hàng và các công ty trung gian thanh toán ở Việt Nam hiện đã cung ứng nhiều hình thức thanh toán không dùng tiền mặt bằng các ứng dụng ngân hàng số, ứng dụng ví điện tử, Mobile Money trên các thiết bị di động, rất tiện lợi cho người dân và DN, không thua kém các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, nhìn chung mức độ sử dụng của người dân hiện nay chưa đạt kỳ vọng. Do đó, trong thời gian tới rất cần sự đồng hành của 3 bên gồm ngân hàng - chính quyền – người dân để thanh toán không dùng tiền mặt được đẩy nhanh và lan tỏa rộng hơn so với hiện nay. Ông Nguyễn Quang Minh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam Napas:
Chuyển đổi số trong lĩnh vực thanh toán Nếu như năm 2015, 90% giao dịch qua hệ thống Napas là rút tiền mặt và chỉ 10% là giao dịch chuyển tiền thì hiện tại, giao dịch rút tiền mặt chỉ còn chiếm tỷ trọng 4%. Trong 9 tháng năm 2023, giá trị giao dịch rút tiền qua hệ thống Napas giảm tới 20% so với cùng kỳ năm 2022 và dự kiến đến cuối năm nay mức giảm sẽ là 25%. Trong khi đó, giao dịch thanh toán qua VietQR trong 9 tháng năm 2023 đã tăng gấp 16 lần so với 9 tháng năm 2022. Hiện số lượng giao dịch qua VietQR gấp khoảng 7 lần so với rút tiền mặt. Theo thống kê trong 9 tháng qua, có hơn 20 triệu người sử dụng ứng dụng ngân hàng để quét mã VietQR và có hơn 11 triệu mã VietQR đã được sử dụng để nhận tiền. Hiện có khoảng trên 2 triệu đơn vị chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt, thể hiện một thành tựu về chuyển đổi số và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt của ngành ngân hàng. Các sản phẩm, dịch vụ thanh toán và các kênh và phương tiện thanh toán hiện rất đa dạng; mức độ chuyển đổi số và áp dụng công nghệ trong thanh toán ngày càng nhanh, rộng và rút ngắn khoảng cách so với thế giới. Thời gian tới, dự kiến sẽ có nhiều công nghệ mới được triển khai trong hoạt động thanh toán như thanh toán không tiếp xúc, thẻ phi vật lý, các dịch vụ về tài chính, tiêu dùng, mua trước trả sau... Ông Nguyễn Bá Diệp, đồng sáng lập Momo:
Giới trẻ là động lực để chuyển đổi số và thanh toán không dùng tiền mặt Hiện có khoảng 2,5 triệu người dùng thanh toán qua MoMo cho hơn 90% dịch vụ hành chính công trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia và 1 triệu người dùng cho các dịch vụ công. Có 4.260 trường học trên toàn quốc, trong đó hầu hết trường học ở TPHCM chấp nhận thanh toán học phí qua MoMo. Tương tự, 148 bệnh viện, phòng khám trên toàn quốc, trong đó tất cả các bệnh viện lớn tại TPHCM cũng đã triển khai thanh toán bằng MoMo. Có khoảng 51,3% khách hàng từ 18-27 tuổi đã chọn MoMo là phương thức thanh toán trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia và 45,8% khách hàng trẻ trong độ tuổi này cũng sử dụng MoMo để thanh toán các dịch vụ hành chính công. So với năm 2022, thanh toán trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia bằng MoMo trong năm 2023 tăng tới 155% đối với mảng đóng các loại phí và lệ phí, tăng 315% đối với mảng nộp phạt giao thông. Từ những dữ liệu trên, tôi tin rằng, trong quá trình chuyển đổi số, đặc biệt là dịch vụ công, giới trẻ chính là nhóm người dùng chủ lực và là trụ cột trong việc phát triển lĩnh vực này dựa trên 3 yếu tố. Thứ nhất, giới trẻ có khả năng tiếp thu thông tin công nghệ nhanh chóng; thứ hai, giới trẻ thường xuyên sử dụng dịch vụ trực tuyến; và thứ ba, giới trẻ có xu hướng chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội và hướng dẫn người thân sử dụng. Do đó, nếu chúng ta tập trung vào khách hàng từ 18-27 tuổi, quá trình chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực sẽ tiến triển nhanh hơn. Nguyễn Hiền (ghi) |
Tin liên quan
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
TP Hồ Chí Minh triển khai các giải pháp thu thuế thương mại điện tử
20:21 | 15/11/2024 Tài chính
Cách nào ngăn đà bán ròng của khối ngoại?
10:45 | 15/11/2024 Tài chính
Thông qua dự toán ngân sách năm 2025: Chưa tăng lương khu vực công
23:15 | 13/11/2024 Tài chính
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
15:44 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
15:19 | 13/11/2024 Tài chính
Nhiều thách thức trong cơ cấu lại tài chính công
08:00 | 13/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics