Doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam đang hoạt động an toàn, hiệu quả
Đầu tư vào trái phiếu tăng nhanh
Theo Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính, trong năm 2017, thị trường bảo hiểm Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ổn định với doanh thu toàn thị trường trên 131 nghìn tỷ, đạt 2,64% GDP. Ông Ngô Việt Trung, Phó Cục trưởng Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm cho biết: “Thị trường bảo hiểm Việt Nam được coi là một trong các kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế”.
Với yêu cầu đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là luôn phải bảo đảm năng lực tài chính nhằm đáp ứng cam kết dài hạn của các hợp đồng bảo hiểm (đặc biệt trong lĩnh bực bảo hiểm nhân thọ), các doanh nghiệp này luôn ưu tiên lựa chọn các tài sản tài chính có tính an toàn cao và thời hạn dài. Do vậy trong giai đoạn 2011- 2017, các doanh nghiệp bảo hiểm đã tích cực tham gia các đợt phát hành trái phiếu chính phủ.
Theo thống kê, năm 2017, đầu tư vào trái phiếu chính phủ chiếm tỷ trọng hơn hơn 60% trong tỷ trọng danh mục đầu tư. Trong đó, riêng lĩnh vực nhân thọ ước đạt gần 60.000 tỷ đồng (chiếm 50,8% tỷ trọng đầu tư vào trái phiếu chính phủ toàn thị trường); lĩnh vực phi nhân thọ khoảng 10% vào trái phiếu các loại. Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cũng tiếp tục đấu thầu thành công 26.540 tỷ đồng.
“Việc các doanh nghiệp bảo hiểm mua trái phiếu Chính phủ, đặc biệt là trái phiếu Chính phủ dài hạn 20-30 năm đã khẳng định vai trò của bảo hiểm là một trong các kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế, góp phần tái cơ cấu nợ công và ổn định kinh tế vĩ mô. Đồng thời cũng thể hiện lòng tin và cam kết của nhà đầu tư nước ngoài đối với Chính phủ và công cuộc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam”, lãnh đạo Cục Quản lý giám sát bảo hiểm chia sẻ.
Hoạt động đầu tư hiệu quả
Thống kê cho thấy, trong giai đoạn 2011-2017, tổng số tiền các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế tăng trưởng bình quân 17,7%/năm. Riêng trong năm 2017, đầu tư trở lại nền kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm ước đạt 251.158 tỷ đồng (tăng 27% so với năm 2016). Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm đảm bảo an toàn, hiệu quả và thanh khoản. Danh mục cơ cấu đầu tư đa dạng gồm góp vốn thành lập doanh nghiệp khác, trái phiếu Chính phủ, cổ phiếu, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng...
Ông Ngô Việt Trung cho biết, Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm được sử dụng vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của mình để đầu tư ở Việt Nam trong các lĩnh vực như: mua trái phiếu chính phủ; mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp; kinh doanh bất động sản; góp vốn vào các doanh nghiệp khác; cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng; gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.
“Để đảm bảo đầu tư an toàn hiệu quả, các doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ quy định pháp luật về hoạt động đầu tư trong đó không hạn chế đầu tư với một số danh mục đầu tư an toàn như trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng. Đối với các hình thức đầu tư khác như kinh doanh bất động sản, góp vốn vào doanh nghiệp khác... mức giới hạn đầu tư tối đa từ 10%-50%”, lãnh đạo Cục Quản lý giám sát cho hay.
Ngoài ra, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng phải tuân thủ nguyên tắc đầu tư như không được đi vay để đầu tư trực tiếp hoặc ủy thác đầu tư, không được đầu tư trở lại dưới mọi hình thức cho các cổ đông, không được đầu tư quá 30% nguồn vốn đầu tư vào các công ty trong cùng một tập đoàn.
Theo Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, về cơ bản hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện thận trọng, tuân thủ quy định pháp luật. Cơ cấu đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm tập trung vào các tài sản có tính an toàn cao như trái phiếu Chính phủ, tiền gửi ngân hàng (chiếm tỷ trọng trên 85%), các tài sản như cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, góp vốn vào doanh nghiệp khác chiếm tỷ trọng 8%, các tài sản đầu tư còn lại (cho vay, kinh doanh bất động sản, ủy thác đầu tư và hoạt động khác chiếm tỷ trọng không đáng kể 5%).
Tin liên quan
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
10:55 | 08/11/2024 Thuế - Kho bạc
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
20:39 | 07/11/2024 Tài chính
Không để thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá bất hợp lý
15:38 | 07/11/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính: Sẽ tăng cường phân cấp quản lý ngân sách
15:14 | 07/11/2024 Tài chính
Chưa ghi nhận phản ánh về chậm bồi thường bảo hiểm cho thiệt hại do bão số 3
19:50 | 06/11/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước đảm bảo kiểm soát chi ngân sách đến cuối năm 2024
15:15 | 06/11/2024 Thuế - Kho bạc
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8% so với cùng kỳ
12:01 | 06/11/2024 Tài chính
Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA
08:13 | 06/11/2024 Tài chính
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
20:28 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
16:11 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
16:09 | 05/11/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
Tổng cục Hải quan ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của Hiệp hội Logistics Việt Nam
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK