Doanh nghiệp mong đợi Hải quan là đầu mối tổ chức kiểm tra chuyên ngành
![]() |
Công chức Hải quan TPHCM kiểm tra thực phẩm nhập khẩu. Ảnh: T.H |
“Song trùng” kiểm tra
Liên quan đến kiểm tra chất lượng thực phẩm, dược phẩm nhập khẩu, các doanh nghiệp nêu khó khăn áp dụng qui định pháp lý thuộc an toàn thực phẩm với dược phẩm. Ví dụ như La Hán Quả vừa thuộc diện kiểm dịch thực vật vừa kiểm tra thực phẩm. Khi nhập khẩu do 2 cơ quan chuyên ngành quản lý, khiến doanh nghiệp phải chạy qua chạy lại xin giấy phép, dẫn đến phát sinh chi phí kho bãi và chi phí liên quan...
Chia sẻ với doanh nghiệp, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM Nguyễn Hữu Nghiệp cho biết, liên quan đến mặt hàng La Hán Quả vừa phải thực hiện chính sách nhập khẩu đối với mặt hàng có nguồn gốc thực vật vừa thuộc Danh mục dược liệu ban hành kèm theo Thông tư số 48/2018/TT- BYT ngày 28/12/2018 của Bộ Y tế vừa thuộc Danh mục thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhập khẩu phải kiểm tra an toàn thực phẩm ban hành kèm theo Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNN ngày 20/9/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng này, Tổng cục Hải quan có công văn số 122/TCHQ-GSQL ngày 12/1/2022 hướng dẫn thực hiện cụ thể: trường hợp doanh nghiệp khai báo nhập khẩu hàng hóa dùng làm dược liệu thì thực hiện theo quy định tại Luật Dược và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược; trường hợp doanh nghiệp khai báo nhập khẩu hàng hóa dùng làm thực phẩm và thuộc Danh mục dược liệu thường được sử dụng cho mục đích làm thực phẩm thông thường được Bộ Y tế ban hành kèm theo công văn số 7415/BYT-YDCT thì thực hiện theo quy định tại Luật An toàn thực phẩm, Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm; trường hợp doanh nghiệp khai báo nhập khẩu hàng hóa sử dụng trong các lĩnh vực khác thì doanh nghiệp lựa chọn áp dụng chính sách nhập khẩu theo điểm 1 hoặc điểm 2 nêu trên hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan đến lĩnh vực của sản phẩm, hàng hóa đó.
Đối với các trường hợp trên, doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của nội dung đã khai và các chứng từ đã nộp, xuất trình; thống nhất nội dung thông tin giữa hồ sơ lưu tại doanh nghiệp với hồ sơ lưu tại cơ quan Hải quan. Trường hợp các đơn vị phát hiện doanh nghiệp sử dụng hàng hóa nhập khẩu không đúng mục đích thì thực hiện việc kiểm tra sau thông quan theo quy định.
Từ các vướng mắc về kiểm tra chuyên ngành, các doanh nghiệp đề xuất cơ quan Hải quan là đầu mối đứng ra tổ chức kiểm tra chuyên ngành. Chính phủ cần ban hành 1 quyết định duy nhất quy định tên hàng và mã HS những mặt hàng thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành để doanh nghiệp thuận tiện cho việc tra cứu chính sách mặt hàng.
Đồng tình với kiến nghị doanh nghiệp, lãnh đạo Cục Hải quan TPHCM cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 38/2021/QĐ-TTg ngày 12/1/2021 phê duyệt Đề án “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu” với 7 nội dung cải cách mạnh mẽ, nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Trong đó, giao cơ quan Hải quan là đầu mối trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu; áp dụng đồng bộ 3 phương thức kiểm tra cho cả lĩnh vực kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm nhằm cắt giảm số lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra; đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Đồng thời thực hiện kiểm tra theo mặt hàng để cắt giảm số lượng các lô hàng phải kiểm tra; áp dụng đầy đủ, thực chất nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu để bảo đảm vai trò quản lý nhà nước và nâng cao tính tuân thủ của doanh nghiệp; bổ sung đối tượng được miễn kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin để triển khai mô hình mới.
Hiện nay Tổng cục Hải quan đã trình Bộ Tài chính dự thảo Nghị định quy định cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng và kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, đang lấy ý kiến thành viên của Chính phủ để hoàn thiện dự thảo Nghị định. Khi Nghị định được ban hành sẽ là bước cải cách đột phá về công tác kiểm tra chuyên ngành, nhằm giảm thời gian và chi phí, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh...
Kiểm tra thực tế hàng có dấu hiệu vi phạm
Theo phản ánh của doanh nghiệp, Chi cục Hải quan Cảng Sài Gòn khu vực 1 - Cảng liên tục tăng cường công tác kiểm tra hàng hóa đối với hàng quá cảnh. Rất nhiều tờ khai, container bị giữ lại yêu cầu kiểm hóa, tuy nhiên công tác kiểm tra thường kéo dài 1-2 tháng, phát sinh rất nhiều chi phí, gây ảnh hưởng lớn đến việc khai thác hàng hóa và làm gián đoạn nghiêm trọng chuỗi cung ứng hàng hóa.
Giải đáp phản ánh của doanh nghiệp, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM Nguyễn Hữu Nghiệp cho biết, không phải trường hợp hàng quá cảnh nào cơ quan Hải quan cũng thực hiện kiểm tra hàng hóa. Căn cứ quy định tại điểm g khoản 4 Điều 43 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ có quy định: “Kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm”, nên chỉ những trường hợp có dấu hiện vi phạm, cơ quan Hải quan mới thực hiện kiểm tra.
Liên quan đến tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa, các doanh nghiệp đề xuất, cơ quan Hải quan giảm tỷ lệ kiểm tra hàng hóa, vì thực chất hàng hóa tuyến từ TPHCM- Campuchia là hàng quá cảnh, không phải hàng nhập khẩu vào Việt Nam. Nếu bắt buộc phải tiến hành kiểm tra hàng hóa thì thực hiện, giải quyết trong thời gian nhanh nhất, đảm bảo đủ nguồn nhân lực tiến hành liên tục công tác kiểm tra hàng hóa này, tránh việc bị ngưng trệ.
Giải đáp vướng mắc nêu trên, ông Nguyễn Hữu Nghiệp cho biết, về công tác kiểm tra thực tế hàng hóa, Cục Hải quan TPHCM ghi nhận và sẽ có ý kiến chỉ đạo các chi cục hải quan trực thuộc tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hóa.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp đề xuất xem xét giảm tỷ lệ kiểm tra đối với một số mặt hàng trung chuyển, rút ngắn thời gian kiểm tra chuyên ngành và cơ quan Hải quan cần có quy định khung thời gian cụ thể thực hiện kiểm tra. Đồng thời tạo cơ chế thủ tục thông thoáng hơn, chẳng hạn, cho phép chuyển cảng hai lần đối với hàng quá cảnh, đặc biệt luồng hàng nhập quá cảnh qua cảng biển tại khu vực phía Nam chuyển tiếp đến các cảng miền trung và vận chuyển sang Lào, Thái Lan…
Với kiến nghị trên, lãnh đạo Cục Hải quan TPHCM giải thích, đối với hàng hóa trung chuyển phải kiểm tra chuyên ngành, hiện nay do các cơ quan chuyên ngành thực hiện.
Đối với kiến nghị về hàng hóa quá cảnh chuyển cảng hai lần, theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP có quy định thủ tục đối với hàng quá cảnh phải được thực hiện tại trụ sở hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng.
Trường hợp trong quá trình vận chuyển hàng hóa quá cảnh nếu người khai hải quan thực hiện việc chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 64 Luật Hải quan; Điều 43 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP.
Tại hội nghị, lãnh đạo Cục Hải quan TPHCM còn giải đáp nhiều vướng mắc liên quan đến các trường hợp hàng hóa xuất khẩu lưu trữ tại kho ngoại quan trong cảng nhưng không có tàu xuất...
Tin liên quan

Hải quan khu vực IV triển khai 3 ứng dụng công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp
14:12 | 12/06/2025 Hải quan

Hải quan khu vực XV: Ứng dụng chuyển đổi số, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
10:20 | 01/06/2025 Hải quan

Hải quan cửa khẩu quốc tế Móng Cái: cam kết đồng hành với cộng đồng doanh nghiệp
13:28 | 30/05/2025 Hải quan

Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
20:57 | 01/07/2025 Hải quan

Hải quan khu vực XVI công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng, đội
20:14 | 01/07/2025 Hải quan

Hải quan khu vực VI ổn định bộ máy theo mô hình mới
19:48 | 01/07/2025 Hải quan

Chi cục Hải quan khu vực II có 10 phó chi cục trưởng
18:41 | 01/07/2025 Hải quan

Hải quan khu vực III kiện toàn tổ chức, nhân sự theo mô hình mới
18:12 | 01/07/2025 Hải quan

Hải quan triển khai đồng bộ, mạnh mẽ các giải pháp thực hiện Nghị quyết 57
15:32 | 01/07/2025 Hải quan

Hải quan khu vực XVI quản lý địa bàn Cao Bằng, Tuyên Quang
13:46 | 01/07/2025 Hải quan

(PHOTO): Hải quan Thái Nguyên hoạt động thông suốt trong ngày đầu triển khai mô hình mới
13:40 | 01/07/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS) 12 cửa khẩu, lối mở, trụ sở các đơn vị thuộc quản lý của Chi cục Hải quan khu vực VI
10:38 | 01/07/2025 Hải quan

Thông tin mã, tài khoản chuyên thu, tạm thu, tạm giữ của 19 chi cục hải quan khu vực
10:33 | 01/07/2025 Hải quan

Hệ thống CNTT hải quan vận hành ổn định theo mô hình chính quyền mới
09:32 | 01/07/2025 Hải quan

Hải quan Hà Nam đối thoại, gỡ vướng cho doanh nghiệp
09:03 | 01/07/2025 Hải quan

Chuyển Hải quan Hải Dương và Hải quan Thái Bình về các chi cục mới
15:40 | 30/06/2025 Hải quan
Tin mới

Khuyến nghị tích hợp truy xuất nguồn gốc trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử

Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài chính từ ngày 1/7/2025

Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Giảm thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025 đến hết 31/12/2026

Hải quan khu vực XVI công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng, đội

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

(LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Megastory/Longform

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics