Doanh nghiệp kiến nghị rút ngắn thời gian phân tích phân loại
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài. Ảnh: N.LinH |
Trường hợp không đồng ý kết quả phân loại, doanh nghiệp có thể khiếu nại
Tại hội nghị Cục Hải quan Hà Nội đối thoại với DN mới đây, Công ty CP Tập đoàn Dược phẩm và Thương mại Sohaco phản ánh: việc lấy mẫu đi phân tích phân loại để xác định đúng mã HS do cơ quan Hải quan thực hiện mất nhiều thời gian mới có kết quả cho DN. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh của DN đối với lô hàng đó (DN không được bán hàng trong thời gian chờ kết quả ảnh hưởng đến hạn dùng, chất lượng, vốn..). DN đề nghị rút ngắn thời gian phân tích phân loại xuống nhanh nhất có thể hoặc cho DN gửi mẫu trước khi nhập lô hàng để xác định mã HS trước khi nhập hàng đó và có phương án kinh doanh phù hợp.
Về phản ánh của DN, Cục Hải quan Hà Nội cho biết: căn cứ khoản 1 Điều 11 Thông tư số 14/TT-BTC ngày 30/1/2015 của Bộ Tài chính: “1. Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, trường hợp thời gian phân tích phụ thuộc thời gian do yêu cầu quy trình kỹ thuật phân tích thì không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ và mẫu phân tích, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Thông báo kết quả phân loại hàng hóa (theo mẫu số 08/TBKQPL/2015 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này)”. Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên việc thông báo kết quả phân tích phân loại phụ thuộc vào thời gian, yêu cầu đối với từng loại hàng hóa. Do đó, trường hợp có thắc mắc về kết quả phân tích thì liên hệ với Cục Thuế XNK, Tổng cục Hải quan để được hướng dẫn và xử lý. Tuy nhiên DN có thể tham khảo quy định tại khoản 2 Điều 33 Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính để được giải phóng hàng hóa trong khi chờ kết quả giám định, phân loại hàng hóa. Theo đó, khi có kết quả giám định, phân loại hàng hóa DN thực hiện khai bổ sung theo quy định (nếu có).
Về nội dung xác định mã HS trước khi nhập khẩu, đề nghị DN nghiên cứu quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 TT 39/2018/TT-BTC để thực hiện.
Công ty cũng phản ánh, có một số mặt hàng khó xác định mã HS, DN đề nghị Hải quan lấy mẫu đi phân tích phân loại để ra mã HS áp thuế phù hợp nhất, nhưng DN không được duyệt lấy mẫu do có một DN khác cũng có hàng tương tự đã được lấy mẫu đi phân tích trước đó nhưng chưa có kết quả.
Trả lời vướng mắc, Cục Hải quan Hà Nội cho biết: căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 29 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP của Chính phủ: “Trường hợp bằng các máy móc, thiết bị kỹ thuật hiện có tại Chi cục Hải quan, địa điểm kiểm tra hải quan, công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa không đủ cơ sở để xác định tính chính xác đối với nội dung khai của người khai hải quan về tên hàng, mã số, chủng loại, chất lượng, khối lượng, trọng lượng thì yêu cầu cơ quan kiểm định hải quan thực hiện việc phân tích phân loại hoặc giám định để xác định các nội dung trên.
Trường hợp cơ quan Hải quan không đủ điều kiện để xác định tính chính xác đối với nội dung khai của người khai hải quan thì cơ quan Hải quan trưng cầu giám định của tổ chức giám định theo quy định của pháp luật và căn cứ kết quả giám định để quyết định việc thông quan hàng hóa.
Như vậy, việc phân tích phân loại hoặc giám định hàng hóa là do cơ quan Hải quan thực hiện theo các quy định hiện hành. Tuy nhiên trường hợp không nhất trí với với kết quả phân loại hàng hóa của cơ quan Hải quan, DN có quyền khiếu nại hoặc được lựa chọn cơ quan, tổ chức giám định để thực hiện việc giám định hàng hóa theo quy định của pháp luật theo quy định tại Điều 30 Nghị định 08/2015/NĐ-CP.
Gỡ vướng về thủ tục miễn thuế
Công ty CP Vinsmart đặt câu hỏi: công ty nhập khẩu các linh kiện để sản xuất điện thoại di động. Trong đó có một số linh kiện, phụ kiện như mô tơ rung, miếng đệm, tai nghe đã được Bộ Thông tin và Truyền thông xác nhận là sản phẩm thuộc Danh mục CNTT trọng điểm. Vậy, thủ tục miễn thuế tiếp theo như thế nào?
Trả lời câu hỏi của DN, Cục Hải quan Hà Nội cho biết: căn cứ quy định tại điểm b.8 khoản 3.2 mục II phụ lục II Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 thì: “Người khai hải quan phải thực hiện Thông báo Danh mục hàng hóa dự kiến nhập khẩu áp dụng mức thuế suất ưu đãi riêng tại nhóm 98.34 theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và trong nội dung Thông báo thay cụm từ “miễn thuế” bằng cụm từ “áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng tại nhóm 98.34”.”. Căn cứ Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, tại Điều 30 quy định về Thông báo Danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu đối với các trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế. Công ty nghiên cứu các quy định nêu trên để thực hiện thông báo Danh mục hàng hóa dự kiến nhập khẩu áp dụng mức thuế suất ưu đãi riêng tại nhóm 98.34.
Cũng tại hội nghị, Công ty TNHH Kai Việt Nam nêu vướng mắc: Trong quá trình sản xuất, những nguyên liệu vật tư tiêu hao của công ty thường tham gia vào hầu hết các sản phẩm, hoặc nhiều sản phẩm. Doanh nghiệp có cần phải theo dõi chi tiết không? Khi làm báo cáo định mức, những vật tư tiêu hao này có phải xác định chính xác đi vào sản phẩm nào để báo cáo hay không? Nếu công ty chỉ cho vào đại diện khoảng 20 mã sản phẩm có dùng vật tư tiêu hao này thì có được hay không? Mỗi sản phẩm dùng khoảng 5 vật tư tiêu hao, công ty có 500 sản phẩm, nếu liệt kê ra toàn bộ thì báo cáo sẽ dài thêm khoảng 2.500 dòng. Hơn nữa, việc xác định tiêu hao đi vào từng sản phẩm cụ thể cũng làm cho doanh nghiệp mất thời gian và công sức quản lý rất nhiều.
Về vấn đề này, Cục Hải quan Hà Nội cho biết: căn cứ khoản 34, 35 điều 1 Thông tư 39 /2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung điều 54, 55 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, thì nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hàng chế xuất gồm:… b) Vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất nhưng không chuyển hóa thành sản phẩm hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm xuất khẩu.
Về định mức thực tế sản xuất hàng hóa gia công, hàng hóa sản xuất xuất khẩu, định mức thực tế sản xuất là lượng nguyên liệu, vật tư thực tế đã sử dụng để gia công, sản xuất một đơn vị sản phẩm xuất khẩu và được xác định theo quy định tại mẫu số 27 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm lưu trữ dữ liệu, chứng từ, tài liệu liên quan đến việc xác định định mức thực tế và thông báo định mức thực tế của lượng sản phẩm đã sản xuất theo năm tài chính cho cơ quan Hải quan khi báo cáo quyết toán theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Thông tư này. Vật tư không xây dựng được định mức theo sản phẩm thì tổ chức, cá nhân phải lưu trữ các chứng từ liên quan đến việc sử dụng vật tư và thể hiện trong báo cáo quyết toán về tình hình xuất - nhập - tồn kho của vật tư này. Doanh nghiệp thực hiện đúng quy định để được miễn thuế.
Tin liên quan
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
20:33 | 22/11/2024 Hải quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giá trị lịch sử- văn hóa của tòa nhà được xếp hạng di tích của Hải quan TPHCM
16:08 | 22/11/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Bình: Tăng thu ngân sách nhờ thu hút doanh nghiệp
08:20 | 22/11/2024 Hải quan
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
20:06 | 21/11/2024 Hải quan
Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan
16:28 | 21/11/2024 Hiện đại hóa hải quan
Lào Cai hướng tới trung tâm logistics cửa khẩu hàng đầu cả nước
14:41 | 21/11/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
Hải quan phía Nam đóng góp nhiều nội dung thực tiễn về thủ tục giám sát, kiểm soát hải quan
14:28 | 21/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Tân Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu Vũ Quang Toàn
14:12 | 21/11/2024 Infographics
Bổ nhiệm lãnh đạo Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan và Cục Điều tra chống buôn lậu
14:08 | 21/11/2024 Hải quan
Trụ sở Cục Hải quan TPHCM được xếp hạng di tích cấp Thành phố
10:21 | 21/11/2024 Hải quan
Thông quan lô tổ yến đầu tiên xuất khẩu qua cầu Bắc Luân II
13:36 | 20/11/2024 Hải quan
Phó Tổng cục trưởng Đinh Ngọc Thắng chúc mừng trường Hải quan Việt Nam nhân dịp 20/11
16:15 | 19/11/2024 Hải quan
Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan Việt Nam - Lào: Vun đắp quan hệ hợp tác
14:51 | 19/11/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics