Dồn việc lên vai giáo viên
Giáo viên các cấp học đang phải chịu rất nhiều áp lực. Ảnh: ST |
Quá nhiều việc
Khi nhắc tới công việc của giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm hiện nay, nhiều người phải dùng tới từ “trăm công nghìn việc”. Sở dĩ như vậy là do ngoài những công việc chính về giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm còn phải liên kết tin nhắn đến phụ huynh; vệ sinh trường lớp; thu các khoản tiền; vận động phụ huynh đóng góp, xử lý mâu thuẫn nội bộ giữa học sinh trong lớp, trong trường; tiếp nhận thông tin phản hồi của các giáo viên bộ môn và xử lý; tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình từng học sinh để giúp đỡ hoặc phối hợp giáo dục... Và ngay đến cả việc quản lý học sinh trong lớp dùng điện thoại cũng thuộc trách nhiệm của giáo viên.
Chia sẻ về điều này, cô giáo Nguyễn Thị Oanh, giáo viên một trường THPT địa bàn tỉnh Hà Nam cho rằng, trung bình mỗi lớp học có từ 40 đến 50 học sinh, việc quản lý đã rất nhọc nhằn, giờ lại thêm việc làm “trọng tài” phán xét học sinh dùng điện thoại có đúng mục đích hay không thực sự là nan giải. Theo cô Oanh, thời gian qua trường có quy định học sinh không được phép sử dụng điện thoại trong giờ học nhưng nhiều học sinh vẫn tự ý dùng điện thoại để lướt website, chụp ảnh, quay phim, cá biệt có học sinh còn sử dụng điện thoại để xem phim, chơi điện tử giáo viên có nhắc nhở song nhiều em vẫn tái phạm.
Khi có quy định cho phép học sinh được sử dụng điện thoại sẽ phát sinh một thực tế giáo viên yêu cầu học sinh truy cập vào điện thoại để phục vụ việc học song học sinh lại truy cập vào các trang mạng để đọc những thứ khác, khi ấy giáo viên cũng không thể biết mà xử lý.
“Sở dĩ như vậy là do giáo viên không thể đi một lượt kiểm tra 50 học sinh xem các em có thực hiện đúng yêu cầu không. Chưa kể, nếu học sinh không có ý thức thì ngay khi giáo viên vừa đi ra khỏi, học sinh đã tự ý sử dụng điện thoại vào mục đích cá nhân, đôi khi là những thứ bị cấm xem, đọc đối với học sinh”, giáo viên này nêu thực tế.
Áp lực của giáo viên không chỉ từ việc quản lý học sinh sử dụng điện thoại mà còn từ thu các khoản tiền đầu năm học mới. Theo chia sẻ của một giáo viên tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội, đầu năm mới, ngoài học phí và các loại tiền chăm sóc bán trú cho học sinh còn có rất nhiều khoản cần phải thu mà giáo viên chủ nhiệm chính là người phải thực hiện. Theo đó, với một số khoản tiền như bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện, tiền sách giáo khoa, tiền đồng phục đến cả tiền quỹ lớp, ban đại diện cũng nhờ giáo viên chủ nhiệm thu hộ khiến cho các giáo viên luôn phải quay cuồng với các khoản tiền. Theo lời giáo viên này, dù đã có quy định về thời gian thu và số tiền cụ thể để phụ huynh chuẩn bị thu song việc thu tiền vẫn kéo dài cả tháng trời. Chưa kể, số tiền thu đa phần có số lẻ nhưng nhiều phụ huynh không chuẩn bị chính xác, đa phần đều quá số tiền quy định khiến giáo viên lại phải thực hiện việc “đổi tiền”.
Chưa kể, vừa qua do sự chưa thống nhất của một số phụ huynh về khoản quỹ lớp cần phải thu trong năm học nên sau khi giáo viên thu hộ quỹ đã phải tiến hành trả lại cho cho phụ huynh. “Do tôi đứng ra thu hộ ban đại diện phụ huynh nên phải ở lại trường sau giờ học tới 7 giờ tối để trả lại cho từng phụ huynh. Tuy nhiên, có những phụ huynh do bận công việc không thể tới trường nhận lại tiền nên giáo viên phải kéo dài thời gian trả tiền”, giáo viên này than thở.
Đầu việc gia tăng hàng năm
Chưa kể, với giáo viên hiện nay, việc đổi mới công tác đánh giá học sinh cũng đang gây nhiều khó khăn, áp lực cho giáo viên. Theo lời cô Oanh, ngoài những giấy tờ, sổ sách mà giáo viên phải thực hiện thì năm nay việc vào điểm học bạ cũng tăng áp lực cho giáo viên.
Theo đó, nếu trước kia khi vào điểm học bạ, giáo viên chỉ việc ghi điểm và ký tên song năm nay, giáo viên phải nhận xét từng học sinh trong học bạ ở mỗi môn học. “Một giáo viên bộ môn, dạy tới 7-8 lớp, chỉ riêng việc ghi điểm và nhận xét vào học bạ của học sinh cũng mất từ 7 tới 10 ngày”, giáo viên này chia sẻ thêm.
Thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường THCS - THPT Lê Qúy Đôn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho rằng, trong bối cảnh hiện nay chính phụ huynh đã vô hình trung tạo thêm áp lực cho giáo viên. Chẳng hạn, khi có những sự việc nhẹ nhàng, cha mẹ không chia sẻ với giáo viên đã đưa lên mạng xã hội khiến những người không chứng kiến bị hiểu sai lệch. Nhiều người gần như không cộng tác với giáo viên trong việc chăm lo cho con.
Bên cạnh đó, theo thầy Bình, khi thực hiện cả đánh giá bằng điểm và nhận xét giáo viên sẽ vất vả, áp lực hơn. Ngoài dạy học, chấm bài kiểm tra, sáng tạo hình thức đánh giá còn phải thật sự theo sát quá trình học của học sinh, khi đó mới có nhận xét, đánh giá chính xác từng em.
“Việc này sẽ rất khó khăn cho giáo viên đứng lớp quá đông và dạy cùng lúc nhiều lớp. Hiện nay, có giáo viên dạy 15 lớp sẽ rất khó cho việc nhớ khả năng, sự tiến bộ của từng em”, thầy Bình lo lắng.
Không chỉ phụ huynh mà chính học sinh cũng là nguyên nhân khiến giáo viên căng thẳng. Cô Hoàng Phương Ngọc, giáo viên trường THCS Cầu Giấy, chia sẻ, ở trường công lập, sĩ số một lớp có thể lên tới 60 học sinh. Việc thiết kế bài giảng và giảng dạy sao cho phù hợp cũng là thách thức lớn với giáo viên. Nhiều lúc, giáo viên phải làm thêm công việc của những nhà tâm lý, đôi khi giống như cha mẹ các em.
Chẳng hạn, học sinh giỏi rất kỳ vọng và yêu cầu cao với giáo viên. Ngược lại, với học sinh trung bình, nếu giáo viên dạy quá nâng cao, các em không hiểu gì thì cả phụ huynh và học sinh đều không hài lòng. Chưa kể, trong lớp còn có học sinh cá biệt, hoàn cảnh gia đình mà buộc giáo viên phải tìm hiểu, chú trọng đến tâm lý của các em.
Tin liên quan
Sa sút giá trị “tôn sư trọng đạo”
07:00 | 08/12/2023 Người quan sát
Thiếu giáo viên
09:50 | 14/09/2023 Người quan sát
Tăng lương cho giáo viên
13:08 | 15/11/2022 Người quan sát
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics