Điện mặt trời áp mái: “Bánh ngon” sao vẫn bị ngó lơ?
Phát triển điện mặt trời áp mái là một trong những giải pháp khả thi góp phần giảm áp lực cho ngành điện. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Kết quả quá nhỏ so với tiềm năng
Phát biểu tại hội thảo “Thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam” do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức ngày 27/2, tại Hà Nội, ông Trần Đình Nhân-Tổng giám đốc EVN cho biết: Sau năm 2020, khả năng thiếu hụt nguồn điện là rất lớn. Điển hình như, năm 2023 khả năng thiếu hụt 2 tỷ KWh, gần 5% so với tổng cầu cả nước.
Trong bối cảnh hệ thống điện đang chịu nhiều áp lực về bảo đảm cung ứng điện, đặc biệt sau năm 2020, việc phát triển các dự án năng lượng mặt trời, trong đó có điện mặt trời áp mái được xem là một trong những giải pháp góp phần giảm áp lực cho ngành điện.
Theo EVN: Tính tới cuối năm 2018, các đơn vị trực thuộc EVN đã lắp đặt được 54 công trình điện mặt trời áp mái với tổng công suất 3,2 MWp. Đối với khách hàng (công sở, hộ gia đình, doanh nghiệp…), các Tổng công ty Điện lực và Công ty điện lực đã ký kết thực hiện đấu nối, lắp đặt công tơ hai chiều, xác nhận chỉ số công tơ và sản lượng điện năng giao nhận với 1.800 khách hàng đăng ký bán điện mặt trời áp mái với tổng công suất 30,12 MWp, sản lượng điện năng lũy kế phát lên lưới là 3,97 triệu KWh.
“Tuy nhiên, con số trên còn quá nhỏ bé so với tiềm năng phát triển điện mặt trời của Việt Nam. Một trong những lý do là bởi, Việt Nam còn thiếu quy định thanh toán tiền bán điện của khách hàng lên lưới điện. Điều này chưa được giải quyết bởi các bộ, ngành. Giá điện mặt trời áp mái đã đủ hấp dẫn để người dân cảm thấy có lợi mà tham gia tiếp cận? Để phát triển thì điện mặt trời áp mái, có cần các ưu đãi về thuế thêm nữa không?”, ông Nhân đặt vấn đề.
Ông Nhân cũng nhấn mạnh: “EVN cam kết hỗ trợ tối đa các yêu cầu lắp đặt của người dân, doanh nghiệp. Các thủ tục đấu nối, mua bán điện sẽ được thực hiện nhanh chóng; đồng thời, EVN sẽ tiếp tục tuyên truyền mạnh hơn để người dân hiểu về điện mặt trời áp mái”.
Xem xét hỗ trợ chi phí đầu tư
Trên thực tế, điện mặt trời áp mái được nhận định đem lại rất nhiều lợi ích cho cả xã hội, doanh nghiệp... Cụ thể như, người sử dụng có thể cắt giảm chi phí điện và có thêm thu nhập. Ngành điện, doanh nghiệp sẽ có thêm nguồn điện. Đặc biệt, điện mặt trời áp mái có thể giúp tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng hệ thống điện truyền tải, phân phối (đường dây, trạm biến áp...) và các hệ thống phụ trợ, giảm gánh nặng cho bộ máy vận hành hệ thống truyền tải, phân phối...
Ích lợi là thế, tại sao phát triển điện mặt trời áp mái đến nay vẫn ỳ ạch? Theo như báo cáo của EVN, hiện còn khá nhiều khó khăn trong việc phát triển điện mặt trời áp mái. Điển hình như: EVN các đơn vị điện lực chưa thể ký kết hợp đồng mua bán điện với khách hàng do chưa có hướng dẫn chính thức về cách thức thanh quyết toán tiền điện cho khách hàng. Bên cạnh đó, chi phí thiết bị và chi phí lắp đặt điện mặt trời áp mái vẫn còn cao, chưa khuyến khích khách hàng đầu tư, lắp đặt; chưa có các giải pháp, mô hình đầu tư, kinh doanh để thúc đẩy phát triển thị trường điện mặt trời áp mái...
Những nguyên nhân này dang khiến cho khách hàng còn e ngại trong đầu tư do thiếu thông tin về chất lượng sản phẩm, đơn vị thi công, lắp đặt, chế độ vận hành, bảo hành thiết bị...
Xung quanh câu chuyện phát triển điện mặt trời áp mái, chuyên gia Đào Minh Hiển-Công ty CP Tư vấn xây dựng Điện 2 bổ sung thêm: Đầu tư một hệ thống điện mặt trời áp mái đòi hỏi chủ đầu tư phải có sẵn nguồn vốn ban đầu, thường thì tương đối cao. Đây là nguyên nhân chính cản trở sự phát triển rộng rãi của hệ thống điện mặt trời áp mái.
“Hiện có rất nhiều mô hình để hỗ trợ người dân triển khai điện mặt trời áp mái. Vì chi phí đầu tư khá lớn, nên mô hình hiện đại sẽ là các công ty điện lực có thể tài trợ thuê/cho thuê mái nhà, thuê/cho thuê hệ thống điện mặt trời...”, ông Đào Minh Hiển nói.
Với mục tiêu phát triển điện mặt trời đạt 1 GWp vào năm 2020, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam…. Thời gian qua, các chính sách này mở ra nhiều cơ chế khuyến khích cho thị trường điện mặt trời tại Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Trần Viết Nguyên-Phó ban Kinh doanh EVN cho rằng: Thời gian tới, nhằm khuyến khích các hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời áp mái, Chính phủ cần xem xét cơ chế hỗ trợ các hộ gia đình một phần kinh phí đầu tư ban đầu lắp đặt điện mặt trời áp mái, có cơ chế cho các nhà đầu tư (bên thứ 3) tham gia đầu tư.
Bên cạnh đó, EVN cũng kiến nghị Bộ Công thương sớm ban hành Thông tư sửa đổi Thông tư 16/2017/TT-BCT ngày 12/9/2017 quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời để EVN và các đơn vị điện lực chính thức ký kết hợp đồng và thanh toán tiền điện cho khách hàng; xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật điện mặt trời áp mái bảo đảm chất lượng, an toàn và hiệu quả cho khách hàng cũng như hệ thống lưới điện…
Đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho hay: Hiện, Bộ đang phối hợp với EVN, các đối tác phát triển,… để xây dựng một chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà tổng thể và toàn diện.
Tin liên quan
Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.100 đồng/kWh từ ngày 11/10
19:11 | 11/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
EVN lỗ hơn 21.800 tỷ đồng từ sản xuất điện năm 2023
14:20 | 10/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
EVN, Viettel rút ra bài học kinh nghiệm gì sau bão số 3?
19:38 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics