Doanh nghiệp bất động sản cố gắng vượt qua khủng hoảng
Ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com.vn chi nhánh TPHCM: Nên thay đổi kênh bán hàng Các đơn vị chủ đầu tư, môi giới bất động sản bán hàng chủ yếu qua việc tổ chức các sự kiện thu hút khách hàng, nhưng khi có dịch Covid- 19 thì gần như toàn bộ hoạt động offline sẽ bị ngừng. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu. Bên cạnh đó, dòng tiền trong ngắn hạn sẽ bị thắt cổ chai khi không có tiền thu vào và tiền chi vẫn đều đặn, trong trường hợp có nợ vay thì gánh nặng sẽ dẫn tới nguy cơ bị phá sản. Giá bất động sản sẽ đưa về giá trị thực - lợi nhuận sẽ giảm khi tung hàng trong giai đoạn này. Đặc biệt, trong thời điểm dịch bệnh sẽ ưu tiên giữ tiền mặt phòng thủ. Batdongsan.com.vn ghi nhận từ số liệu của tổng cục thống kê cho thấy: Số lượng doanh nghiệp bất động sản tạm dừng kinh doanh, giải thể tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm 2020. Cụ thể, số doanh nghiệp thành lập mới giảm 6% so với 2019, số doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh tăng 75% so với 2019 và số doanh nghiệp giải thể tăng 53% so với 2019. Để vượt qua cơn khủng hoảng do dịch Covid-19 gây ra, các doanh nghiệp bất động sản nên thay đổi kênh bán hàng. Thông thường các đơn vị bất động sản bán hàng qua kênh offline là chủ yếu. Nhưng nay khách hàng thay đổi hành vi mua hàng do đó phải thay đổi phương án tiếp cận tập trung online nhiều hơn, thay vì tập trung nhóm khách hàng mới thì bán hàng cho nhóm khách hàng hiện tại. Đồng thời, các doanh nghiệp nên cắt giảm các chi phí không cần thiết và không tạo ra doanh thu như chi phí marketing thương hiệu, chi phí du lịch, chi phí phúc lợi..deal lại chi phí cố định như thuê mặt bằng, thuê tài sản... Xây dựng và tái cấu trúc lại các bộ phận dư thừa và tập trung hơn vào giá trị cốt lõi - tập trung huấn luyện đội ngũ để vượt qua giai đoạn khó khăn này. |
Xin ông cho biết về những tác động của dịch Covid-19 tới thị trường bất động sản?
Dịch Covid- 19 đã làm đảo lộn mọi mặt đời sống xã hội và tác động rất nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu. Ở Việt Nam, dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế khiến khiều ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị khó khăn, đình đốn, sụt giảm mạnh doanh thu, nguy cơ thua lỗ, thậm chí phá sản, trong đó có thị trường bất động sản.
Cụ thể, dịch bệnh đã làm gián đoạn, đảo lộn các mặt hoạt động của doanh nghiệp bất động sản, nhất là công tác tiếp thị quảng bá sản phẩm và bán hàng là khâu rất quan trọng trong dây chuyền sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Làm sụt giảm nghiêm trọng doanh thu, lợi nhuận, thậm chí có thể doanh nghiệp bị mất thanh khoản. Làm tăng chi phí đầu tư, chi phí vốn, chi phí lãi vay và nguy cơ bị chuyển thành nợ xấu. Làm tăng chi phí quản lý doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có nhiều lao động. Làm tăng khả năng doanh nghiệp bị nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội, nợ lương người lao động. Làm tăng nguy cơ doanh nghiệp bị rơi vào thua lỗ, phá sản.
Trước những khó khăn này, doanh nghiệp bất động sản cần có những giải pháp gì nhằm vượt qua cơn khủng hoảng, thưa ông?
Thị trường bất động sản đã phải đương đầu với nhiều khó khăn trong 2 năm qua, nay lại rơi vào tình thế "khó chồng khó", nên các tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản cần nỗ lực gấp đôi, gấp ba để cầm cự và vượt qua giai đoạn cực kỳ khó khăn này.
Hiệp hội đã khuyến nghị Ban lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp triệt để tuân thủ các quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ dẫn của ngành y tế về các biện pháp phòng, chống dịch Covid- 19 trong mọi hoạt động của doanh nghiệp; Tăng cường các biện pháp phòng dịch (đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, sử dụng dung dịch sát khuẩn, đo thân nhiệt…) nhằm đảm bảo cao nhất an toàn cho cán bộ, nhân viên và khách hàng, bảo vệ bản thân, gia đình và có ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội, nhất trong trường hợp phải thực hiện cách ly.
Trong giai đoạn dịch Covid- 19 đang diễn biến khó lường hiện nay, các doanh nghiệp không tổ chức các sự kiện đông người (như tiếp thị, mở bán sản phẩm, động thổ, khởi công, khánh thành rầm rộ…), hạn chế các cuộc họp không cần thiết, sử dụng phương thức hội nghị trực tuyến (online) để phòng tránh nguy cơ lây lan virus.
Điều chỉnh lại dây chuyền sản xuất kinh doanh, cho phép một bộ phận cán bộ, nhân viên đủ điều kiện được làm việc từ xa, tại nhà, không phải đến cơ quan, nhất là lĩnh vực môi giới, tiếp thị, pháp chế, công nghệ thông tin. Thực hiện các phương thức hỗ trợ đối tác thuê mặt bằng, như giảm giá cho thuê mặt bằng, giãn tiến độ trả tiền thuê, miễn tiền thuê trong một thời gian.
Để tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp bất động sản, Hiệp hội đã có những kiến nghị, đề xuất gì, thưa ông?
Hiệp hội đã kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ bổ sung doanh nghiệp bất động sản là đối tượng được xem xét gia hạn 5 tháng đối với tiền thuế GTGT của tháng 3-6/2020 vào dự thảo Nghị định của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid- 19.
Hiệp hội đề nghị Chính phủ xem xét chỉ đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho phép gia hạn 5 tháng đối với tiền nợ bảo hiểm xã hội của tháng 3-6/2020 đối với các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản.
Hiệp hội đề nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước xem xét, chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho giãn tiến độ trả nợ vay tín dụng và không chuyển nhóm nợ (xấu hơn) đối với các khoản nợ đến hạn của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản.
Đồng thời, Hiệp hội đề nghị Chính phủ xem xét tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn về quy trình hành chính thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp (gồm đất ở, đất nông nghiệp…); xử lý phần đất do Nhà nước quản lý xen cài trong dự án nhà ở thương mại… để tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phục hồi.
Vậy theo ông, trong giai đoạn này, doanh nghiệp bất động sản có cơ hội nào để tăng trưởng?
Trong giai đoạn thị trường trầm lắng và khó khăn hiện nay, thị trường bất động sản như con chim báo bão, nếu bị khủng hoảng sẽ kéo theo sự khủng hoảng của nền kinh tế. Nhưng đồng thời thị trường này cũng như “con chim én báo mùa xuân về”, khi thị trường bất động sản hồi phục sẽ kéo theo sự phục hồi của nền kinh tế, có tính lan tỏa rất lớn.
Theo đó, giai đoạn này cũng chính là cơ hội để các tập đoàn và doanh nghiệp bất động sản thực hiện chiến lược "tái cấu trúc doanh nghiệp" theo hướng tinh gọn, hiệu quả; Tái cơ cấu đầu tư, cơ cấu lại sản phẩm chủ lực, coi trọng phát triển sản phẩm nhà ở vừa túi tiền, nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu thực của đông đảo người tiêu dùng.
Đối với các tập đoàn lớn có thể lựa chọn phát triển sản xuất, kinh doanh đa ngành để có thể ứng phó hiệu quả với các biến động của thị trường. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để chuyển hướng sử dụng công nghệ thông tin, số hóa, trí tuệ nhân tạo, thực tại ảo, kinh doanh online vào lĩnh vực bất động sản.
Xin cảm ơn ông!
Ngày 17/3, thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cho biết, 46 dự án đầu tư của các doanh nghiệp đang gặp vướng mắc sẽ được chính quyền thành phố giải quyết thông qua các cuộc họp của Tổ công tác đầu tư của thành phố gồm Chủ tịch thành phố và Giám đốc các sở, ngành. Trong các dự án đầu tư đang gặp vướng mắc hiện tại TPHCM phần lớn là thuộc nhóm doanh nghiệp bất động sản. Hiện có 6 dự án gồm chung cư số 28/9 đường Trần Trọng Cung, quận 7; chung cư tại số 96 đường Lũy Bán Bích, Tân Phú; chung cư Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình; chung cư Bình An tại số 2735 đường Phạm Thế Hiển, quận 8; Nhà máy xử lý nước lợ Cần Giờ; dự án tổ hợp khách sạn –văn phòng tại số 27B đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 1, được đưa ra cuộc họp để chính quyền thành phố có ý kiến chỉ đạo. Số còn lại gồm 40 dự án thuộc trách nhiệm nhiệm vụ chuyên môn cụ thể của các sở, ban ngành gồm: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường… Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong, Tổ công tác về đầu tư của thành phố sẽ giải quyết vướng mắc các dự án hàng tuần. Những dự án thuộc thẩm quyền của TPHCM sẽ cố gắng tháo gỡ dứt điểm trước 30/4/2020. |
Tin liên quan
Doanh nghiệp bất động sản “làm ấm” thị trường trái phiếu doanh nghiệp
07:50 | 31/05/2024 Kinh tế
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 30 thành công tốt đẹp
11:20 | 14/11/2023 Tài chính
“Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”
07:48 | 21/07/2023 Người quan sát
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics