Doanh nghiệp hải sản cần nỗ lực, đồng hành để gỡ “thẻ vàng”
Trầy trật gỡ “thẻ vàng” hải sản | |
Lên “dây cót” gỡ “thẻ vàng” ngay từ đầu năm | |
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Hành động quyết liệt để gỡ “thẻ vàng” | |
Làm tốt truy xuất nguồn gốc để nhanh gỡ “thẻ vàng” |
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến |
Đã hơn 3 năm kể từ khi EC thông báo áp dụng biện pháp cảnh báo “thẻ vàng” (ngày 23/10/2017-PV), ông đánh giá ra sao về tác động của việc áp dụng “thẻ vàng” này đối với XK hải sản vào thị trường EU?
- Sau 3 năm EC cảnh báo “thẻ vàng” đối với sản phẩm hải sản khai thác của Việt Nam, XK sang thị trường EU bị tác động rõ rệt, giảm liên tục qua các năm. Cụ thể năm 2018 giảm 6% so với năm 2017; năm 2019 giảm 15% so với năm 2018; 9 tháng đầu năm 2020 giảm 13% so với cùng kỳ năm 2019. Dự báo cả năm 2020, giá trị XK hải sản sang EU có thể đạt 340 triệu USD, giảm 10% so với năm 2019 và doanh số giảm 28% so với năm 2017.
Sau khi Việt Nam bị cảnh báo “thẻ vàng”, EU từ vị trí thứ hai trong “top” thị trường NK hải sản của Việt Nam đã tụt xuống thị trường thứ năm kể từ năm 2018, đứng sau Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và ASEAN. Đặc biệt, việc bị EC cảnh báo “thẻ vàng” đã làm ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam nói chung và ngành thủy sản nói riêng trên trường quốc tế.
Ngày 23/10/2017, EC có thông báo áp dụng biện pháp cảnh báo “thẻ vàng” đối với sản phẩm hải sản khai thác XK của Việt Nam vào thị trường EU. Đồng thời, EC đưa ra các khuyến nghị Việt Nam cần phải thực hiện ngay trong 6 tháng (từ 23/10/2017 đến 23/4/2018) về chống khai thác IUU. Tháng 5/2018, Đoàn Thanh tra của Tổng vụ các vấn đề về biển và thuỷ sản của EC sang làm việc tại Việt Nam để kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai thực hiện các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU. Phía EC tiếp tục đưa ra 4 nhóm khuyến nghị đề nghị Việt Nam tiếp tục khắc phục để chống khai thác IUU gồm: Khung pháp lý; hệ thống theo dõi, giám sát và kiểm soát hoạt động tàu cá; thực thi pháp luật; truy xuất nguồn gốc thuỷ sản từ khai thác. Tiếp đó, từ ngày 5 đến 14/11/2019, Đoàn thanh tra của Tổng vụ các vấn đề và biển và thuỷ sản của EC (DG-Mare) tiếp tục đến Việt Nam kiểm tra lần 2 việc thực hiện các khuyến nghị liên quan đến hoạt động chống khai thác IUU. Kết quả, Việt Nam có thêm 6 tháng để xem xét gỡ "thẻ vàng”. Theo kế hoạch ban đầu, từ ngày 25/5 đến 5/6/2020, Đoàn Thanh tra của DG-Mare sẽ sang Việt Nam kiểm tra lần thứ ba tình hình triển khai thực hiện các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lịch kiểm tra đã được hoãn và phía EC chưa chốt lại thời điểm chính xác trong thời gian tới. |
Mới đây, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) đã có cuộc làm việc trực tuyến thứ hai trong năm nay với EC về vấn đề tháo gỡ “thẻ vàng”. Ông có thể chia sẻ, đến thời điểm hiện tại phía EC đánh giá như thế nào về những nỗ lực của Việt Nam trong khắc phục các khuyến nghị của EC?
- Trong năm 2020, Việt Nam đã có 2 cuộc họp trực tuyến với EC vào ngày 30/6 và ngày 22/10 để trao đổi, cập nhật các kết quả triển khai, giải trình các nội dung về chống khai thác IUU theo khuyến nghị của EC.
Qua đó, phía EC tiếp tục đánh giá cao cam kết, quyết tâm chính trị và nỗ lực của Việt Nam trong triển khai thực hiện chống khai thác IUU, đã có nhiều tiến bộ so với trước và đang đi đúng hướng. Phía EC ghi nhận nỗ lực trong triển khai thực hiện các quy định của Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Cụ thể như, kết quả lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá (>82%), đánh dấu tàu cá (>90%) đã có sự tiến bộ rõ rệt so với kết quả của lần kiểm tra trước; hệ thống giám sát hành trình tàu cá, cơ sở dữ liệu giám sát tàu cá đã được kết nối, chia sẻ từ Trung ương đến địa phương.
Công tác thực thi pháp luật trong xử phạt đối với hành vi khai thác IUU đã được tăng cường đáng kể. Công tác kiểm soát tàu cá Việt Nam ra, vào cảng, kiểm soát sản lượng thủy sản bốc dỡ tại cảng đã có nhiều tiến bộ. Việt Nam đã xây dựng được cơ sở dữ liệu tàu cá (đăng ký, đăng kiểm, cấp Giấy phép khai thác thủy sản) kết nối từ Trung ương đến địa phương…
Theo ông, ở thời điểm hiện tại, đâu là những bất cập lớn nhất còn tồn tại trong khắc phục các khuyến nghị của EC? Quan điểm của EC về những bất cập này như thế nào?
- Một số tồn tại hiện nay tập trung chủ yếu: thứ nhất, công tác theo dõi, quản lý, kiểm soát hoạt động của tàu cá trên biển chưa đầy đủ, vẫn còn nhiều tàu cá ngắt kết nối thiết bị giám sát hành trình (VMS) khi hoạt động trên biển tuy nhiên công tác xử lý còn hạn chế. Việc kiểm soát tàu cá ra vào chưa đảm bảo độ tin cậy tại một số địa phương.
Thứ hai, việc thực hiện Hiệp định biện pháp quốc gia có cảng, kiểm soát nguyên liệu hải sản từ khai thác NK từ tàu nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam còn hạn chế, chưa đảm bảo yêu cầu do thiếu nguồn lực và bộ máy để triển khai thực hiện các quy định liên quan.
Thứ ba, công tác xử phạt các hành vi khai thác IUU, đặc biệt là hành vi vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài còn hạn chế so với tổng số vụ việc vi phạm bị bắt giữ, xử lý.
Thứ tư, tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài vẫn xảy ra, diễn biến phức tạp. Từ đầu năm 2020 đến nay, đã xảy ra 69 vụ/113 tàu bị nước ngoài bắt giữ, xử lý; tập trung chủ yếu tại các tỉnh Bình Định, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Cà Mau, đặc biệt là tỉnh Kiên Giang.
Phía EC đề nghị Việt Nam cần phải tập trung nguồn lực (con người, kinh phí), đầu tư hạ tầng, chỉ đạo quyết liệt triển khai Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, đặc biệt là các quy định liên quan chống khai thác IUU; khẩn trương khắc phục các tồn tại, hạn chế phía EC đã chỉ ra (hoàn thành việc lắp đặt thiết bị VMS, đánh dấu tàu cá, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của tàu cá trên biển và tại cảng, xử phạt nghiêm các hành vi khai thác IUU…). Phía EC khẳng định không gỡ “thẻ vàng” cho Việt Nam nếu không chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài.
Ở góc độ DN, thời gian qua các DN cũng khá nỗ lực trong khắc phục “thẻ vàng”, tuy nhiên kết quả chưa như mong đợi. Cộng đồng DN cần tiếp tục thúc đẩy các giải pháp như thế nào để đồng hành cùng cơ quan quản lý nhà nước sớm gỡ bỏ “thẻ vàng”, mở đường cho hải sản XK mạnh mẽ vào thị trường EU, thưa ông?
- Những hoạt động của các DN hải sản trong thời gian qua là rất cố gắng, tuy nhiên, để gỡ cảnh báo “thẻ vàng” và hướng tới phát triển nghề cá bền vững thì còn chưa đủ, rất nhiều việc cần làm.
Trong thời gian tới, tôi đề nghị cộng đồng DN hải sản tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện nghiêm túc các quy định về chống khai thác IUU; kiên quyết từ chối thu mua, chế biến, XK các sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác IUU, không vì lợi ích DN mình mà dung túng, tiếp tay cho hoạt động khai thác IUU.
Cụ thể, các DN cần tập trung phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện khung pháp lý đáp ứng đầy đủ các quy định của EC về chống khai thác IUU như kiểm soát tàu cá (kể cả tàu cá ra, vào, hoạt động trên cảng và tàu cá hoạt động trên biển), kiểm soát nguyên liệu hải sản (kể cả truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác và nguyên liệu thủy sản NK); phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Thủy sản, Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, Cục Thú y và các cơ quan, đơn vị liên quan kịp thời phát hiện, xử lý tàu cá vi phạm khai thác IUU; tổ chức kiểm soát chặt chẽ nguyên liệu thủy sản NK, truy xuất nguồn gốc bảo đảm kiểm tra được tính hợp pháp của nguồn nguyên liệu hải sản NK, tạm nhập tái xuất…
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Việt Nam và Mỹ thử nghiệm thuốc thế hệ mới điều trị ung thư giai đoạn cuối
15:20 | 13/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều khởi sắc trong 2021
07:47 | 29/12/2020 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt Nam luôn có lợi thế “sân nhà” trong cuộc cạnh tranh từ FTA
08:17 | 28/12/2020 Đối thoại
Yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2021-2025?
14:42 | 20/12/2020 Đối thoại
Gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng là tin vui lớn của doanh nghiệp
08:37 | 15/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Năm 2021, doanh nghiệp dệt may phải thúc đẩy chuỗi sản xuất
07:40 | 13/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mở đường cho "cây trăm tỷ" thạch đen xuất khẩu sang Trung Quốc
08:05 | 08/12/2020 Đối thoại
Người phát ngôn Bộ Công an: Cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm
10:22 | 04/12/2020 Đối thoại
Ngân hàng cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế: Hiểu đúng, hiểu đủ để tránh hoang mang
08:25 | 04/12/2020 Đối thoại
Nên công khai những người sử dụng bằng giả
09:20 | 01/12/2020 Đối thoại
Ngành Hải quan tập trung cao điểm ngăn hàng lậu dịp tết Tân Sửu 2021
09:13 | 27/11/2020 Hải quan
Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn
06:32 | 24/11/2020 Hải quan
Mức độ hài lòng của DN, sự tín nhiệm của người dân đối với ngành Hải quan đã tăng lên nhiều lần
14:49 | 21/11/2020 Hải quan
Doanh nghiệp trong nước cũng có hoạt động chuyển giá
07:38 | 13/11/2020 Tài chính
Tin mới
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics